các nhóm nòng cốt
Trong quá trình nghiên cứu và hội nhập cộng đồng, nhóm công tác phát triển cộng đồng đã có thể phát hiện ra những người tích cực, có khả năng lãnh đạo, dần có hướng bồi dưỡng họ thành những người nòng cốt cho các nhóm tự nguyện hoặc cho quá trình quản lý các dự án phát triển cộng đồng. Nhóm này gồm người thật sự đại diện cho dân, có ý thức tiến bộ trong cộng đồng (có thể bao gồm những cán bộ chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương, những người dân hay lãnh đạo nhóm phi chính thức trong cộng đồng, lãnh đạo tôn giáo nhiệt tình, có uy tín).
Tiêu chuẩn để lựa chọn người nòng cốt cho phát triển cộng đồng:
- Có uy tín và có ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.
- Có suy nghĩ tích cực, có ý thức đối với môi trường xung quanh - Linh hoạt, đáp ứng được với những thay đổi mới
- Có khả năng truyền thông, giao tiếp tốt, có khả năng phát biểu, thuyết phục người khác.
- Mạnh dạn nói thay tiếng nói cho người dân trong cộng đồng. - Có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
- Thuộc gia đình có thu nhập thấp hoặc vừa trong cộng đồng.
- Có điều kiện thời gian để tham gia các hoạt động đại diện cộng đồng. Việc phát hiện hoặc nhận diện người nòng cốt, người lãnh đạo cộng đồng không nên quá cầu toàn, họ có thể chỉ là người mang tính tiên phong trong một số hoạt động nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ví dụ, người thường vận động mọi người giữ gìn vệ sinh trong thôn xóm, thường đứng ra hòa giải những mâu thuẫn, bất đồng trong cộng đồng, cung cấp thông tin về việc làm hoặc giới thiệu việc làm cho một sốngười thất nghiệp trong cộng đồng,...
Khi đã lựa chọn được người nòng cốt trong cộng đồng, tác viên cộng đồng cần trao đổi, thảo luận với họ về những quan tâm của cộng đồng, bằng cách này giúp tăng cường sự nhận thức về vai trò, trách nhiệm cũng như sự tham gia của họ vào việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng.
38 Bồi dưỡng nhóm nòng cốt
Sau khi nhóm nòng cốt được hình thành (lý tưởng là khoảng 10 người/cộng đồng), việc lên kế hoạch và tổ chức tập huấn được bàn bạc để thực hiện.
Các nội dung bồi dưỡng, tập huấn bao gồm: - Hỗ trợ kỹnăng lập kế hoạch dự án.
- Bồi dưỡng kỹnăng xây dựng, tổ chức các hoạt động dự án, quản lý dự án. - Kỹ năng làm việc nhóm, truyền thông, tổ chức các hoạt động giao lưu,
học tập, trao đổi kinh nghiệm,...
- Đào tạo họ thành các tiểu giáo viên, có khả năng hướng dẫn người dân trong các hoạt động thực tế tại cộng đồng.
Hướng dẫn viên của khóa tập huấn là nhóm công tác phát triển cộng đồng và có thể có thêm một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệm tập huấn được mời hỗ trợ. Mỗi đợt tập huấn có thể được tổ chức liên tục từ 4 buổi đến một tuần lễ. Kinh phí tổ chức tập huấn tốt nhất nên do địa phương, nếu địa phương quá khó khăn về tài chính thì hai bên cùng phối hợp tổ chức.
Cuối khóa tập huấn, việc lập kế hoạch cho nhóm nòng cốt tự tìm hiểu và phân tích tình hình cộng đồng cần được tực hiện. Nếu thuận lợi có thể bầu tạm thời một Ban cộng đồng hay Tổ phát triển cộng đồng gồm 3 – 5 người (tốt nhất là nên có sự tham gia của một vài người dân có uy tín, chẳng hạn trưởng thôn, trưởng bản). Số người còn lại trong nhóm nòng cốt sẽ là những người cùng Ban Phát triển tiến hành triển khai các chương trình hành động phát triển cộng đồng sau đó.
Việc bồi dưỡng nhóm nòng cốt có thể được tiếp tục trong suốt các hoạt động sau này của dự án.