Thành lập Ban đại diện/ Ban phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 40 - 42)

Căn cứ những kết quả đạt được trên, đoàn cán bộ cùng nhóm nòng cốt sẽ nhận thấy cần có những chương trình hành động cụ thể để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Đây là lúc nhóm cán bộ phát triển giúp hình thành một cơ chế ban điều hành quản lý, thí dụ Ban Phát triển làng, Ban điều hành dự án, với các quy định, điều lệ hoạt động chính thức.

Ban phát triển cộng đồng là một cơ chế điều hành quản lý có sự tham gia của đại diện người dân. Thông qua cơ chế này người dân có cơ hội tốt để giúp

39

tăng nhận thức và tăng năng lực. Ban phát triển và nhóm nòng cốt sẽ cùng cộng đồng thực hiện những chương trình hành động cụ thể để giải quyết vấn đề của cộng đồng. Ban tự xây dựng các quy định, điều lệ hoạt động chính thức.

Trách nhiệm của Ban Phát triển cộng đồng - Đại diện cho toàn thể cộng đồng.

- Chịu trách nhiệm về các thông tin phản hồi và các kiến nghị từ cộng đồng. - Tại các buổi họp phải xem xét vấn đề một cách toàn diện cho toàn bộ khu

vực dự án, không chỉ cục bộnơi mình sống.

- Xây dựng các quy định, điều lệ hoạt động chính thức.

- Cùng nhóm nòng cốt và cộng đồng xây dựng và thực hiện những chương trình hành động cụ thể để giải quyết vấn đề của cộng đồng.

Việc lựa chọn Ban Phát triển cộng đồng cần tham khảo ý kiến của chính quyền, đoàn thể, thành viên dự án. Cơ cấu thường gồm từ 5-7 người, bên cạnh Ban phát triển cộng đồng là những nhóm nòng cốt hoạt động hỗ trợ, phối hợp. Việc lựa chọn thành viên của các nhóm đại diện cộng đồng luôn phải công khai, kêu gọi sự tham gia của toàn cộng đồng ngay từ lúc khởi đầu. Tiến trình này bao gồm cả việc tổ chức các cuộc họp cộng đồng, bảo đảm rằng tất cả các thành viên cộng đồng đều được mời họp.

Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên ban phát triển cộng đồng: - Là những người nòng cốt trong cộng đồng.

- Hiểu biết đầy đủ về các quan tâm của cộng đồng.

- Quan tâm đến những hoạt động của dự án hỗ trợ cộng đồng. - Có thời gian đểđảm nhận vai trò.

- Sẵn sàng làm việc theo nhóm.

- Biết cách nêu đề xuất một cách hợp lý. - Có tỉ lệ nữ thích hợp.

Thành phần của Ban phát triển có thể bao gồm: đại diện người dân, chính quyền/đoàn thểđịa phương, tổ chức chính trị xã hội liên quan.

Thông báo chính thức cho toàn thể cộng đồng biết thành phần Ban phát triển sau khi đã được thành lập và được công nhận bởi chính quyền địa phương.

40

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)