Hoàn thiện pháp luật về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước từ thực tiễn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 77 - 96)

- Hoàn thiện pháp luật về phân cấp nguồn thu

Một là, cần sửa đổi quy định tại điểm b, khoản 1, điều 34, Luật NSNN năm 202 về mức để lại tối thiểu 70% một số nguồn thu cho ngân sách xã, thị trấn theo hƣớng: đối với các xã, thị trấn có khả năng đảm bảo cân đối thu, chi thì Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền điều chỉnh giảm tỷ lệ xuống dƣới 70% cho phù hợp.

Hai là, cần sửa đổi quy định tại điểm d, khoản 1, điều 32, Luật NSNN năm 2002 về nguồn thu từ đấu giá đất là nguồn thu phân chia giữa ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng đểđảm bảo điều tiết nguồn lực từđất đai một cách hài hòa giữa các địa phƣơng. Việc trung ƣơng điều tiết nguồn thu về đất cũng không làm ảnh hƣởng gì đến những địa phƣơng còn lại vì hầu hết họ đều có tỷ lệđiều tiết các nguồn thu phân chia là 100%.

Ba là, cần sửa đổi quy định tại điểm k, khoản 1, điều 32, Luật NSNN năm 2002 về nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nhƣ thế nào, bao gồm những khoản thu gì? Đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc hạch toán nguồn thu xổ số kiến thiết vào ngân sách nhà nƣớc theo đúng quy định, cùng nhƣ nguyên tắc sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết.

Bốn là, cần sửa đổi quy định tại điểm d, khoản 1, điều 30, Luật NSNN năm 2002, phân hóa các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành thành 2 nhóm: một nhóm số ít các đơn vị không liên quan quá nhiều đến các địa phƣơng hoặc có số thuế thu nhập doanh nghiệp không lớn thì nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thuộc nguồn thu 100% của ngân sách trung ƣơng (ví dụ nhƣ hàng không, bảo hiểm, đƣờng sắt), còn các đơn vị còn lại có liên quan mật thiết đến địa phƣơng (nhƣ bƣu chính viễn thông, ngân hàng, điện lực) thì thuế thu nhập là nguồn thu phân chia giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Có nhƣ vậy ngân sách của địa phƣơng mới giảm sự lệ thuộc vào nguồn bổ sung của trung ƣơng.

Năm là, quy định cụ thể các nguồn thu đối với từng cấp chính quyền địa phƣơng nhƣng có cơ chế điều hòa theo chiều ngang giữa ngân sách cấp xã, cấp huyện trong một tỉnh. Theo đó, vẫn tiếp tục phân cấp các khoản thu này cho ngân sách cấp xã, thị trấn và khoản thu lệ phí trƣớc bạ (không kể thuế trƣớc bạ nhà, đất) cho thị xã, thành phố thuộc tỉnh, song việc quyết định tỷ lệ để lại cụ thể cho ngân sách xã, thị trấn; thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tình hình thực tếđịa phƣơng nhằm tăng tính chủđộng cho địa phƣơng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.

- Hoàn thiện pháp luật về phân cấp chi ngân sách

Một là, hoàn thiện các quy định về phân định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội (phân loại về các cấp chính quyền địa phƣơng; cơ cấu tổ chức, trong đó quy định rõ vai trò và trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan; mức độ độc lập trong quản lý điều hành của chính quyền địa phƣơng...). Hạn chế việc cùng một nhiệm vụ chi đƣợc phân ra cho quá nhiều

cấp mà không có ranh giới rõ ràng, dẫn đến sự chồng chéo, không quy đƣợc trách nhiệm giải trình giữa các cấp chính quyền. Yếu tố cơ bản nhất để có đƣợc sự thành công của một hệ thống phân cấp là đảm bảo nhiệm vụchi đƣợc xây dựng phù hợp với trách nhiệm cung cấp các dịch vụcông đƣợc giao.

Hai là, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng với hiệu quả chi NSNN trong khuôn khổ pháp luật về quản lý ngân sách.

