Yếu tố người học:
Đối với hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, mục đích cuối cùng chính là để hình thành năng lực ngoại ngữ cho người học. Để có thể sử dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả đòi hỏi người học không chỉ ghi nhớ được cách phát âm, từ vựng hay ngữ pháp (ba thành tố cơ bản của một ngôn ngữ) mà còn phải biết cách sử dụng những từ đã được học, vận dụng chúng một cách linh hoạt trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Người học thực hiện các hoạt động lời nói ngoại ngữ một cách thành thạo khi họ biết cách vận dụng linh hoạt vốn từ vựng đã học, sử dụng chúng để thể hiện ý của mình trong giao tiếp.
Động cơ và thái độ học tập cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Động cơ bao gồm 4 yếu tố: mục đích cần đạt được trong hoạt động học tập, sự nỗ lực để đạt được mục đích, ước muốn đạt được thành công và thái độ đối với hoạt động học tập. Trong lớp học ngoại ngữ, thái độ người học sẽ thể hiện thông qua các hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Thái độ và động cơ của người học sẽ quyết định sự kiên trì của người học khi đương đầu với những thử thách hay khó khăn trong học tập, yếu tố này có ảnh hưởng đến mức độ thành thạo ngôn ngữ của người học và luân phiên dẫn đến thành công hay thất bại trong việc phát triển ngôn ngữ. Nếu người học có động cơ và thái độ tích cực (do kết quả học tập mang lại), thì nó sẽ tiếp tục dẫn người học đến thành công, ngược lại một động cơ và thái độ tiêu cực sẽ là rào cản cho sự phát triển ngôn ngữ của người học.
Yếu tố hội nhập:
Tiếng Anh gắn liền với hàng trăm nền văn hóa, không ngừng biến đổi theo thời gian và không gian, được sử dụng bởi các cộng đồng nói các ngôn ngữ khác
29
nhau. Việc hiểu biết sâu sắc về các nền văn hóa trên tinh thần cởi mở và khả năng giao tiếp nhạy bén linh hoạt sẽ giúp giáo viên và người học Việt Nam tiến xa trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Hiện nay tiếng Anh đang được sử dụng trên hơn 80 vùng lãnh thổ khác nhau để là công cụ trong hợp tác về kinh tế-chính trị; văn hóa-xã hội của các quốc gia khác nhau, từ đó tạo ra những liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, với sự phát triển như vũ bão của cuộc công nghiệp 4.0, thế giới hiện nay được xem là “phẳng” theo nghĩa là tất cả những sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và địa lý đã được xóa nhòa bởi các công cụ kết nối là tiếng Anh, internet. Đối với nền giáo dục ở những nước đang phát triển như Việt Nam, nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhà nghiên cứu khoa học và học sinh, sinh viên lại càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết để góp phần cung cấp “công cụ” kiến thức cho đội ngũ lao động, nguồn nhân lực chủ chốt trong hiện tại và tương lai của đất nước. Bởi vì, tiếng Anh bên cạnh là một “công cụ” được sử dụng để truyền tải những ý niệm văn hóa, kiến thức đối với nhiều người sử dụng tiếng Anh khác nhau còn là một trong những “công cụ” tuyệt vời để giúp cho việc đào tạo và nghiên cứu khoa học được tốt hơn, hiệu quả hơn.
30
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ -
TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát về Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
2.1.1. Quá trình thành lập
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 6.427,1 ha.
Thành phố Điện Biên Phủ có di tích lịch sử văn hóa. Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28/4/1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Dân số trung bình tính đến năm 2013 ước 52.484 người (kể cả lực lượng vũ trang và dân số quy đổi ước trên 70.000 người), tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 9,5%/năm, thành phần dân tộc gồm 14 dân tộc anh em, cư dân sống ở đây không chỉ có người Kinh (người Việt) mà còn có một số đông là người Thái, người H'Mông, người Si La. Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố. Điện Biên Phủ cũng là thành phố có dân số thấp thứ 2 cả nước.
