Về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ Tin học, Sở Giáo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 90 - 96)

tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

Tại một trung tâm ngoại ngữ, GV là người trực tiếp tổ chức và theo sát quá trình dạy học, chất lượng dạy học phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ GV. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của đội ngũ GV, tạo sự thống nhất trong hành động, đồng thuận về tư tưởng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của Trung tâm, để làm được điều này, Ban Giám đốc cần phải:

+ Tổ chức cho đội ngũ GV nghiên cứu và tìm hiểu chỉ thị, chính sách về GD&ĐT, đặc biệt trong việc giảng dạy ngoại ngữ (tiếng Anh). Giám đốc và CBQL làm cho GV hiểu được trong giai đoạn đổi mới mạnh mẽ giáo dục hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới công tác quản lý đối với hoạt động dạy học ngoại ngữ, để từ đó giáo viên ủng hộ và tích cực thực hiện các kế hoạch đổi mới hoạt động dạy học của Ban Giám đốc.

+ Giám đốc cần rà soát lại nhân sự trong công tác điều hành và trong giảng dạy; quan tâm chọn những người giỏi, có tài, có tâm, có năng lực điều hành, hỗ trợ việc dạy và học, am hiểu sâu về chuyên môn và nghiệp vụ, đề bạt làm CBQL thay thế CBQL kém năng lực.

+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL nhất thiết phải được trải qua các khoá bồi dưỡng QL dài hạn hoặc ngắn hạn, do Sở GD&ĐT tổ chức. Tạo điều kiện cho CBQL và GV tham gia các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy.

61

vọng, năng lực tại Học viện quản lý giáo dục, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu. Các nhân sự này cũng cần được cử đi dự các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn do Sở GD&ĐT tổ chức.

Yêu cầu GV và bản thân tăng cường tự học, tự bồi dưỡng.

Phương thức tự học, tự bồi dưỡng là phương thức khả thi nhất để các trung tâm chọn lựa thực hiện nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ quản lý. Trung tâm cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng của CBQL. Mỗi thành viên làm công tác quản lý phải tự mình lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng thông qua các tài liệu thông tin trên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, của Sở GD&ĐT; trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là rút ra kinh nghiệm từ tình hình quản lý thực tế từ những trung tâm khác.

Tăng cường công tác quản lý GV

Quản lý hoạt động dạy của GV bắt đầu từ quản lý việc soạn giáo án. Giáo án là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế để tổ chức cho HS/HV hoạt động. Việc soạn giáo án và chuẩn bị lên lớp của GV quyết định đến chất lượng giờ lên lớp và chất lượng dạy học, sự chuẩn bị của GV càng chu đáo thì kết quả dạy học càng ít sai sót, Giám đốc quan tâm đến chất lượng giờ lên lớp của giáo viên. Vì vậy, để quản lý việc soạn giáo án và chuẩn bị giờ lên lớp của GV, Ban Giám đốc cũng cần phải:

Yêu cầu các trưởng phòng chuyên môn thảo luận thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học. Trên cơ sở đó, GV căn cứ theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng và trình độ thực tế của HS để soạn bài và chuẩn bị bài dạy. Ban Giám đốc có kế hoạch mua sắm tài liệu tham khảo, những trang thiết bị cần thiết (flashcard, loa trợ giảng, thiết bị hỗ trợ CNTT...) để GV có đầy đủ cơ sở, phương tiện cho việc chuẩn bị bài dạy. Tổ chức bồi dưỡng GV về đổi mới phương pháp dạy học, tất cả GV phải thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và thường xuyên thực hiện kiểm tra GV sau bồi dưỡng. Tạo điều kiện, khuyến khích cho tất cả GV mua laptop phù hợp để hỗ trợ soạn, giảng trong công tác của mình.

62

lên lớp để kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị giáo án của GV. Giám đốc có thể ủy quyền cho CBQL kiểm tra và phê duyệt giáo án của giáo viên theo định kỳ; trong một số trường hợp đặc biệt như đối với các GV mới, các GV chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, Giám đốc phải trực tiếp kiểm tra. Mỗi lần kiểm tra, phải có phiếu đánh giá, góp ý cụ thể và lưu vào hồ sơ.

Trong vấn đề quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV, Giám đốc có thể tạo một môi trường cởi mở, thông thoáng để GV tự sáng tạo, thiết kế bài lên lớp của mình nhất là các bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, phải thực hiện theo một chuẩn nào đó mà Giám đốc hoặc CBQL đề ra và Giám đốc, CBQL cũng thực hiện nghiêm túc kiểm tra việc soạn giáo án của GV và kí duyệt bài soạn của GV. Giám đốc cũng cần yêu cầu Phó Giám đốc, các trưởng phòng chuyên môn xem xét, thẩm định tính lôgic - khoa học, tính thiết thực trên một bài soạn theo đặc trưng của bài học, để có thể cho GV những lời góp ý và điều chỉnh cần thiết, góp phần đưa tiết dạy đạt hiệu quả cao. Muốn thế, người Giám đốc phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu, nắm vững đặc trưng bài học, thấu đáo từng trọng tâm bài dạy để khâu quản lý bài soạn thật sự đi vào thực tế.

Nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy trên lớp, Giám đốc cần:

- Tổ chức một số tiết dạy mẫu do một số GV có kinh nghiệm đảm trách để thực tế hóa việc thực hiện các yêu cầu một tiết dạy theo chuẩn đánh giá.

- Thường xuyên tổ chức dự giờ GV, định kỳ hoặc đột xuất, và luôn chú ý góp ý kiến, tư vấn cho GV trên cơ sở phân tích sư phạm tiết dạy. Việc phân tích sư phạm tiết dạy phải thể hiện một trình độ khoa học cao; lưu ý tính nhiều mặt trong nhu cầu và hứng thú của người học nghĩa là cần coi trọng việc lấy người học làm trung tâm trong quá trình giáo dục, đào tạo.

- Phân tích - rút kinh nghiệm tiết dạy phải được thể hiện trên biên bản theo quy định. Biên bản phải ghi rõ ý kiến của người dự và người được dự khi phân tích những ưu - khuyết điểm của tiết dạy. Việc làm này sẽ giúp người được dự giờ nhận ra đầy đủ những ưu, khuyết điểm để phát huy hoặc khắc phục, sửa chữa. Ngoài ra, cần giúp cho người dự giờ tránh thái độ chung chung khi đánh giá. Điều cần thiết là

63

làm thế nào để sau mỗi tiết lên lớp, người dự và người được dự đều rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân với quan điểm khách quan và không thực hiện một cách đối phó. Đặc biệt là người CBQL có thể qua đó để phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và nhân rộng; phát hiện những sai lệch điều chỉnh, sửa chữa chỉ cho GV; thu thập những thông tin cần thiết, xác thực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch QL của mình.

- Phân công giảng dạy cho GV

Việc xếp thời khóa biểu phải đảm bảo tính khoa học và hợp lý bởi thời khóa biểu chi phối toàn bộ quá trình giảng dạy và nhịp độ hoạt động ở nhà. Vì vậy, khi chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu Giám đốc và CBQL cần lưu ý:

Nắm được tỷ lệ phân phối tiết học trong tuần của các GV để chỉ đạo và kiểm tra bộ phận xếp thời khóa biểu bố trí các tiết học trong buổi học đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với tâm lý HS/HV. Chỉ đạo bộ phận xếp thời khóa biểu, khi xây dựng thời khóa biểu phải quan tâm đến thời gian của GV, tạo điều kiện cho GV làm việc hợp lý, ví dụ, đối với các GV có hoàn cảnh gia đình khó khăn (như có con nhỏ, nơi ở cách xa Trung tâm) thì phải bố trí những thời gian hợp lý để GV có thể vừa thực hiện công việc giảng dạy của mình, vừa có thể có thời gian để hoàn thành các công việc cá nhân. Thời khóa biểu phải đảm bảo các GV dự giờ được đồng nghiệp và dạy thay trong các trường hợp đột xuất. Xếp thời khóa biểu không chỉ dựa vào nguyện vọng cá nhân mà còn phải dựa vào năng lực giảng dạy của mỗi GV. Bên cạnh đó, Giám đốc hoặc CBQL phải dựa vào hoàn cảnh gia đình của mỗi cá nhân để phân công giảng dạy phù hợp với trình độ cũng như phù hợp với sở trường của từng GV.

Giám đốc phải kiểm tra, duyệt thời khóa biểu và công bố thời khóa biểu trước ngày ít nhất 2 tuần cho GV, HS, các bộ phận có liên quan.

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy.

Giám đốc phải có kế hoạch cả năm học cho hoạt động giảng dạy đồng thời yêu cầu tổ chuyên môn và GV theo đó lập kế hoạch giảng dạy cho cả năm học và GV theo đó phải thực hiện. GV có nhiệm vụ ghi vào sổ báo cáo hàng ngày khi lên dạy đến đâu, dạy những gì, chi tiết cụ thể từng rõ ràng từng mục, và có ý kiến ghi sau mỗi giờ dạy. CBQL hoặc Giám đốc kiểm tra nhắc nhở, giúp đỡ họ hoàn thành

64

tốt nhiệm vụ giảng dạy trên lớp.

Để quản lý việc xây dựng chương trình và thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV Giám đốc cần phải:

+ Tổ chức cho GV nghiên cứu, tìm hiểu chương trình, kế hoạch dạy học, khả năng đáp ứng thiết bị day học, sách và các loại tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy học.

