Các vấn đề về giới và vai trò của giới trong phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 68 - 71)

* Những khái niệm cơ bản về giới:

- Giới: là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới xét về mặt xã hội. Giới thể hiện quan niệm, thái độ, hành vi, mối quan hệvà tương quan vềđịa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Giới mang đặc trưng xã hội, đa dạng, do dạy dỗ mà có, luôn biến đổi nhưng thay đổi được.

- Giới tính: chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ góc độ sinh học (hoóc môn, nhiễm sắc thể, bộ phận sinh dục…). Sự khác biệt này liên quan chủ yếu tới quá trình tái sản xuất giống nòi, cụ thể là phụ nữ có thể mang thai, còn nam giới là một trong các yếu tố không thể thiếu trong quá trình thụ thai.

Khi nói đến những đặc điểm của nam giới và phụ nữ chúng ta thường thấy sựkhác nhau như sau:

- Phụ nữ: dịu dàng, kiên nhẫn, mang thai và sinh con, hay làm những công việc như thư kí, đánh máy, thừa hành…còn việc nhà nông thì hay làm những công việc như gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, lấy củi,…

- Nam giới: mạnh mẽ, quyết đoán, hay rượu bia, hay làm các việc quản lý, lãnh đạo, ra quyết định, việc nhà nông như cày bừa, chặt gỗ…

Trong các đặc điểm của phụ nữ và nam giới nêu trên chỉ riêng đặc điểm mang thai và sinh con là đặc thù về mặt sinh lý học của phụ nữ không thể đổi chỗ cho nam giới được. Còn lại các đặc điểm khác của phụ nữ và nam giới đều có thể đổi chỗ cho nhau. Những đặc điểm này là quan niệm, suy nghĩ nói chung của xã hội về mỗi giới và luôn thay đổi phụ thuộc vào từng nơi, từng lúc.

Sự khác biệt về mặt sinh lý học của phụ nữ và nam giới gọi là sự khác biệt về giới tính và được thể hiện bằng các thuật ngữ về giới tính (đàn ông, đàn bà),

67

còn sự khác biệt giữa nam và nữ như nam giới mạnh mẽ, quyết đoán; còn phụ nữ kiên trì,…về thực chất là do quan niệm của xã hội về nam và nữ gọi là sự khác biệt giới và được thể hiện bằng những thuật ngữ về giới (giới nam và giới nữ).

Giới là một đặc điểm xã hội quan trọng cùng với dân tộc, chủng tộc, đẳng cấp, tầng lớp, tuổi và nghề nghiệp. Vấn đề giới được thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong tầng lớp hay dân tộc, phụ nữ và nam giới có vai trò, trách nhiệm, nguồn lực, những hạn chế và những cơ hội khác nhau. Bởi vậy chúng ta cần thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác về giới, về hoạt động của phụ nữ và nam giới. Khía cạnh về giới là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa con người và môi trường.

* Vai trò của phụ nữ trong Phát triển cộng đồng:

Thực tế cho thấy, so với nam giới, khảnăng tham gia của phụ nữ nông thôn trong các dự án đang triển khai ở cộng đồng còn bị hạn chế. Hiện đang có một khoảng cách rất lớn giữa sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào các quá trình ra quyết định. Các dự án ở cộng đồng hiện nay chủ yếu do nam giới quản lý và giám sát.

Có nhiều lý do để duy trì tình trạng này như gánh nặng công việc gia đình chủ yếu tập trung vào phụ nữ; phụ nữ nông thôn còn bị hạn chế về giáo dục,đào tạo và họ còn thiếu các kinh nghiệm nghề nghiệp; nhiều định kiến về phụ nữ và vai trò của họ trong xã hội vẫn còn tồn tại đặc biệt là các khu vực nông thôn.

Bình đẳng giới đòi hỏi phụ nữ phải được tham gia trong mọi khâu của một dự án phát triển. Thông thường phụ nữ tham gia vào các công việc ít quan trọng (không có tính quyết định), phụ nữ ít có tiếng nói trong các dự án cộng đồng.

Sự tham gia của phụ nữlà cơ bản cho một quá trình phát triển cân bằng và bền vững. Bất bình đẳng giới gây thiệt hại phúc lợi và làm chậm tiến trình phát triển.

Phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt để tham gia phát triển cộng đồng. Kinh nghiệm từ các chương trình phát triển cho thấy các chương trình vay vốn tín dụng của phụ nữ có tỉ lệ thành công cao hơn nam giới. Phụ nữ ít khi dùng tiền vay mượn được để sử dụng vào mục đích giải trí, mua sắm mà ngược lại họ sử dụng đúng mục tiêu và tỉ lệ hoàn vốn luôn luôn cao hơn nam giới.

Phụ nữ sẵn sàng đấu tranh cho sự công bằng và các lợi ích chung khác của cộng đồng nếu được hướng dẫn đúng mức và luôn hoan nghênh những ý kiến tiến bộ.

