Đồng bào các dân tộc thiểu số trong các hoạt động phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 71 - 74)

Từ thực tế phát triển xã hội, vấn đề dân tộc luôn là đối tượng được quan tâm trong quá trình phát triển của đất nước. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng miền và các nhóm đồng bào dân tộc là khó tránh khỏi; sự khác biệt về tín ngưỡng và lối sống được hình thành từ lâu đời giữa các

70

dân tộc, một mặt là tiền đề cho sự giao lưu hợp tác nhưng mặt khác nó cũng tiềm ẩn những mầm mống của sự mặc cảm, nghi kỵ thậm chí dẫn đến mâu thuẫn và xung đột, gây mất ổn định về chính trị- xã hội và ngăn cản sự phát triển hài hoà, bền vững của một quốc gia.

Sự phân cách về địa lý, văn hoá tín ngưỡng giữa các dân tộc thiểu số và đa số tạo nên sự chênh lệch về nhận thức, sự phát triển kinh tế, xã hội thêm vào đó là sự lợi dụng của các thế lực thù địch gây chia rẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả một quốc gia. Chính vì vậy cần thiết phải quan tâm và thu hút sự tham gia của đồng bào các dân tộc,đặc biệt là những nhóm đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thu hút được sự tham gia của những nhóm người này, ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước cần tăng cường đầu tư và chỉ đạo sát sao việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, hướng dẫn và hỗ trợ đồng bào tiếp tục chuyển mạnh từ kinh tế tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống đường quốc lộ, các tuyến đường biên giới và các tuyến đường đến các huyện xã vùng cao. Xây dựng và phát triển các khu đô thị, thị trấn thị tứ để hỗ trợ các vùng nông thôn miền núi phát triển.

Đồng bào các dân tộc thiểu số với những nét văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc và những kinh nghiệm trong lao động sản xuất từ lâu đời sẽ là một nguồn vốn quý giá giúp chúng ta có thể đề xuất những chương trình phát triển phù hợp với từng cộng đồng nếu như những giá trị văn hoá đó được chia sẻ thông qua sự tham gia của họ vào các chương trình phát triển.

3.5. Vai trò của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ trong phát triển cộng đồng

Vai trò định hướng của Nhà nước trong các hoạt động phát trin

Trong xã hội hiện đại, tầm ảnh hưởng của Nhà nước trong xã hội đã được mở rộng một cách to lớn. Nhà nước ngày nay là người cung cấp chính yếu các dịch vụ phát triển xã hội. Nhà nước là người hợp tác, một lực lượng quan trọng trong phát triển cộng đồng. Vai trò của Nhà nước trong phát triển cộng đồng bao hàm cả hai tư cách : là cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động phát triển tại cộng đồng và là một trong các lực lượng có tiềm lực tham gia vào quá trình này. Không thể coi nhẹ vị trí của Nhà nước đóng góp có hiệu quả vào việc xúc

71

tiến tham gia cộng đồng, thể hiện trên một sốphương diện sau :

- Tạo hành lang pháp lý/hệ thống chính sách cho các hoạt động hướng vào các chương trình phúc lợi công cộng chung, các chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, các nhóm xã hội trong cộng đồng tham gia các dự án phát triển cộng đồng.

- Cung cấp/điều chỉnh các nguồn lực của chính phủ cho các chương trình phát triển cộng đồng, kêu gọi hoặc tạo điều kiện cho các dự án do các tổ chức phi chính phủnước ngoài vào cộng đồng.

- Là lực lượng điều chỉnh các mâu thuẫn trong cộng đồng, giữa các cộng đồng với nhau với tư cách là người đại diện cao nhất lợi ích chung của cộng đồng quốc gia.

Vai trò ca các t chc phi chính ph:

Bên cạnh nhà nước, các tổ chức phi chính phủ cung cấp các cơ hội có hiệu quả hơn cho việc thực hiện các ý tưởng tham gia cộng đồng, và hình thức tham gia thường là thiết thực hơn là Nhà nước do hoạt động của các tổ chức phi chính phủ thường nhỏ, người dân dễ thấy ngay tính hiệu quả của nó. Tính quan liêu của hệ thống Nhà nước cũng không phải lúc nào cũng thích hợp với vai trò là lực lượng tham gia trực tiếp vào phát triển cộng đồng. Các tổ chức phi chính phủ linh hoạt hơn vì họ không bị hạn chế trong hoạt động của mình ở lĩnh vực công tác chuyên biệt như các cơ quan chính phủ. Các mối quan hệ tốt với cơ quan công cộng sẽ là điều kiện và nguyên tắc để các tổ chức phi chính phủ có thể thực hiện được tốt chức năng của mình.

Là người trực tiếp xây dựng, triển khai và đánh giá các chương trình phát triển cộng đồng bởi nhu cầu của các hoạt động phát triển là rất đa dạng, do đó mỗi một tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ và mục tiêu của mình thường bó gọn vào một sốlĩnh vực, với một số hoạt động có tính truyền thống.

Tính gọn nhẹ của một tổ chức là một lợi thế trong việc nắm bắt nhu cầu, xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng. Tính quan liêu ít được biết đến trong các hoạt động phát triển của các tổ chức phi chính phủ.

Do ngay từ đầu nhiều tổ chức phi chính phủ xây dựng tôn chỉ, mục tiêu của minh theo triết lý tham dự nên những mâu thuẫn của quá trình phát triển cộng đồng vốn là sự hợp lực của các lực lượng bên ngoài và bên trong ít xảy ra hoặc

72 có thì cũng dễ có thểđiều hòa được.

Các tổ chức phi chính phủ đã đóng góp vai trò chính trong việc thúc đẩy tham gia cộng đồng, song không thể không nói tới một số vấn đề về khả năng hợp tác với hệ thống chính quyền, trong đó có chính quyền cơ sở, nhiều khi gây ra những phản ứng tại cộng đồng. Vấn đề thứ hai dễ găp phải là các tổ chức phi chính phủ thường quá chú trọng đến một số lĩnh vực hoặc hoạt động nào đó, thường ít có những hoạt động mang tính hệ thống nên có khi trùng lặp tại một thời điểm hoặc một khu vực, hoặc ít có hiệu quả hệ thống.

Tính tại chỗ của các tổ chức tại chỗ ở các cộng đồng tham gia vào các chương trình phát triển cộng đồng vừa là điểm thuận lợi vừa là điểm bất lợi. Sự hợp tác chặt chẽ giữa ba bộ phận: chính quyền cơ sở, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội tại chỗ là cách tốt nhất để khắc phục những điểm mạnh và điểm yếu của từng bộ phận. Trong thực tiễn, sự thành công hay thất bại của các chương trình phát triển cộng đồng phụ thuộc vào việc có xác lập được cơ chế phối hợp giữa ba lực lượng này hay không.

3.6. Những lợi ích và cản trở trong việc huy động sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)