Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 92 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Các yếu tố khách quan

3.3.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: - Môi trường kinh tế

Năm 2019, trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn như căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung, sự kiện Brexit ( Vương quốc Anh rời khỏi liên minh Châu Âu EU), kinh tế Hồng Kong suy thoái vì biểu tình, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì ổn định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,02% , thuộc top các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ 6,6% - 6,8%, xuất siêu đạt mức 9,94 tỷ USD, vốn FDI đăng ký đạt 38 tỷ USD, dự trữ ngoại hối tăng lên đến 80 tỷ USD, bội chi ngân sách thấp, mức lạm phát dưới 3 % nằm trong tầm kiểm soát. Tháng 10/2019, diễn đàn kinh tế Thế giới công bố báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), trong đó Việt Nam xếp thứ 67 trên 141 nền kinh tế với 61,5 điểm, cải thiện 10 bậc và tăng 3,5 điểm. Bên cạnh đó, Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), 18 ngân hàng trong hệ thống đáp ứng chuẩn Basel II.

Như vậy môi trường kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để Công ty cổ phần Dược Hậu Giang mở rộng thị trường, tiếp cận được với nhiều nhóm khách hàng với nhu cầu phong phú và đa dạng hơn, thu hút đầu tư, cập nhật tri thức, khoa học kỹ thuật mới, cơ hội hợp tác liên doanh, liên kết…; Bên cạnh đó Công ty cổ phần Dược Hậu Giang cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thị trường, rủi ro công nghệ…

84

Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc,… việc quản lý chặt chẽ, khoa học, chuyên nghiệp hơn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu, sản phẩm chất lượng cao…phát huy lợi thế. Sản phẩm của các doanh nghiệp dược được phân phối chủ yếu qua kênh ETC (Kênh phân phối qua bệnh viện) và OTC (Bán hàng trực tiếp qua các hiệu thuốc). Kênh ETC đang chiếm 73% thị trường thuốc, kênh OTC chiếm 27% còn lại, trong khi cả nước có hơn 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc. Tuy nhiên, các quy định quản lý pháp lý về ngành chưa thay đổi kịp theo biến động của thị trường, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở trong quản lý chất lượng, giá thuốc và quy trình đấu thầu thuốc tại các bệnh viện (kênh ETC). Dự thảo sửa dổi Thông tư 11/2016/TT-BYT về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế ban hành chậm chễ dẫn đến doanh thu của nhiều doanh nghiệp từ thị trường ETC chưa đạt như kỳ vọng.

Nguyên liệu sản xuất chính của Công ty CP DHG cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành chủ yếu nhập khẩu (80% - 90%) chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố đầu vào như: biến động giá nguyên liệu, chính sách giá nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ…

Như vậy môi trường chính trị pháp luật có tác động tích cực giúp Công ty cổ phần Dược Hậu Giang có nhiềucơ hội tự chủ trong sản xuất kinh doanh và mở rộng các loại hình sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường.

- Môi trường xã hội

Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (Pharmerging-theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute). Dân số đang bước vào giai đoạn “già hóa” (World Bank cảnh báo, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất từ trước tới nay, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050), đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên. Bên cạnh đó, mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ngày càng có nguy cơ ô nhiễm cao làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh tật… là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của

85

ngành dược. Các công ty dược phẩm cũng được kỳ vọng tăng trưởng khi nhu cầu của người dân tăng lên do dịch bệnh Covid - 19. Người dân sẽ tăng mạnh chi tiêu cho các sản phẩm thuốc tăng sức đề kháng, sát khuẩn, sát trùng nhằm mục đích phòng, ngừa bệnh.

Xu hướng tăng tiêu thụ thuốc vẫn duy trì liên tục trong những năm qua trong khi chi phí dược phẩm bình quân đầu người vẫn cho thấy khả năng tăng trưởng nếu so với mức trung bình của các thị trường dược mới nổi. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Theo đó, gần 78% chuyên gia và doanh nghiệp dược dự báo, tốc độ tăng trưởng toàn ngành năm 2019 sẽ đạt trên 10% (năm 2017: tốc độ tăng trưởng ngành được 75% doanh nghiệp dự báo đạt trên 10% trong năm 2018), cho thấy sự tự tin vào khả năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp dược hiện nay.

Như vậy môi trường xã hội tạo ra các cơ hội mở để Công ty cổ phần Dược Hậu Giang có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. Công ty có thể nghiên cứu thị trường và quảng bá tới người tiêu dùng Việt Nam về những loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu sức khỏe cho người dân.