68

Phát triển cộng đồng có sự tham gia của giới trong hoạch định chính sách, lập kế hoạch, triển khai các hoạt động sẽ tận dụng được nguồn tiềm năng lớn về nhân lực, trí tuệ, kinh nghiệm,... đảm bảo cho sự thành công và bền vững của các dự án.

* Lồng ghép giới vào hoạt động Phát triển cộng đồng:

Phụ nữ và nam giới vừa là đối tượng, vừa là tác nhân của các dự án phát triển. Cả hai đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự thành công của dự án. Cần có sự quan tâm đến cả phụ nữ và nam giới trong các hoạt động của dự án phát triển cộng đồng để họ có thể tham gia một cách tốt nhất và phát huy được tối đa vai trò của mình, đồng thời phụ nữ cần có thêm cơ hội tăng năng lực nhằm thu hẹp khoảng cách thiệt thòi hiện nay phụ nữ đang gánh chịu.

Nói cách khác, khi thiết kế dự án Phát triển cộng đồng cần quan tâm tới các khía cạnh dưới đây:

- Mọi dự án phát triển cần được xem xét rất kỹ từ góc độ bình đẳng giới trong tham gia lấy quyết định cũng như trong thụhưởng.

- Đối với phụ nữnhư người thụhưởng, cần xem dự án đem lại hiệu quả tích cực hay tiêu cực đến dự án.

- Cần quan tâm đến hai loại chương trình dành riêng cho nữ và chung cho cả nam và nữ. Những chương trình dành riêng cho phụ nữ phù hợp với một số hoàn cảnh, ví dụnhư những chị em còn nhút nhát, rụt rè trong hoạt động chung với nam giới. Cơ hội hoạt động giữa phụ nữ với nhau giúp họ dần mạnh dạn hơn khi tham gia vào các hoạt động chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng tổ chức các hoạt động riêng cho nữ giới vì điều này sẽ tạo ra sự tách rời họ khỏi hoạt động chung của xã hội và không có lợi cho việc tạo dựng sự bình đẳng nam nữ trong cộng đồng.

- Phụ nữ không phải là đối tượng thụ hưởng thụ động (chỉ biết làm theo một cách máy móc), ngược lại họ phải được tham gia vào quá trình hoạch định, thiết kế và quản dự án, họ có vai trò ra quyết định.

- Cơ cấu tổ chức của dự án đảm bảo cho sự tham gia của phụ nữ. Tiến trình tham gia là tiến trình tăng năng lực cho phụ nữ.

- Dự án có thể đáp ứng nhu cầu thiết thực cho phụ nữ và nam giới về cải thiện các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, thực phẩm, tiện nghi sinh hoạt, điện nước, phương tiện đi lại và thu nhập.

69

- Nam và nữ khác nhau về nhu cầu chiến lược như học tập có việc làm, được thăng tiến nghề nghiệp, chia sẻ trách nhiệm giáo dục và chăm sóc con cái, tham gia hoạt động xã hội, bình đẳng trong việc ra quyết định,… Bất cứ can thiệp nào của dự án vào việc tăng năng lực cho phụ nữ hoặc tăng sự hỗ trợ của nam giới với phụ nữtrong các lĩnh vực đều giúp rút ngắn sự bất bình đẳng giới

Công việc chính của Phát triển cộng đồng trong lĩnh vực giới là tạo điều kiện, giáo dục gây nhận thức để khơi dậy nơi phụ nữ, nơi xã hội có cái nhìn mới hơn về vai trò phụ nữ.

Phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn nếu họđược sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện của gia đình và xã hội. Do đó giáo dục nhận thức giới, bình đẳng giới là sự can thiệp quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động của dự án.

Dự án phát triển cộng đồng bao hàm cả yếu tố kinh tế và xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết nhất của cả nam và nữ. Dự án phát triển cộng đồng thường bắt đầu từ quy mô nhỏ để có thể có những kinh nghiệm từ những thành công nhỏ. Vì người nghèo và phụ nữ thường thiếu tự tin, e dè trước những thành kiến lâu đời khi tham gia vào những hoạt động cộng đồng nên những thành công nhỏ về tăng thu nhập, cải thiện các tiện nghi, nhà ở, gia đình, tình làng nghĩa xóm,... sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn, tham gia chủđộng hơn đểvượt lên nghèo khó.

- Tóm lại:

Phát triển vai trò và năng lực của phụ nữ không phải là giao nhiều việc hơn mà là xây dựng được một tinh thần tự tin, tự khẳng định mình, có ý thức cao hơn về quyền lợi và vai trò của mình, có ý thức làm chủ về bản thân và hoàn cảnh sống của mình, gia đình và cộng đồng.

Phát triển cộng đồng quan tâm sâu sắc tới giảm thiểu khoảng cách bất bình đẳng giới và tăng quyền lực cho phụ nữ, tăng vị thế xã hội, tạo cơ hội cho sự hợp tác của phụ nữ và nam giới đểđáp ứng các nhu cầu cải thiện điều kiện sống trong gia đình và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển cộng đồng đh lâm nghiệp (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)