Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 98 - 103)

Tăng cường quản lý các điều kiện cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học

Cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học tiếng Anh bao gồm: phòng học thường, phòng lab, phòng có máy chiếu, máy tính cá nhân, thiết bị, bàn ghế, máy ảnh, máy quay phim, bảng, đèn, sách vở, băng đĩa, v.v... Tất nhiên, mỗi loại hình cơ sở- vật chất trang thiết bị trên đây, đều phải đạt yêu cầu phục vụ cho hoạt động dạy học.

Cơ sở vật chất - trang thiết bị là một thành tố quan trọng trong quá trình dạy học; là điều kiện không thể thiếu để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới dạy học; bảo đảm nguyên lí “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”; đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trường học.

Trong tình hình cơ sở vật chất của Trung tâm rất đầy đủ, hiện đại nhưng còn vài trang thiết bị chưa được trang bị tốt như thư viện nơi để người học đọc sách, báo, tạp chí truy tìm tài liệu có liên quan đến đề tài của HS, HV; thay thế hệ thống Wifi hiện tại bằng hệ thống Wifi Mesh để quản lý, kiểm soát truy nhập tập trung

69

đồng thời đáp ứng nhiều người dùng, nhiều thiết bị đồng thời truy nhập. Vì vậy, Giám đốc cần tăng cường mua sắm các trang thiết bị trên rất có ít cho công tác đổi mới phương pháp dạy học tại Trung tâm. Các công việc cần thực hiện như sau:

Có kế hoạch phân bổ và sử dụng hợp lý lao động chuyên môn cho các phòng chức năng. Chẳng hạn khi phân công GV hoặc nhân viên chuyên trách cho phòng vi tính, phòng có máy chiếu phải đảm bảo rằng họ có đủ năng lực để hiểu rõ và thẩm định giá trị sử dụng của từng loại máy móc, dụng cụ. Người phụ trách các phòng chức năng cũng phải có kế hoạch khai thác, sử dụng và bảo quản các trang thiết bị dạy - học, đồng thời biết hướng dẫn hỗ trợ cho GV và HS trong quá trình sử dụng. Tuyên truyền, nhắc nhở GV ý thức sử dụng thường xuyên và có hiệu quả các trang thiết bị hiện có. Phân công CBQL giám sát việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng - phương tiện dạy học trên lớp. Xem việc sử dụng đồ dùng - phương tiện dạy học như là một yêu cầu cấp thiết của đổi mới phương pháp giảng dạy; và là tiêu chuẩn đánh giá thi đua trong GV.

Thực hiện tốt phương châm: trang bị phải gắn liền với sử dụng và bảo quản. Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ chuyên trách thiết bị được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học. Tăng cường giáo dục GV và HS ý thức sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất - phương tiện, thiết bị dạy học ở nhà trường.

Có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân hoặc tập thể có ý thức bảo quản và đóng góp mới các phương tiện - thiết bị dạy học; đồng thời có biện pháp xử lí kỉ luật hoặc bồi thường thỏa đáng đối với những trường hợp phá hoại hoặc làm hư hỏng trang thiết bị. Trên đây là một số biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp QL hoạt động giảng dạy tiếng Anh của Giám đốc tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên.

Yêu cầu GV tập trung hơn vào hoạt động lấy người học làm trung tâm:

- Đối với việc GV kiểm tra từ mới của HS/HV

Do đối tượng người học của Trung tâm phần lớn là học sinh, nên việc kiểm tra từ mới là rất quan trọng. Có nhiều cách kiểm tra từ mới, không chỉ đơn thuần

70

viết từ mới ra mà có thể áp dụng vào tình huống nào đó hoặc lồng ghép từ mới vào để hỏi HS/HV hoặc cho HS/HV viết thành đoạn văn bằng cách sử dụng từ mới học. Nói chung có rất nhiều phương pháp để kiểm tra từ mới của HS/HV. Tùy theo từng trình độ và từng lứa tuổi để GV thực hiện việc kiểm tra từ mới của các em. Giám đốc và CBQL cần thảo luận với GV cách thực hiện kiểm tra từ mới HS một cách hiệu nhằm động viên giúp đỡ HS có vốn từ phong phú hơn và phát triển các kỹ năng cần thiết.

Giám đốc có thông báo bằng văn bảng rõ ràng và cụ thể việc kiểm tra từ mới của các em. Dành thời gian để GV cho HS/HV kiểm tra từ mới trước khi bắt đầu bài học mới. Có thể cho trực ban đi kiểm tra đầu giờ xem GV có thực hiện tốt việc kiểm tra từ mới cũ học sinh không, từ đó có biện pháp kịp thời cho GV không thực hiện việc kiểm tra từ mới của HS. Cuối khóa học lấy ý kiến của HS về vấn đề này và có biện pháp kịp thời cho các khóa học sau.

