Năm 1996, Hosley đưa ra 7 mức độ từ thấp đến cao của sự tham gia, đó là: tham gia có tính chất vận động; tham gia bịđộng; tham gia qua hình thức tư vấn; tham gia vì mục tiêu được hưởng các hỗ trợ vật tư từ bên ngoài; tham gia theo chức năng; tham gia hỗ trợ; tựhuy động và tổ chức.
64
- Tham gia thụ động: Người dân được người ngoài cho biết cái gì đã hoặc sẽ xẩy ra. Đây là những thông báo đơn phương từ các cơ quan hành chính. Người dân thụđộng tham gia vào các hoạt động phát triển tại cộng đồng, bảo gì làm nấy, không tham dự vào quá trình ra quyết định. Phản hồi của người dân hầu như không được ghi nhận. Thông tin chỉ được chia sẻ trong phạm vi những nhà chuyên môn bên ngoài cộng đồng.
- Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Thông qua việc trả lời các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu hoặc cán bộ dự án. Người dân không tham dự vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin. Người dân không có cơ hội để ảnh hưởng đến quá trình thực hiện do kết quả nghiên cứu không được chia sẻ và họcũng không được giám sát các hoạt động.
- Tham gia như nhà tư vấn: Người tham gia được hỏi và cho ý kiến về các vấn đề khó khăn và nhu cầu của họ. Các ý kiến này chỉ có tính chất tham khảo. Người ngoài tự quyết định các vấn đề cũng như giải pháp. Người dân không được tham gia vào quá trình để ra các quyết định này.
- Tham gia bằng động cơ vật chất hay theo hợpđồng: Người dân tham gia bằng cách đóng góp các tài nguyên sẵn có để đổi lấy lương thực, tiền mặt hoặc các động cơ vật chất khác. Người bên ngoài sẽ quyết định toàn bộ các vấn đề, người dân chỉ tham gia như những người được hợp đồng để cung cấp lao động, đất đai,...
- Tham gia theo chức năng (hoạt động): Người dân tham gia vào việc thành lập nhóm để tiến hành những hoạt động của các chương trình hay dự án phát triển tại địa phương, nhưng họ không tham dự vào quá trình ra quyết định. Các nhóm này có xu hướng phụ thuộc vào sự thúc đẩy từ bên ngoài nhưng cũng có thể tự lập.
- Tham gia trong quá trình ra quyết định: Người dân được chủđộng tham gia vào các quá trình phân tích và lập kế hoạch, họ tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định tại địa phương.
- Tham gia tự nguyện: Người dân tự khởi xướng về việc xác định, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động phát triển (không có sự định hướng từ bên ngoài). Người ngoài chỉđóng vai trò xúc tác và tăng cường khả năng của người dân trong các hoạt động này.
65