HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc sách nhà nƣớc
Thứ nhất, thiết kế lại hệ thống NSNN: Cần tách bạch rõ ràng các cấp ngân sách. Sửa đổi cơ chế phân cấp theo hƣớng tạo quyền chủ động hơn cho địa phƣơng trong phân bổ và quyết định ngân sách. Ngân sách phải đƣợc phân bổ trên cơ sở đo lƣờng kết quả đầu ra một cách chính xác. Phân cấp cũng cần xem xét đến điều kiện, năng lực thực tế từng địa phƣơng và cơ chế để thực hiện các dự án đầu tƣ mang tính liên khu vực.
Thứ hai, phân cấp các khoản thu cần dựa trên nguyên tắc “lợi ích”, nghĩa là tăng thu của NSĐP phải đi kèm với việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ công do địa phƣơng có cung cấp. Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích tối thiểu cần thiết của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững có kỷcƣơng, trật tự. Do vậy, tăng thu NSĐP, chủ yếu là các khoản thuế do nhân dân ĐP đóng, thì chính quyền địa phƣơng cần phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Phải nâng cao, cải thiện chất lƣợng dịch vụ công do địa phƣơng cung cấp để nâng cao đƣợc mức sống của ngƣời dân và xứng đáng với các mức đóng góp vào NSNN của nhân dân.
Thứ ba, đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách: Quy trình ngân sách theo kiểu truyền thống dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và hệ thống các chếđộ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách, dẫn đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, chỉquan tâm đến lợi ích trớc mắt, không có tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Cần đổi mới một cách cơ bản quy trình này theo tƣ duy và phƣơng pháp hiện đại, dựa vào kết quảđầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn.
Thứ tư, cần kiên định chủtrƣơng tăng cƣờng tính tự chủ của ngân sách địa phƣơng bằng cách tăng dần các nguồn thu cho địa phƣơng. Thực tiễn phân cấp ngân sách ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nƣớc phát triển cho thấy, việc phi tập trung hóa bằng cách tăng cƣờng khả năng thu và chi cho ngân sách cấp dƣới đem lại nhiều hiệu quả tích cực và hoàn toàn không làm xói mòn sự ổn định của ngân sách. Với mô hình thiết kế các nguồn thu nhƣ hiện nay, thực tế đã cho thấy hầu hết các địa phƣơng không thể tự cân đối đƣợc, điều đó cho thấy cần có những khảo sát, đánh giá cụ thể để đƣa ra phƣơng thức mới hoặc cơ cấu lại các nguồn thu sao cho trong từ 5 đến 10 năm tới sẽ có từ 50% đến 60% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có thể cân đối đƣợc nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi.
Thứ năm, cần nghiên cứu bãi bỏmô hình ngân sách địa phƣơng lồng ghép hiện nay vì mô hình này thƣờng dẫn đến việc lạm quyền của cấp trên trong việc điều hành ngân sách. Trong trƣờng hợp giữ lại mô hình này thì cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện bằng việc tăng cƣờng nguồn thu cho ngân sách huyện và xã cũng nhƣ đề ra các nguyên tắc nhằm phân định rõ ràng nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách địa phƣơng.
Thứ sáu, cần tăng cƣờng công tác giám sát và hƣớng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên đối với quá trình ngân sách nhà nƣớc nói chung trong đó đặc biệt là ngân sách địa phƣơng nhằm đảm bảo phát huy đƣợc ý nghĩa của việc phân cấp ngân sách, đồng thời cần tăng cƣờng nội dung và chất lƣợng kiểm toán nhà nƣớc đối với ngân sách cấp huyện và xã.