+ Qui định nội dung, hình thức và yêu cầu của kế hoạch dạy học, chỉ đạo CBQL hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân, tổ chức họp thông qua dự thảo kế hoạch dạy học của từng GV và lấy ý kiến đóng góp của các thành viên. Giám đốc cũng cần yêu cầu GV hoàn chỉnh kế hoạch dạy học của cá nhân và trình Ban Giám đốc phê duyệt. Ngoài ra, cần tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện kế hoạch dạy học đã được duyệt. Giám đốc cũng cần chỉ đạo CBQL tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của GV. Giám đốc cũng có thể kiểm tra tiến độ thưc hiện chương trình giảng dạy của GV bằng cách đối chiếu sổ lên lớp hàng ngày, giáo án, thời khóa biểu, lịch giảng dạy của GV.

Tăng cường quản lý việc thực hiện phương pháp giảng dạy

Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở Trung tâm hiện nay cần tập trung vào các hoạt động quản lý sau:

+ Giám đốc chỉ đạo quán triệt và thống nhất chung nội dung, phương pháp đối với từng tiết giảng, bài giảng. Cần tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học vì ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học là xu thế tất yếu, CNTT được coi là nhân tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay chủ yếu là sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế các bài giảng điện tử, thực hiện các mô phỏng thí nghiệm, chiếu phim minh họa, hướng dẫn ôn tập. Vì vậy, quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học cũng chủ yếu tập trung vào các ứng dụng trên.

Ngoài ra, để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, Giám đốc cần phải:

65

thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao nhận thức của đội ngũ các bộ, GV, nhân viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học, giúp GV thấy được sự cần thiết và lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó, GV tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học.

+ Xây dựng những qui định cụ thể về việc thực hiện soạn giảng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học. Giám đốc chỉ đạo CBQL tổ chức nghiên cứu, đưa ra thảo luận, thống nhất bài dạy, tiết dạy, nội dung nào cần có phần mềm hỗ trợ, mô phỏng, hình ảnh, đoạn phim, đưa vào bài giảng cho phù hợp.

+ Phân công CBQL phụ trách cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quản lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, CBQL chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp của Trung tâm trong năm học.

+ Giao phòng Đào tạo tin học tại Trung tâm, khảo sát thực trạng khả năng sử dụng thiết bị dạy học, công nghệ thông tin của GV trong Trung tâm để có định hướng bồi dưỡng tập huấn thích hợp. Cũng cần tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giảng dạy. CBQL và GV của trung tâm đều có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản trở lên đây là một lợi thế khi đổi mới phương pháp dạy học có kết hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy.

+ Đầu tư, bổ sung thích đáng trang thiết bị dạy học hàng năm. Giám đốc cũng cần khuyến khích GV sử dụng trang thiết bị dạy học, tăng cường kiểm tra nhắc nhở việc sử dụng trang thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của GV thông qua việc theo dõi chấm công hàng ngày, thông qua dự giờ thường xuyên, tạo điều kiện để GV có thể sử dụng thiết bị hiện đại này. Ngoài việc mỗi cá nhân GV đều phải trang bị máy tính cá nhân trong giảng dạy, Giám đốc tạo điều kiện đầu tư mua thêm máy tính xách tay, máy tính bảng... và tạo điều kiện cho tất cả GV có thể sử dụng internet, khai thác hiệu quả phòng thực hành tiếng Lab, phòng

66

tin học để khai thác thông tin phục vụ cho việc dạy học. Các phòng máy đều được kết nối internet, có wifi, cài đặt phần mềm dạy học, bảng tương tác thông minh để GV có thể tận dụng tối đa hệ thống hỗ trợ dạy học. Giám đốc xây dựng và thực thi chế độ khen thưởng đối với GV sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.

Tăng cường quản lý nội dung đào tạo

Đối với nội dung chương trình và thời gian áp dụng cho mỗi khóa học Giám đốc cần tổ chức, chỉ đạo cuộc họp cho tất cả CBQL và GV để thống nhất giáo trình giảng dạy phù hợp với từng đối tượng HS của Trung tâm. về thời gian giảng dạy hiện nay cũng nên lấy ý kiến CBQL và GV thống nhất thời gian, phân phối chương trình cho từng giáo trình cụ thể. Nếu đúng như ý kiến khảo sát và phỏng vấn thì Giám đốc và CBQL có thể rút ngắn thời gian đối với bộ sách E-Smart lại và thêm thời gian cho bộ sách New English File (Elememtary, Pre-intermediate, Intermediate).

Giám đốc cũng cần nghiên cứu khả năng thành lập hội đồng khoa học (đảm bảo theo “Điều 5. Cơ cấu tổ chức của trung tâm ngoại ngữ, tin học” Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018) để thường xuyên rà soát chương trình đào tạo, giảng dạy, tiến tới việc xây dựng chương trình riêng của Trung tâm nhằm đáp ứng các đối tượng người học đặc thù mà Trung tâm đang giảng dạy và đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w