Kỹ năng lắng nghe

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 91 - 94)

Chúng ta thường được đào tạo để phát biểu, ít khi được đào tạo để lắng nghe. Lắng nghe cũng cần phải được đào tạo.

Biết lắng nghe là một điều quan trọng. Cần phải lắng nghe thế nào để không ảnh hưởng đến ý kiến, thái độ và niềm tin của người đối thoại.

S lắng nghe được hiểu như thế nào?

- Lắng nghe có nghĩa là bạn đang cố gắng hiểu vấn đề và cách mà người nói đang hiểu về vấn đềđó.

- Lắng nghe không chỉ có nghĩa là sự đồng cảm mà còn là sự thấu hiểu và chia sẻ với người nói

- Sự lắng nghe đòi hỏi việc nhập cuộc một cách tích cực vào vị trí của người nói và sự nỗ lực để hiểu trạng thái của họ.

Các nguyên tc ca knăng lắng nghe

- Người biết lắng nghe là người sẽ nghe không chỉ những gì người khác đang nói mà còn những gì còn lại chưa được nói đến hoặc chỉ mới nói một phần.

- Sự lắng nghe bao gồm quan sát, ngôn ngữ và cử chỉ và chú ý sự không nhất quán giữa các thông điệp bằng lời hoặc không bằng lời.

90  Thế nào là biết lng nghe?

- Chú ý và tỏthái độđối với người phát biểu - Ghi nhớ hoặc ghi chép ý chính

- Hỏi lại cho rõ những gì chưa rõ, chưa hiểu - Suy nghĩ, phân tích những ý chính.

- Thảo luận thêm bằng cách đặt câu hỏi hoặc tranh luận. - Chú ý đến những mâu thuẫn trái ngược.

Ti sao cn có k năng lắng nghe tt?

- Hạn chế sự hiểu lầm.

- Tránh sự thất vọng từ hai phía (người nói và người nghe). - Để bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn vấn đề người khác đang nói. - Làm cho người khác trở nên cởi mởhơn với bạn.

- Để bạn có nhiều thông tin hơn. - Để bạn được tôn trọng hơn.

Các nguyên tc cn tuân thđể lng nghe hiu qu

* Sự lắng nghe đòi hỏi bạn phải tập trung và sử dụng các giác quan khác (quan sát, chú ý,...) của bạn để có thể làm đơn giản các từ ngữ mà người khác đã nói. * Ngừng nói:

Ngừng nói khi người khác chưa kết thúc phần trình bày của họ, mặc dù bạn cần phải làm rõ một điều gì đó.

* Sẵn sàng lắng nghe:

Chú ý vào người nói. Gạt bỏ các ý nghĩ không liên quan ra ngoài suy nghĩ của bạn.

* Hãy để cho người nói cảm thấy thoải mái:

Hãy giúp người nói cảm thấy thoải mái khi nói. Ghi nhớ những nhu cầu và sự quan tâm của họ. Hãy gật đầu hoặc sử dụng các cử chỉ khác hoặc từ ngữ nào đó để khuyến khích người nói tiếp tục nói về một vấn đềnào đó

* Không sao nhãng việc lắng nghe:

- Tập trung vào những gì mà người đối diện đang nói.

- Không vẽ, viết nguệch ngoạc lên giấy, xê dịch vở ghi chép, nhìn ra ngoài v.v. - Tránh việc ngắt lời người nói khi không cần thiết.

91

Cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Hãy nhìn vào các vấn đề từ góc nhìn của họ.

* Kiên nhẫn:

Không ngắt lời người khác. Chú ý ghi chép những ý chính * Loại bỏđịnh kiến cá nhân:

- Cố gắng trở thành người không thiên vị.

- Không làm cho người khác tức giận và không để cho thói quen hoặc cử chỉlàm cho người đối diện đang nói bối rối từ những gì mà bạn đang thể hiện.

* Chú ý lắng nghe các ý tưởng: Cần cố gắng tiếp nhận toàn bộ sự việc chứ không thu nhận riêng rẽ từng ý tưởng.

* Đưa ra câu hỏi: Việc đưa ra câu hỏi sẽ đảm bảo làm rõ những gì đang được nói ra, tạo thuận lợi để người nghe hiểu tốt hơn, đồng thời để người đang nói biết rằng người nghe đang rất chú ý lắng nghe.Tuy nhiên, không nói quá nhiều.

Những điều nên và không nên khi lắng nghe người khác

* Nên:

- Tỏ ra thích thú, quan tâm. - Hiểu người đang nói. - Tỏthái độđồng cảm.

- Đơn giản hóa vấn đề nếu có thể.

- Lắng nghe những nguyên nhân dẫn đến vấn đề.

- Giúp người nói liên hệ vấn đề mà người đó đang gặp phải với nguyên nhân của vấn đề.

- Khuyến khích người nói phát triển khả năng và động lực giải quyết vấn đề của chính họ.

- Giữ im lặng khi sự im lặng là cần thiết. - Có liên hệ trực quan, thực tế.

* 10 điều không nên khi lng nghe:

- Cãi lại hoặc tranh luận hoặc cắt ngang. - Kết luận quá vội vàng.

- Đưa ra nhận xét quá vội vàng hoặc nhận xét khi chưa hết câu chuyện (sự giả đoán trước mà

92 không có căn cứ), vội vã phê bình người nói.

- Đưa ra lời khuyên khi người ta không yêu cầu.

- Để những người khác tác động quá mạnh đến tình cảm của mình, thành kiến cá nhân.

- Luôn nhìn vào đồng hồ.

- Nói quá to hoặc quá nhỏ, hoặc quá nhanh, hoặc ngôn ngữ không rõ ràng.

- Trừu tượng hóa vấn đề, sự chểnh mảng và không nghiêm túc chú ý.

- Sự thiếu khiêm tốn và bảo thủ, tự phụ và kiêu căng, xem thường người nói, không tin ở người nói.

- Sự giận dữ, nóng nảy.

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)