Sự cần thiết về sự tham gia của người dân trong các dự án phát triển

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 56 - 59)

Tiếp cận "có cộng đồng tham gia" cho rằng mọi người dân địa phương cũng như nhà chuyên môn đều có kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn đáng kể cần được sử dụng và phải được chú ý.

Quan điểm truyền thống cho rằng chỉ những nhà chuyên môn mới có sự hiểu biết có giá trị về kỹ thuật, tiếp cận có cộng đồng tham gia sẽ không rơi vào

55

sai lầm ngược lại, rằng chỉ có cư dân địa phương mới có kiến thức và kỹ năng thích hợp.

Tiếp cận "có cộng đồng tham gia" nhấn mạnh phương pháp cũng như kết quả. Ngay cả những thất bại rõ rệt cũng có thể có một số lợi ích vì phương pháp dẫn đến thất bại thường tạo nên khả năng cho việc giải quyết các vấn đề xảy ra sau và hành động tốt hơn (Peluso, Turner và Fortman, 1994).

Việt Nam có câu rằng: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó nghìn lần dân liệu cũng xong".

Từ ngạn ngữ trên suy ra rằng mọi việc của làng bản, nếu dân đồng lòng cùng tham gia thì sẽ thành công, nếu dân không tham gia thì những việc đó có dễ đến đâu, được đầu tư hỗ trợ, giúp đỡ đến đâu cũng đều không thành công, hoặc có thành công thì cũng không bền vững.

Sự tham gia của người dân chính là: Mọi việc trong làng bản phải được

Dân biết, Dân bàn, Dân làm và Dân kiểm tra.

- Dân cần được biết gì?

Mọi người dân trong làng bản phải cần biết rõ hai điểm:

Thứ nhất, những gì mà cả làng bản cùng thống nhất, ưu tiên phải giải quyết, phải làm.

Thứ hai, những gì mà Nhà nước, các tổ chức bên ngoài có thể hỗ trợ và giúp đỡ.

- Dân bàn gì?

Mọi người dân trong làng bản cần được cùng nhau bàn bạc về các việc sau: + Bàn kế hoạch thực hiện: làm cái gì, ở đâu, khi nào.

+ Bàn về nghĩa vụ đóng góp của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức trong làng bản, xã. + Bàn về cách tổ chức, quản lý như thế nào. + Bàn về chia sẻ lợi ích ra sao. + Bàn về quy chế thực hiện, thưởng phạt của làng bản. + Bàn và thống nhất cam kết thực hiện. - Dân làm gì?

56

các việc như sau để thực hiện các hoạt động chung của làng bản: + Đóng góp công lao động.

+ Đóng góp vật tư, vật liệu mà địa phương hoặc gia đình có như: đất, đá, cát, sỏi, cây cối, cây giống, con giống, phân chuồng,…

+ Có thểđóng góp bằng tiền (nếu có).

+ Đóng góp kiến thức và kinh nghiệm thông qua việc tham gia vào nhóm quản lý hay chỉđạo thực hiện.

- Dân có thể kiểm tra gì?

Mọi người dân đều có thể được tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động chung của làng bản mà họđã bàn, đã đóng góp và đã làm như:

+ Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các vốn đầu tư và chi tiêu.

+ Kiểm tra chất lượng các công trình, các hoạt động đã và đang thực hiện. + Kiểm tra việc đóng góp và phân chia lợi ích.

Như vậy sự tham gia của cộng đồng không chỉlà để nói mà thực sự là một sự cần thiết để dự án và người dân là các đối tác bình đẳng, để tránh coi người dân chỉ là đối tượng của dự án, mà người dân và cộng đồng phải được coi là người chủ thực sự của dự án. Mục tiêu là:

- Để thực hiện trong thực tế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát, dân quản lý và sử dụng thành quả, dân hưởng lợi ích từ dự án.

- Để hạn chế các thất bại trong các hoạt động dự án. Việc lấy ý kiến tham gia đóng góp của người dân trước khi ra quyết định sẽ giúp cho các dự án triển khai có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người dân, hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện.

- Giúp tăng cường các mối liên kết và sự trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong dự án. Các thông tin phản hồi của người dân dễ có tác động tới các chính sách, chương trình hơn nếu thông tin đó được truyền trực tiếp đến những nhà quản lý dự án, các cấp lãnh đạo mà không phải trải qua nhiều tầng tổ chức.

- Giúp tăng khả năng có được sự phù hợp giữa các hoạt động với các nhu cầu của người dân, với các điều kiện hạn chế của từng địa phương.

- Tận dụng và khai thác các nguồn lực của địa phương vì mục tiêu phát triển chung.

57

3.2. Các bên tham gia trong phát triển cộng đồng

Có hai nhóm người tham gia vào các hoạt động chung, các dự án tại cộng đồng, đó là những người bên trong cộng đồng (người trong cuộc), và những người bên ngoài cộng đồng (người ngoài cuộc).

- Người bên trong cộng đồng: là những người cùng được xác định và nằm trong cộng đồng, vừa hoặc có mối quan hệ phụ thuộc vào cộng đồng.

- Người bên ngoài cộng đồng: là những người có thể tham gia vào một cộng đồng trong một thời gian nhưng không được cộng đồng xác định là thành viên của cộng đồng.

Bng 3.1. Đặc điểm của người bên trong và người bên ngoài cộng đồng

Người bên trong cộng đồng Người bên ngoài cộng đồng

Điểm mnh:

- Hiểu rõ hoàn cảnh, tình hình thực tế của cộng đồng

- Tích luỹ nhiều kinh nghiệm thực tế - Có lịch sử, truyền thống, quan hệ

lâu đời

Điểm mnh:

- Thường có kiến thức, có kinh nghiệm

- Thường có phương pháp, phương tiện làm việc có hiệu quảhơn Điểm yếu: - Có thể hạn chế về phương pháp, phương tiện làm việc, kiến thức hiện đại. - Có thểcó khó khăn về nguồn lực - Hạn chế về thông tin, mối quan hệ

Điểm yếu:

- Thường gặp khó khăn do khác biệt về ngôn ngữ, điều kiện sống, làm việc.

- Không hiểu rõ, đầy đủ về cộng đồng.

- Khó có điều kiện quan hệ rộng rãi với địa phương.

- Có sự khác nhau về văn hoá, phong tục, tập quán.

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)