Kỹ năng đặt câu hỏi

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 88 - 91)

Ti sao phi hi?

- Chúng ta thường làm quen với nhau bằng cách đặt câu hỏi.

- Hỏi là một hình thức giao tiếp thông thường.

- Quá trình trao đổi bằng các câu hỏi nhằm mục đích chính là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, hỏi để có thông tin, để học tập lẫn nhau. Quá trình trao đổi sẽ không thực hiện được nếu chẳng ai hỏi ai.

Mt sđiểm cần chú ý khi đặt câu hi

- Người hỏi cần nhận thức được sự cần thiết của thông tin cần thu nhận được khi hỏi (thông tin đó có cần thiết không?).

- Người hỏi cần xác định rõ thông tin nào cần phải thu thập (thông tin đó có cần cho mục đích gì?

- Người hỏi cần hiểu rõ các từ ngữ đặt ra trong khi hỏi để phù hợp với nội dung và vấn đề cần hỏi.

- Người hỏi cần lựa chọn các câu hỏi phù hợp với đối tượng cần hỏi (độ khó của câu hỏi, dạng câu hỏi).

- Người hỏi cần kiên trì để thu nhận được câu trả lời. Trong trường hợp cần thiết cần điều chỉnh câu hỏi đã đặt ra nhằm mục đích thu được nhiều thông tin nhất.

Các loi câu hi và cách s dng

Bảng 4.1. Các loại câu hỏi và cách sử dụng

STT Dạng câu hỏi Ví dụ

1

Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi có câu trả lời “có-không” (không có thông tin bổ sung).

- Bác có tham gia tập huấn không? - Xã ta có ai là phụ nữ làm cán bộ khuyến nông không?

2

Câu hi m: là loại câu hỏi mà câu trả lời tuỳ thuộc tình hình thực tế, từ suy nghĩ và nhận thức của người cung cấp thông tin.

- Gia đình đã làm thế nào để hạn chế xói mòn đất?

- Chị đã làm thếnào để tăng độ màu mỡ của đất?

87

STT Dạng câu hỏi Ví dụ

3

Câu hi dn hoc câu hỏi thăm dò: là loại câu hỏi mà câu trả lời đã được dẫn ra. Người trả lời được gợi ý và phải lựa chọn câu trả lời (khi đã có một số thông tin).

- Trên diện tích đất rừng này người dân thường trồng keo lai hay keo tai tượng?

- Chị thường sử dụng cỏ voi hay cỏ Stylo để trồng ở các băng theo đường đồng mức trên đất dốc?

4

Câu hi tình hung: là loại câu hỏi về một tình huống cụ thể (tình huống có thể giảđịnh).

- Trong truờng hợp không có nhiều kinh phí, anh sẽ chọn hoạt động nào để áp dụng nhằm hạn chế hiệu quả hiện tượng xói lở đất tại địa phương?

5

Câu hi có câu tr li tt nht: là

câu hỏi mà câu trả lời đưa ra thường có sự so sánh.

- Trong các mô hình canh tác đất dốc đã được lựa chọn, chị thấy thích nhất mô hình nào?

6

Câu hi trc tiếp: là loại câu hỏi đặt ra cho một người cụ thể. Câu hỏi này thường được sử dụng để kiểm tra hoặc tạo không khí thảo luận.

- Anh Đông, theo anh thì có nên trồng lạc và các cây ngắn ngày khác trên những vùng đất có độ dốc lớn hơn 250 không? 7 Câu hi tng th: là loại câu hỏi đặt chung cho cả nhóm, ai cũng có thể trả lời.

- Theo các anh/chị, khi trồng các loại cây phân xanh, che phủđất trên vườn đồi gặp phải những khó khăn gì?

Chú ý: Trong quá trình đặt câu hỏi, điều quan trọng là biết sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi đúng tình huống và rõ ràng. Đặt những câu hỏi phải dễ hiểu, tránh đặt ra những câu hỏi mập mờgây khó khăn cho người trả lời.

Knăng đặt câu hi mt cách hiu qu

* Hạn chếđặt các câu hỏi có câu trả lời đơn giản, ít thông tin - dạng câu hỏi đóng.

Ví dụ:

88

- Chị có muốn được dự án hỗ trợ vốn không?

* Nên xem xét đặt ra các câu hỏi bắt đầu từ: Là gì?, Thế nào?, Bao giờ? Ởđâu?, Tại sao?.

Ví dụ:

- Thành viên nhóm đồng sởthích đã giúp bác những việc gì từ khi bác tham gia vào nhóm?

- Làm thếnào để dự án giúp chị nâng cao thu nhập? * Hạn chế sử dụng những câu hỏi có tính dẫn dắt.

Loại câu hỏi này chỉ dẫn người được hỏi đến một kết luận đã được xác định từtrước hoặc thấy trước.

Câu trả lời của loại câu hỏi này có thể được trả lời là “có” hoặc không”.

Ví dụ: Nếu tác viên cộng đồng hỏi:

- Các bác đã làm như cháu hướng dẫn phải không ạ? Câu trả lời có thể sẽ là: “đã làm” hoặc “chưa làm”

- Hoặc câu hỏi: Các anh chị có đồng ý với những gì chúng tôi đã hướng dẫn không?

Câu trả lời có thểlà: “có” hoặc “không”

* Hạn chếđặt các câu hỏi được bắt đầu bằng “Tại sao?.”

Loại câu hỏi này có thể làm cho người khác rơi vào cảm giác phòng thủ trong khi họ đang muốn cung cấp thông tin cho bạn.

Cảm giác này có thể sẽ phá vỡ sự thân thiện giữa các bên.

* Hạn chế vừa hỏi vừa tự trả lời câu hỏi mình vừa đặt ra.

* Không nên hỏi một lúc quá nhiều câu hỏi. Hãy để thời gian đểngười được hỏi hiểu câu hỏi của bạn.

Ví dụ:

Bác có phải là thành viên của nhóm đồng sở thích trồng rừng không ạ? Nếu đúng như vậy thì xin bác cho biết các bác đã tham gia lớp tập huấn nào chưa?

89 Chất lượng lớp học thế nào?

* Nếu có thể, tăng cường sử dụng loại câu hỏi có khởi đầu và kết thúc.

Loại câu hỏi này kích thích suy nghĩ và phản hồi của người được hỏi. Loại câu hỏi này cũng đảm bảo rằng người được hỏi đang tập trung vào vấn đề bạn đang hỏi.

Ví dụ:

- Điều gì đã làm cho bác thấy thích thú khi tham gia vào nhóm đồng sở thích?

- Làm thế nào để có thể vừa chăn nuôi lợn có thu nhập cao nhưng không làm ảnh hưởng đến việc đảm bảo vệ sinh cho cả bản?

* Giữâm lượng nói vừa phải. Không hỏi với âm lượng quá to hoặc quá nhỏ

* Nên giữ thái độ thân thiện với người đối diện ngay cả khi bạn đang rất nóng lòng muốn giải quyết một vấn đềmà người được hỏi đang làm bạn không hài lòng.

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)