- Môi trường tự nhiên

Việt Nam có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng. Cộng đồng các dân tộc có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng và sử dụng các loài cây, con làm thuốc. Với trên 5.000 loài cây thuốc và vốn tri thức bản địa sẽ là một kho tàng vô giá để triển khai các nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm từ dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội.

Theo kết quả điều tra, tính đến năm 2005 đã ghi nhận được 3.948 loài thực vật và nấm, 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Đến năm 2016 đã ghi nhận 5117 loài và dưới loài loài thực vật, trong đó có nhiều loài dược liệu bản địa và nhập nội quý cả về công dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế đã được phổ biến rộng trong sản xuất. Từ nguồn tài nguyên dược liệu này, nhiều loài cây thuốc đã được sử dụng để chiết tách các hoạt chất làm thuốc như: Rutin từ Hoa hòe; Berberin từ Vàng đắng; Artemisinin từ Thanh hao hoa vàng và Methol và

86

tinh dầu từ Bạc hà…Từ các dược liệu này đã sản xuất nhiều loại thuốc có giá trị chữa bệnh như: Bidentin từ Ngưu tất; Morantin từ Mướp đắng; Abilin từ Nhân trần; Kim tiền thảo từ Kim tiền thảo…

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển dược liệu trong nước nhưng chưa thực sự đủ sức hấp dẫn, sản xuất vẫn dừng ở quy mô nhỏ lẻ, tự phát, thiếu liên kết, thị trường chậm phát triển, giá thành cao, không cạnh tranh được với hàng nhập ngoại. Trong khi đó, việc nuôi trồng nhiều loài dược liệu chủ yếu do nông dân ở vùng sâu, vùng xa thực hiện, cơ sở hạ tầng còn thiếu, ruộng đất manh mún, khó hình thành vùng sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả cho người sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi sản xuất chậm phát triển, xu hướng tìm khai thác tận diệt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh dược liệu.

Như vậy môi trường tự nhiên có tác động tích cực cho Công ty cổ phần Dược Hậu Giang trong việc cung cấp các nguồn nguyên liệu đầu vào làm ra sản phẩm. Tuy nhiên, chất lượng của các nguồn nguyên liệu cũng là một thách thức đối với Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.

- Môi trường khoa học công nghệ

Sản xuất dược trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu dược phẩm trong nước, các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất dưới dạng đơn giản , thực phẩm chức năng và các loại thuốc Generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền).

Theo danh sách công bố tháng 8/2018 của Cục quản lý dược, sau 15 năm triển khai, cả nước có 222 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Đây là hàng rào phải kỹ thuật đầu tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải vượt qua được nếu muốn xuất khẩu dược phẩm.

PIC/S-GMP, EU-GMP, Japan-GMP là những hàng rào kỹ thuật cao cấp hơn được chào đón rộng rãi trên toàn cầu. Song, theo Cục Quản lý dược, cả nước hiện chỉ có 18 dây chuyền sản xuất đạt 1 trong 3 tiêu chuẩn quốc tế này, phần lớn thuộc sở hữu doanh nghiệp nước ngoài, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam nằm ở tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng tân tiến, nhân sự tay nghề cao, đầu tư nghiên cứu… và kinh nghiệm quốc tế hóa nhà máy thuốc. Việc nâng cao tiêu chuẩn sẽ giúp doanh

87

nghiệp tăng trưởng bền vững trong tương lai. Các doanh nghiệp đạt chuẩn quốc tế có cơ hội gia tăng xuất khẩu vào các thị trường khó tính, tiếp cận thông tin, xu hướng tiêu dùng thuốc trên thế giới, mở rộng mạng lưới quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp dược quốc tế nhằm sản xuất và phân phối, mua sang chế thuốc, nhập nguyên liệu, chuyển giao công nghệ…

Như vậy môi trường khoa học công nghệ tạo ra thách thức cho Công ty cổ phần Dược Hậu Giang trong việc đổi mới công nghệ và nâng cấp dây chuyền sản xuất để cạnh tranh với các đối thủ lớn trong ngành. Việc tiến bộ về mặt khoa học công nghệ là một trong những yếu tố rất lớn tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt bậc cho Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.

