Về kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm Ngoạ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 96 - 98)

tiếng Anh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên

Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả quá trình học tập của HS, khuyến khích, tạo động lực cho HS, giúp cho HS tiến bộ không ngừng. Kiểm tra, đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi giúp người GV nắm bắt được chất lượng, phương pháp của việc dạy học để từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho công tác giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS còn giúp các nhà quản lý giáo dục có được những số liệu, thông tin về chất lượng và trình độ của HS để có những điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời.

67

Nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Tổ chức học tập, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế kiểm tra, cho điểm, xếp loại đánh giá HS của GV. Tổ chức kiểm tra theo đề chung, đổi chéo GV coi thi, chấm bài kiểm tra, đảm bảo sự công bằng khách quan trong đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá HS phải đảm bảo các yêu cầu:

Nội dung kiểm tra: Việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc tái hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần chú trọng đúng mức kiểm tra năng lực độc lập, sáng tạo của HS. Nội dung kiểm tra phải đảm bảo kiểm tra được toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng và tư duy của học sinh, đồng thời cần chú ý đến tính phổ thông đại trà trong học tập của HS.

Hình thức kiểm tra: GV sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá mang tính thực tiễn và sáng tạo. Một mặt nâng cao chất lượng các bài kiểm tra trên giấy với hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan nhằm đánh giá mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức; kỹ năng trình bày, diễn đạt, lập luận lôgic của HS. Mặc khác tăng cường đánh giá theo hướng tự đánh giá của HS; phỏng vấn; thực hành kỹ năng nghe nói.

Chỉ đạo GV trong kiểm tra hàng ngày như kiểm tra từ mới, ngữ pháp, nói, đọc và viết. GV phải tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau nhằm rèn luyện phương pháp tự học và phát triển kỹ năng tự đánh giá của HS. Đối với các bài kiểm tra chấm theo cách truyền thống, Giám đốc cần yêu cầu GV phải ghi lời phê, nhận xét đánh giá bài làm của HS; dành thời gian thích đáng để trả bài và nhận xét về các lỗi điển hình mà HS mắc phải. Bên cạnh đó, cho phép GV áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, GV đánh giá HS thông qua kết quả hoạt động nhóm; thông qua trình bày; thông qua thuyết trình; thông qua báo cáo; thông qua sản phẩm.

Chỉ đạo CBQL dựa vào nội dung chương trình, quy định kiểm tra từng bài, phân phối chương trình, xậy dựng tiến trình và thời gian để kiểm tra đầu giờ, kiểm tra giữa khóa học và kiểm tra cuối khóa học. Giám đốc kiểm tra tiến độ cho điểm của GV thông qua bài kiểm tra của HS đã được GV cho điểm và đối chiếu với sổ

68

lạc của HS, điều này giúp Giám đốc nắm bắt được chất lượng học tập của HS từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời việc giảng dạy của GV và học tập của học sinh. Trước khi cho HS kiểm tra, GV phải nộp đề cho CBQL xem xét, cân nhắc trước khi cho HS làm kiểm tra, đánh giá. Nếu có sai sót sẽ kịp thời chỉnh sửa và thay đổi đề thi. Hiện nay, Trung tâm có một số sách, giáo trình đã có bài kiểm tra đánh giá của HS. Vì vậy GV cũng không cần soạn đề kiểm tra cho HS và có thang điểm rõ ràng do nhà xuất bản của quyển sách cung cấp. Trong đó có những bộ sách mà chưa có đề kiểm tra thì GV nên thực hiện theo chu trình trên. Quản lý kế hoạch cho điểm có tác dụng tránh GV ra đề không đúng nội dung trọng tâm.

Tổ chức biên soạn ngân hàng đề thi cho bộ sách chưa có bài kiểm tra của nhà xuất bản sao cho phù hợp với trọng tâm và nội dung bài học của HS. Chỉ đạo bộ phận văn phòng lưu trữ, bảo quản kết quả học tập của học sinh một cách có hệ thống, khoa học thuận lợi cho việc tra cứu khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ TIN HỌC, SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 96 - 98)