- Đối với việc GV hướng dẫn người học HS phương pháp tự học

Hoạt động học tập ở nhà của HS bao gồm việc học bài đã học, làm bài tập theo chỉ dẫn của GV, nghiên cứu sách, sách tham khảo để chuẩn bị nội dung sẽ họ ở bài tiếp theo. Để tăng cường quản lý hoạt động học tập ở nhà của HS và kiểm tra xem GV có thường xuyên hướng dẫn HS/HV tự học ở nhà không thì Giám đốc thực hiện nội dung sau:

Chỉ đạo GV hướng dẫn HS/HV xây dựng thời khóa biểu học tập ở nhà, đồng thời phối hợp với gia đình theo dõi, kiểm tra việc thực hiện thời khóa biểu của HS. Giám đốc chỉ đạo GV phối hợp với phụ huynh HS trong việc tạo điều kiện về thời gian và vật chất cho HS: Phụ huynh HS kiểm tra giờ giấc học tập, lịch học, kiểm tra từ mới ở nhà trước khi HS đến Trung tâm học, khuyến khích động viên người học và tạo góc học tập và điều kiện học tập cho HS học ở nhà. Phụ huynh cũng thường xuyên thông tin với GV về tình hình học tập và rèn luyện của con em mình.

Giám đốc chỉ đạo GV sau mỗi bài dạy phải thường xuyên hướng dẫn, định hướng cụ thể rõ ràng những việc HS cần phải thực hiện ở nhà. Sau mỗi bài học ở lớp GV nên cho bài tập về nhà để người học thực hành. GV hướng dẫn em tại lớp

71

để HS có thể tự làm bài ở nhà. Thường thì GV nên cho bài tập sau mỗi bài học ở lớp để cũng cố kiến thức HS đã học ngày hôm đó. GV cũng khuyến khích HS xem bài mới ở nhà trước khi GV dạy trên lớp. Điều này giúp HS/HV hiểu bài nhanh hơn khi GV giảng bài và HS/HV sẽ được ôn lại khi về nhà. Bằng cách học như thế thì HS/HV sẽ mau hiểu bài hơn và nhớ bài lâu hơn. Giám đốc tổ chức họp phụ huynh HS để trao đổi kinh nghiệm, báo cáo tình hình về phương pháp giúp con em mình học tốt hơn.

- Đối với việc GV cho HS/HV thảo luận nhóm

Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Như đã trình bày ở Chương 1, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.

HS học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán. Nhóm làm việc còn cho phép người học thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình - hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bản thân, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích... rất nhiều những kĩ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, HS trở thành chủ thể đích thực của họat động học tập của cá nhân mình.

- Đối với việc GV phụ đạo HS yếu kém

Phụ đạo HS yếu là nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác QL hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm hiện nay. Tổ chức tốt công tác phụ đạo HS yếu kém sẽ giúp HS có được trình độ vững chắc, giúp HS khôi phục các kiến thức kỹ năng cơ bản từ đó HS tự tin hơn trong học tập, góp phần giúp giảm tỷ lệ HS bỏ học

72

và HS yếu kém. Phụ đạo HS yếu kém còn giúp cho Trung tâm tạo được uy tín với phụ huynh HS, tạo uy tín cho thương hiệu của Trung tâm so với các trung tâm khác. Điều này sẽ thu hút một lượng HS không nhỏ đến học tại Trung tâm. Do đó muốn quản lý việc phụ đạo HS yếu kém có hiệu quả Giám đốc cần chỉ đạo CBQL cùng trưởng phòng chuyên môn tổ chức khảo thực trạng kết quả học tập của HS thông qua các kỳ thi kiểm tra giữa khóa hoặc cuối khóa và lập danh sách HS cần được bồi dưỡng, phụ đạo và phân loại HS yếu kém.

Khi chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu kém theo từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp, Giám đốc phải thống nhất với GV nội dung bồi dưỡng cho HS. Chọn GV có kinh nghiệm, nhiệt tình, kiên nhẫn, yêu nghề, có tấm lòng yêu thương HS, có khả năng tự kiềm chế cao, không nóng tính và đặc biệt phải có mong muốn và nhiệt tình giúp đỡ các em. Thông thường HS yếu kém rất dễ chán nãn và bỏ học, vì vậy, trong quá trình phụ đạo học sinh, GV phải tìm ra đúng nguyên nhân học yếu của HS để có biện pháp giúp đỡ thích hợp, phải kiên trì, động viên, khuyến khích thậm chí khen thưởng khi người học có tiến bộ trong quá trình học tập, bồi dưỡng phương pháp học tập cho các em, phải quan tâm phát huy tính tích cực, độc lập của người học đặc biệt không làm thay HS. Giáo viên cần có các hướng dẫn cách làm cụ thể từng phần, từng bài rõ ràng minh bạch, tạo bầu không khí thân thiện dễ gần gũi để người học không ngại khi gặp khó khăn trong học tập. Điều này sẽ giúp người học tự tin, thoải mái trao đổi việc học tập của người học với thầy cô giáo của mình.

Tổ chức, quản lý các lớp học phụ đạo HS yếu kém tương tự như các lớp chính thức tại Trung tâm. Phân công GV giảng dạy, có xếp thời khóa biểu và điểm danh hàng ngày. Giám đốc, CBQL có biện pháp theo dõi, kiểm tra việc phụ đạo của GV như phương phương phụ đạo, nội dung phụ đạo, thời gian phụ đạo... Giám đốc, CBQL nên xếp người học học yếu kém cùng trình độ sẽ học chung với nhau. Tạo điều kiện thuận lợi và có chế độ bồi dưỡng thích hợp cho những GV làm công tác phụ đạo HS yếu kém.

73

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 98 - 103)