3.3.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành:

- Áp lực từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp cho ngành dược bao gồm: Nhà cung cấp về nguyên liệu chế biến thuốc, nhà cung cấp về nguồn lao động. Sức ép của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chế biến thuốc đối với ngành cao. Tuy một số doanh nghiệp dược đã xây dựng được nguồn nguyên liệu riêng, chủ động được một phần nguồn nguyên liệu để sản xuất nhưng tỷ lệ này rất thấp, ngành dược Việt Nam vẫn bị phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng 60.000 tấn nguyên liệu dược phẩm các loại, trong đó 80% – 90% nguyên liệu dược phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Các công ty sản xuất dược phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung cấp bị đứt gãy, các nhà sản xuất tăng giá bán, rủi ro về tỉ giá, thanh toán tín dụng. Từ giữa năm 2018, giá nhiều nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh từ 15% đến 80% khiến cho lợi nhuận gộp của nhiều doanh nghiệp giảm sâu. Trong dịch Covid – 19, nhiều doanh nghiệp dược phải đối diện với việc thiếu nguyên liệu sản xuất khi nguồn cung phụ thuộc chủ yếu từ nhập khẩu bị gián đoạn, nguyên liệu dược phẩm thuốc kháng sinh và vitamin tăng giá, gây ảnh hưởng dài hạn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Như vậy áp lực từ nhà cung cấp tạo ra một thách thức cho công ty cổ phần Dược Hậu Giang do quyền thương lượng về giá vẫn còn hạn chế. Đây cũng có thể là một trong những khó khăn của công ty trong việc hạ giá thành để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

88

- Áp lực từ đối thủ tiềm năng

Việc gia nhập ngành của các công ty dược phẩm mới tương đối khó khăn do chi phí bỏ ra khá lớn. Dược phẩm liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng nên phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm ngặt của các Cơ quan kiểm định dược của Chính phủ . Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BYT ngày 19/4/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành lộ trình triển khai áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” và nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” và khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới:

- Các cơ sở sản xuất thuốc tân dược đã được phép sản xuất phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-WHO;

- Các cơ sở kinh doanh, tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu và trung tâm y tế triển khai áp dụng nguyên tắc GSP; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ kho bảo quản thuốc phải đạt nguyên tắc GSP và được Bộ Y tế công nhận doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kho bảo quản thuốc mới được phép hoạt động;

- Thực hành tốt phòng thí nghiệm về vắc xin và sinh phẩm (GLP); - Thực hành tốt về phân phối thuốc (GDP).

Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn trên thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy nguy cơ xuất hiện đối thủ tiềm năng là không cao.

Ưu điểm của các đối thủ đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần Dược Hậu Giang là quy mô lớn, hoạt động lâu năm tuy nhiên nhược điểm chung của họ là ít khai thác các chương trình xúc tiến mà phần lớn chỉ tập trung vào tập khách hàng trung thành. Nhận biết được điều này công ty cổ phần Dược Hậu Giang cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường đầy tiềm năng này.

- Áp lực từ khách hàng

Nhóm khách hàng của công ty cổ phần Dược Hậu Giang bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước. Nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài của Dược Hậu Giang bao gồm: Hapacol, Klamentin, NattoEnzym, Bocalex, Dược Hậu Giang đã xây dựng được mạng lưới bán hàng tại các thị trường xuất khẩu như: Campuchia, Lào, Myanmar, Singapore, Malaysia, Moldova, Nga, Mông Cổ, Nigeria, Ucraina, Yemen...Đồng thời đang tăng cường hoạt động xuất khẩu thông

89

qua việc đầu tư chiều sâu cho hoạt động bán hàng và tiếp thị ở những quốc gia có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam như Campuchia, Myanmar, thị trường châu Á và Đông Âu.

Như vậy trong điều kiện như hiện nay thì công ty cổ phần Dược Hậu Giang gặp rất nhiều sự cạnh tranh ở thị trường nội và những thị trường trong nước. Vì vậy, công ty phải nỗ lực hơn nữa, phải tìm hiểu thêm, nghiên cứu thị trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng tối đa hơn nhu cầu của khách hàng. Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng quen thuộc cũng như những khách hàng tiềm năng công ty cần phải “Cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm”. Để từ đó không những giữ vững được khách hàng trung thành, quen thuộc mà còn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, đây được coi là chiến lược quan trọng của công ty cổ phần Dược Hậu Giang trong thời gian tới.

- Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Từ những nhu cầu, mục đích cũng như tính năng của mỗi loại thuốc thì sẽ rất khó có sản phẩm thay thế cho dược phẩm.

Như vậy các sản phẩm thay thế không tạo ra rào cản hay bất lợi nhiều cho công ty cổ phần Dược Hậu Giang

- Áp lực từ các doanh nghiệp trong nội bộ ngành

Mức độ cạnh tranh trong ngành dược hiện nay khá cao, cả nước có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI.

Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh có thể khẳng định đến thời điểm hiện nay, thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng có của một ngành kinh doanh đặc biệt. Các nguyên tắc và quy luật của cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng chi phối thị trường dược phẩm. Các doanh nghiệp dược Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn quốc tế và đang nỗ lực gia tăng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tính đến

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 92 - 99)