Hiệu quả của chi tiêu NSNN là một khái niệm mang tính chuẩn tắc mà mọi quốc gia cần phải hƣớng tới và có thể đƣợc hiểu một cách khá thống nhất, đó là cùng một lƣợng vốn đầu vào có thể tạo ra đƣợc một lƣợng đầu ra tối ƣu. Tính hiệu quả chi NSNN phải thể hiện ở Dự toán NSNN phải phản ánh trung thực nhu cầu chi tiêu và bảo đảm việc chi tiêu đó mang lại hiệu quả trên thực tế. Đối với các dựán đầu tƣ nhằm mục đích phát triển kinh tế khu vực, không phải dự án nào cũng đạt hiệu quả kinh tế, tuy nhiên, cũng cần đặt ra tiêu chí để hạn chế việc các cơ quan có thẩm quyền lạm dụng quyền quyết định đầu tƣ làm thất thoát vốn NSNN. Còn đối với hoạt động đầu tƣ vào các lĩnh vực phi lợi nhuận là lĩnh vực giáo dục, y tế và an sinh xã hội, thì hiệu quả chi NSNN chỉ có thể đánh giá đƣợc thông qua sự thay đổi về chất lƣợng của dịch vụ công và sự thay đổi của dịch vụ y tế, giáo dục đƣợc cung cấp. Việc phân bổ nguồn thu để thực hiện các hoạt động này cần phải dựa trên kết quả điều tra xã hội học và thẩm định phƣơng án đầu tƣ cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng dịch vụ cung cấp sau đầu tƣ để làm căn cứ khắc phục những thiếu sót trong quyết định đầu tƣ gây thất thoát cho NSNN. Nếu chỉ chú ý mở rộng thẩm quyền phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các chính quyền địa phƣơng mà không chú ý tới trách nhiệm của các cấp chính quyền sẽ rất dễ dẫn đến tính trạng phân phối ngân sách một cách vô tổ chức, dẫn tới sử dụng ngân sách không đạt hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nƣớc. Hiện nay tình trạng “địa phƣơng quyết định dự án đầu tƣ, trung ƣơng lo vốn” vẫn còn thƣờng xuyên xảy ra đã gây ảnh hƣởng không nhỏđến việc thực hiện thu, chi ngân sách ở địa phƣơng, làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động tổ chức thực

hiện pháp luật quản lý ngân sách của bộ máy chính quyền địa phƣơng trong việc thu chi ngân sách. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế rằng buộc trách nhiệm đối với các cấp ngân sách địa phƣơng, giúp các cấp chính quyền tự giác hơn trong hoạt động phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chia ngân sách nhà nƣớc và hoạt động thực hiện pháp luật quản lý ngân sách ở địa phƣơng mình.

Ba là, cần xác định rõ nguyên tắc bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới: bổ sung trong trƣờng hợp nào? Do ai quyết định? Có cần đƣợc sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân để bổ sung vào dự toán hay không? Thêm nữa, cần dứt khoát chấm dứt tình trạng còn các khoản thu “để lại” nhƣ hiện nay, vì điều đó không những không đảm bảo tính minh bạch, mà còn trao quyền cho Bộ Tài chính quyết định định mức bổ sung, mà đúng ra phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc của Thủ tƣớng Chính phủ (trong những trƣờng hợp đột xuất).

Bốn là, cần bổ sung quy định về tăng thêm các nhiệm vụ chi theo hƣớng nếu phân công thêm các nhiệm vụ chi thì cần phải đƣợc đánh giá thận trọng về nguồn thu nhằm đảm bảo nguyên tắc thêm nhiệm vụ thì phải thêm nguồn thu để tránh tình trạng co kéo ngân sách, mất cân đối ngân sách và làm giảm sút hiệu quả chi tiêu công.

3.2.3. Các gii pháp khác

3.2.3.1. Hoàn thiện việc tổ chức thi hành pháp luật quản lý ngân sách nhà nước - Kiện toàn bộ máy quản lý ngân sách nhà nước và hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và xử lý vi phạm đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện quản lý ngân sách nhà nước.

Xây dựng bộ máy quản lý NSNN có trách nhiệm, quyền hạn trong nội bộ hệ thống dọc của cơ cấu bộ máy và các quy định quan hệ ngang với các tổ chức, đơn vị ở địa phƣơng để phối hợp quản lý NSNN. Xây dựng bộ máy quản lý NSNN gọn nhẹ theo tinh thần cải cách hành chính nhƣng làm việc có hiệu quả, tổ chức cơ cấu các bộ phận quản lý hợp lý với một số cán bộ có

năng lực và số lƣợng vừa đủ. Đồng thời, trang bị đầy đủ các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động có hiệu quả.

Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng, sử dụng bảo đảm hợp lý, hiệu quả cả về số lƣợng và cơ cấu cán bộ, công chức quản lý ngân sách chuyên trách, kiêm nhiệm; phát triển năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức: tăng cƣờng, chuẩn hoá kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ của cán bộ, công chức nhƣ: Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức và bản lĩnh của cán bộ, công chức quản lý ngân sách; tạo lập môi trƣờng học tập, chia sẻ kinh nghiệm công tác. Đồng thời, quy định chi tiết xử lý vi phạm đối với các cán bộ, công chức trong việc tổ chức pháp luật về quản lý ngân sách, đểđảm bảo tính hiệu quả trong quản lý ngân sách.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý

Bên cạnh tƣ tƣởng chính trị vững vàng thì việc nâng cao trình độ chuyên môn công tác là một việc làm cần thiết. Xã hội ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều tiến bộ khoa học công nghệ làm thay đổi mọi mặt của đời sống, vì vậy luôn cần đƣợc học hỏi tu luyện để nâng cao nghiệp vụ hoàn thành tốt mọi công việc đƣợc giao. Một số giải pháp để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong thời gian này cần tập trung là:

+ Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đƣa các áp dụng hệ thống phần mền vào quản lý nhằm giúp quản lý có hiệu quảhơn.

+ Thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ đại học chính quy về làm việc cho chính quyền địa phƣơng bằng các chế độ đãi ngộ hợp lý, trẻ hóa đội ngũ cán bộở địa phƣơng và tạo một phong cách làm việc mới mẻ, trẻtrung nhƣng cũng rất vững vàng về nghiệp vụcũng nhƣ lý luận chính trị.