Những năm gần đây, thành phố tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển văn hóa, giáo dục. Các phong trào văn hoá, thể dục thể thao, hoạt động thông tin được tổ chức đa dạng, sâu rộng. Các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức bài bản, chu đáo. Giáo dục Điện Biên nói chung và thành phố Điện Biên Phủ nói riêng khá phát triển, hiện thành phố có 55 cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học cơ sở (sau khi sáp nhập 04 xã của huyện Điện Biên vào thành phố kể từ ngày 01/01/2020); 05
31
trường THPT (01 trường chuyên; 01 trường THCS&THPT chất lượng cao; 01 trường dân tộc nội trú tỉnh; 02 trường THPT khác); 01 Trung tâm GDTX tỉnh; 01 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở GD&ĐT; 04 trường cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề (đều có các trung tâm ngoại ngữ - tin học trực thuộc trường).
Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của xã hội, tạo cơ hội cho nhu cầu học tập ngày càng cao của người học, góp phần tạo nên một nền giáo dục toàn diện của tỉnh nhà, ngày 14 tháng 5 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên sau khi thành lập được tiếp nhận cơ sở vật chất của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, gồm 04 phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành tiếng; 03 phòng học tin học và các phòng chức năng khác. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên có tổng cộng 13 người, được điều động từ các đơn vị giáo dục, các ban ngành trong tỉnh đến công tác. Phần lớn đội ngũ còn thiếu kinh nghiệm trong môi trường hoạt động giáo dục mới: Ban giám đốc chưa có kinh nghiệm xây dựng và quản lí ở mô hình giáo dục thường xuyên; giáo viên từ cơ sở giáo dục phổ thông điều động sang nên còn bỡ ngỡ và thiếu chủ động với loại hình đào tạo, còn lúng túng trong việc lựa chọn chương trình, sách giáo khoa phù hợp để giảng dạy; đội ngũ nhân viên còn thiếu nên phải kiêm nghiệm nhiều công việc khác nhau, nhận thức của cộng đồng về mô hình hoạt động của trung tâm chưa đầy đủ. Tuy nhiên, với tinh thần đoàn kết gắn bó, sự quyết tâm, tích cực học hỏi, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác do đó tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm đã khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thử thách từng bước xây dựng và phát triển.
Tính đến thời điểm hiện tại Trung tâm đã có 09 phòng học ngoại ngữ, 02 phòng thực hành tiếng (phòng Lab), có 04 phòng học tin học và các phòng chức năng khác. Tất cả các phòng học, phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, phù hợp với nhu cầu đào tạo, quản lí và phục vụ giảng dạy và học tập tốt;
32
ngữ là người nước ngoài và có 05 giáo viên tin học. Chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển, vì vậy hằng năm Trung tâm luôn tạo điều kiện để giáo viên được tham gia bồi dưỡng các lớp chuyên môn nghiệm vụ, các lớp quản lí, các lớp nâng cao trình độ do ngành tổ chức; tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi nâng cao năng lực trình độ từ những chuyên gia người nước ngoài đang giảng dạy tại Trung tâm. Hiện tại 100% giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 05 giáo viên có trình độ thạc sỹ (01 giáo viên người nước ngoài); 17 giáo viên có trình độ đại học. Về hình thức tổ chức hoạt động đảm bảo linh hoạt và hướng tới tạo điều kiện tốt nhất cho người học mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ, tin học:
Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu của người học.
Tuyển sinh và quản lý người học.
Tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trinh đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do trung tâm tổ chức. Tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục quốc dân khi đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện các công việc có liên quan như biên dịch, phiên dịch, lập trình, cài đặt phần mềm.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên của trung tâm.
Tổ chức các hoạt động nghiên cứu phát triển trung tâm, nâng cao chất lượng giáo dục.
Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Được xác định và công khai mức thu học phí theo khóa học của người học phù hợp với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng nội quy, quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc trung tâm; quản lý, tuyển dụng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo chiến
33
lược phát triển của trung tâm.
