Tăng cường các biện pháp giảm chi phí kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 108 - 109)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tăng cường các biện pháp giảm chi phí kinh doanh

Về mặt lý thuyết khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố là chi phí và sự khác biệt. Do đó cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là vấn đề vừa cấp thiết vừa lâu dài để hạ thấp giá thành, giảm giá bán. Chi phí ảnh hưởng rất lớn bởi cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất, mức độ hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố sản xuất.

Từ định hướng về NCNLCT và thực trạng nâng cao năng lực tài chính của công ty được phân tích ở chương 3, theo tác giả công ty cần tập trung vào một số giải pháp tài chính như sau:

- Tiếp tục quản trị hiệu quả vốn lưu động trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động.

- Nâng cao năng lực đội ngũ kế toán đáp ứng yêu cầu gia nhập tập đoàn công ty đa quốc gia. Xây dựng lộ trình lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn IFRS - cam kết các tiêu chuẩn cao nhất về thông tin tài chính và bảo vệ nhà đầu tư.

- Công ty cũng cần giảm chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách: + Chi phí nguyên liệu chiếm phần lớn trong cấu trúc chi phí của công ty. Trong đó, nguyên liệu nhập khẩu chiếm hơn 80%, chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ. Hiện nay, Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chuẩn về môi trường đối với nhà máy sản xuất nguyên liệu dược phẩm và đóng cửa một số nhà máy gây ô nhiễm môi trường dẫn đến nguồn cung khan hiếm, giá cả nguyên liệu tăng . Do đó, Công ty cần tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới; thực hiện hoạt động kinh doanh nguyên liệu, mua số lượng lớn để lợi thế thương lượng được các hợp đồng dài hạn và ổn định với các nhà cung cấp nhằm giảm sự ảnh hưởng của nhà cung cấp đến chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần đặt hạn mức hàng tồn kho an toàn và thời gian đặt hàng an toàn với các nguyên liệu quan trọng, phòng mua hàng cập nhật các thông tin thường xuyên đến các phòng ban về tình hình nguyên liệu để các phòng ban khác cân đối kế hoạch sử dụng.

+ Thường xuyên cập nhật, dự báo biến động tỷ giá ngoại tệ thông qua mối quan hệ với các ngân hàng. Thực hiện hợp đồng L/C (Thư tín dụng) để ngân hàng đảm bảo thanh toán phòng ngừa rủi ro khan hiếm ngoại tệ.

100

+ Đẩy nhanh hoạt động đánh giá hiệu quả đầu tư, nhằm đầu tư tài sản dài hạn theo đúng tiến độ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của phân xưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ngoài những giải pháp giảm chi phí kinh doanh ở trên, Công ty cũng cần thường xuyên phân tích tài chính, cơ cấu chi phí, bảng dự toán tài chính nhằm dự đoán, lên kế hoạch triển khai và thực hiện hiệu quả tài chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)