+ Đối với các cán bộ có tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong công việc cần đƣợc tạo điều kiện trong công việc với chủ trƣơng đào tạo cho lớp trẻ kế cận. Đây là công việc quan trọng vì với những kiến thức thực tế ngoài cuộc sống tầng lớp cán bộ trẻchƣa lĩnh hội nhiều. Vì thế cần tổ chức nhiều cuộc họp cán bộ bàn về vấn đề đào tạo cán bộ trẻtrong đó kinh nghiệm của các bậc đi trƣớc là rất cần thiết.

+ Đặc biệt hiện nay cán bộ tài chính cấp xã còn yếu, chủ yếu đƣợc đào tạo qua các trƣờng trung cấp. Vì vậy cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến đội ngũ này phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý NS.

- Đẩy mạnh các biện pháp hành chính nhằm xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý thu ngân sách

Xây dựng bộ máy hành chính quản lý ngân sách tinh giản, hiệu quả. Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp chính quyền, đơn vị thu nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hành thu đối với từng khoản thu, sắc thuế, từng địa bàn, từng đối tƣợng nộp thuế. Thu hẹp các đầu mối quản lý trực tiếp và các khâu chức năng mang tính phục vụ nội ngành để tập trung nguồn nhân lực cho các bộ phận chức năng quản lý thuế chủ yếu nhƣ tuyên truyền - hỗ trợ, thanh tra - kiểm tra, xử lý tờ khai dữ liệu thuế... Mở rộng ủy nhiệm thu để thu hẹp, tiến tới giải thể phòng trƣớc bạ, phòng quản lý doanh nghiệp dân doanh…

Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác thu ngân sách. Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với đối tƣợng nộp thuế; Rà soát để mở rộng có chọn lọc các doanh nghiệp có đủ điều kiện đƣa vào diện thực hiện cơ chế tự khai - tự nộp thuế. Thƣờng xuyên đánh giá lại quy trình, thủ tục về thuế để đề xuất, kiến nghị nhà nƣớc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân nộp thuế…

Tăng cƣờng biện pháp quản lý đối tƣợng chịu thuế. Phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức giám sát chặt chẽ việc đăng ký thuế, kê khai thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn để có những biện pháp kịp thời đôn đốc, xử lý mọi vi phạm pháp luật, đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời các nguồn thu phát sinh, các khoản thuế nợđọng vào NSNN...

Nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền thuế. Tăng cƣờng đối thoại, tập huấn chính sách, chế độ và các thủ tục hành chính thuế, giải quyết kịp thời vƣớng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế. Thƣờng xuyên thực hiện thăm dò nhu cầu và tổ chức các lớp tập huấn miễn phí phổ biến về chính sách

thuế cho từng đối tƣợng, tích cực tuyên truyền thuế qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo đài...

Quản lý con ngƣời, phòng chống tiêu cực trong công tác thu NSNN trên địa bàn. Đầu tƣ tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với ngƣời nộp thuế, khả năng ứng dụng tin học trong công tác quản lý thuế của cán bộ công chức. Việc sử dụng chế độ luân phiên các cán bộ thuế cũng rất đáng lƣu tâm, không để cho các cán bộ và các đối tƣợng nộp thuế có thời gian, điều kiện móc ngoặc nảy sinh tiêu cực.

- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các quy định về tổ chức chính quyền địa phương quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương với các thiết chế về phân cấp ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước.

Phân cấp ngân sách phải có sự đồng bộ và đƣợc đặt trong tổng thể mối quan hệ về phân cấp các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc khác có ảnh hƣởng đến kết quả triển khai phân cấp ngân sách, đặc biệt là việc xác định nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phƣơng các cấp; đồng thời phƣơng thức phân cấp ngân sách cũng phải phù hợp với đặc điểm của từng cấp chính quyền (nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt). Để đạt đƣợc yêu cầu này, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng cần quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của HĐND và UBND các cấp đối với vấn đề liên quan đến việc quản lý nguồn lực NSNN, trong đó phải bao quát đƣợc các khâu của quy trình ngân sách.

- Nâng cao công tác giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật quản lý ngân sách một cách chặt chẽ

Giám sát và đánh giá chính là cơ chế hữu hiệu để điều chỉnh và xử lý những sai sót có thể có nhằm đảm bảo đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là công cụđể kiểm soát việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong

quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngân sách nhà nƣớc. Giám sát cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật quản lý ngân sách phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trƣờng hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và giám sát, đánh giá cũng là công cụđể thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngân sách. Trong công tác giám sát ngân sách nhà nƣớc thời gian qua, thì hoạt động này vẫn còn những hạn chế nhất định nhƣ chất lƣợng chƣa cao, còn tình trạng nể nang, né tránh, chƣa thực sự mang tính xây dựng và thúc đẩy công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc có hiệu quả. Để thực hịên tốt các nội dung, hình thức và phƣơng pháp giám sát thì cần tăng cƣờng sự phối hợp giữa Quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước từ thực tiễn huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 77 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)