Quản lý tài chính, tài sản của trung tâm và được hưởng chính sách hỗ trợ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Kết quả thực hiện hoạt động của Trung tâm Ngoại ngữ - Tinhọc, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biênhọc, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Trung tâm luôn đặt chất lượng đào tạo lên hàng đầu, kết quả đào tạo các lĩnh vực ngoại ngữ, tin học và tiếng dân tộc qua các năm đều đạt chất lượng cuối khóa học từ 75% Khá trở lên. Quy trình tổ chức khảo sát, dạy học, thi và cấp chứng chỉ đảm bảo chặt chẽ và nghiêm túc. Đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ việc đầu tư thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp và đưa giáo viên người nước ngoài vào giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn thành phố. Kết quả đó đã được Sở Giáo dục và Đào tạo, người học và xã hội ghi nhận, đánh giá tốt. Bên cạnh đó công tác thi đua, khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, học viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt thành tích cao trong học tập cũng được Trung tâm chú trọng. Cụ thể: Trung tâm đã tổ chức bồi dưỡng, đưa học sinh tham gia kỳ thi chứng chỉ Cambridge do Văn phòng Phonics VP Box tổ chức tại Hà Nội, qua cuộc thi đã có nhiều học sinh đạt chứng chỉ Cambridge do Đại học Cambridge Vương cuốc Anh cấp; ôn luyện học sinh tham gia cuộc Giao lưu nói giỏi tiếng Anh do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức tại Hà Nội; bồi dưỡng, ôn luyện đội tuyển học sinh tham gia kỳ thi Olympic tiếng Anh qua mạng Internet cấp quốc gia. Trong những năm qua Trung tâm đã khen thưởng 12 cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt thành tích qua các hội thi do Sở Giáo dục và các ban ngành trong tỉnh tổ chức. Khen thưởng 836 học sinh đạt giải qua các kỳ thi tiếng Anh cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp thành phố.
Không chỉ trú trọng công tác nâng cao chất lượng dạy và học, Trung tâm còn xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện. Trong đó quan tâm đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường và giáo dục an toàn giao thông. Trung tâm thường xuyên tổ chức các hoạt
34
động trải nghiệm, sáng tạo như: tổ chức cho học sinh đi tham quan tìm hiểu về các địa điểm di tích lịch sử; trải nghiệm cuộc sống thực tế ở các nông trại; tham gia các buổi học ngoại khóa về các chủ đề ngày lễ Trung thu, Halloween, Noel... Chính từ những hoạt động giáo dục ngoài giờ đó đã góp phần giúp các em học sinh có thêm.
Bảng 2.1: Thống kê kết quả các loại hình đào tạo của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2019
Năm
CBQL, GV,
nhân viên Các loại hình đào tạo Số tiền thu
(đồng) Biên
chế
Hợp đồng
Tin học Tiếng dân tộc Ngoại ngữ
HS Lớp HS Lớp HS Lớp
2017 14 2 318 11 1.564 27 1.120 49 4.893.651.000
2018 13 2 2.854 86 2.548 45 2.000 81 6.259.232.500
2019 13 2 1.196 33 1.349 21 3.000 163 7.971.451.727
Nguồn: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.
Từ giai đoạn 2017 – 2019 tổng số lớp ngoại ngữ của Trung tâm đã tăng từ 49 lên 163, góp phần lăng tăng tổng nguồn thu của Trung tâm từ 4,89 tỷ lên trên 7,97 tỷ VNĐ. Cùng với sự gia tăng về nguồn thu và số lớp học là sự gia tăng về người học. Đến năm 2019, tổng số học viên của trung tâm đã tăng từ 1120 lên đến 3000 người theo học. Số học viên hoàn thành khoá học được cấp chứng chỉ cũng tăng ở năm 2019 so với năm 2017
Bảng 2.2: Thống kê kết quả thực hiện đào tạo của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2019
2017 2018 2019
Số người học 1.120 2.000 3.000
Số lớp học được mở 49 81 163
Số giáo viên được đánh giá tốt từ
người học 5 7 12
Số người được cấp chứng chỉ hoàn
thành các khóa học 500 250 800
Doanh thu (VNĐ) 4.893.651.000 6.259.232.500 7.971.451.727
Lợi nhuận (VNĐ) 1.223.412.750 1.520.993.498 1.674.004.863
Nguồn: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.
35
ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
2.2.1. Bộ máy quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
- Tổ chức bộ máy: Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo có tổ chức, bộ máy và nhân sự theo hướng dẫn, quy định tại “Điều 10. Các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ”, Điều 11. Các hội đồng tư vấn (nếu có)”, “Điều 12. Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam (nếu có) và các tổ chức đoàn thể” của Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học. Gồm có: Ban giám đốc; 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; 01 Chi bộ đảng trực thuộc Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo và có các tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên