Nâng cao năng lực quản trị nhân sự của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 111 - 115)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Nâng cao năng lực quản trị nhân sự của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Giang

Nguồn nhân lực là nguyên khí của mỗi doanh nghiệp. Nguồn nhân lực đủ về số lượng và không ngừng được nâng cao về chất lượng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho DN. Trong những năm, Công ty CP DHG qua đã xây dựng được lòng tin yêu và gắn kết trung thành của đội ngũ CBNV. Tuy nhiên, trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn nữa để nguồn nhân lực thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh riêng của mình. Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty CP DHG, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

- Tìm kiếm nhân tài thông qua chương trình liên kết với các trường đại học danh tiếng.

- Cung cấp nhiều cơ hội được học tập và trải nghiệm hơn nữa cho nhân viên thông qua các khóa đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Chương trình đào tạo cần được tổ chức thực hiện dựa trên kế hoạch cụ thể và phù hợp với năng lực trình độ của đội ngũ người lao động, nhu cầu, nguyện vọng của họ. Chú trọng đến đào tạo khả năng tự học tập, tự phát triển cho mỗi cán bộ nhân viên. Để mỗi nhân viên trở thành tấm gương về phát triển và định hình nên văn hóa cho công ty, cũng như trở thành một đại sứ thương hiệu đặc biệt góp phần xây dựng uy tín hình ảnh cho công ty.

- Tăng cường trao quyền cho CBNV trong quá trình làm việc, tạo cơ hội cho người lao động được tham gia trong quá trình ra quyết định, thể hiện sự tin tưởng của ban lãnh đạo và cán bộ quản lý với CBNV, tạo động lực để cán bộ nhân viên không ngừng nỗ lực tự học tập, tự phấn đấu nâng cao trí tuệ góp phần phát triển công ty mạnh mẽ.

- Trong quá trình SXKD của DN, những ý kiến đổi mới, sáng kiến cải tiến đến từ nguồn nhân lực nội bộ rất quan trọng. Phát huy trí tuệ sáng tạo từ đội ngũ nhân

103

viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro, giải quyết được những khó khăn trong công việc, giúp công ty có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải tiến công tác quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh về quản trị. Để phát huy hơn nữa những sáng kiến, cải tiến của nguồn nhân lực nội bộ công ty cần:

+ Tăng cường hỗ trợ thưởng và phúc lợi tương xứng với mỗi sáng kiến, đổi mới sáng tạo của nhân sự mang tính ứng dụng cao và giải quyết được công việc hiệu quả;

+ Ứng dụng công nghệ thông tin và phầm mềm trong quản lý để có thể thu thập, phân loại đánh giá chất lượng của các sáng kiến;

+ Kịp thời tuyên dương những sáng kiến tiêu biểu và hiệu quả nhất của người lao động. Những chính sách này sẽ giúp nguồn nhân bộ nhân viên luôn tích cực đóng góp các ý tưởng sáng tạo hơn nữa, từ đó, nâng cao được trình độ, kỹ năng của bản thân mỗi ngày và đóng góp vào phát triển bền vững doanh nghiệp.

4.2.4. Nâng cao năng lực marketing của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Chuyển hướng phát triển kênh phân phối ETC, Công ty sẽ phải đối mặt với một số hạn chế như: Thu hồi vốn chậm, Phụ thuộc doanh thu vào các điểm bán buôn, nhưng có nhiều lợi thế: Chi phí quản lý được chia sẻ bởi các nhà bán buôn, đại lý buôn; Chi phí bán hàng được chia sẻ bởi các nhà phân phối, đại lý bán buôn và rủi ro công nợ chuyển cho nhà phân phối. Hơn nữa, khi thị trường phân phối OTC trở thành xu hướng chính của các DN dược phẩm trong ngành, thì việc chuyển hướng chiến lược mở rộng kênh ETC là chiến lược đúng đắn của công ty. Để thực hiện thành công chiến lược này, công ty cần triển khai đồng bộ các hoạt động sau:

- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc đặc trị chất lượng cao;

- Xây dựng chiến lược Marketing quan hệ tốt với khách hàng bệnh viện thông qua tương tác, phối hợp, hỗ trợ cùng phát triển;

- Tăng cường tổng giá trị của chuỗi cung ứng xanh từ nguyên liệu đến công nghệ sản xuất sạch, hệ thống phân phối, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Hiện nay, thị trường phân phối qua kênh ETC đang nhằm trong tay các DN nước ngoài với thế mạnh về nhóm sản phẩm đặc trị được nghiên cứu trên

104

nền công nghệ cao và được bảo hộ trí tuệ. Do đó, để cạnh tranh với các DN ngoại và nội về thị phần ETC còn lại, công ty cần xây dựng chính sách giá cạnh tranh bằng cách tăng chiết khấu thông qua doanh số bán và hỗ trợ trả chậm, trả sau giúp cơ sở phân phối quay vòng vốn hiệu quả. Hơn nữa, những nỗ lực khẳng định thương hiệu số 1 tại Việt Nam và tham vọng vươn tầm quốc tế của công ty đã cho thấy sức mạnh và giá trị của người Việt trong khai thác lợi thế quốc gia, điều này giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh khi mở rộng kênh phân phối ETC.

Công ty cần triển khai chiến lược phân phối các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân dần được nâng cao. Do đó, để sản phẩm của doanh nghiệp có thể đến tận tay mọi người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng phát triển quy mô phân phối. Công ty cần hướng đến chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường truyền thông và chính sách phân phối hợp lý để mỗi người dân dùng thuốc đều trở thành đại sứ thương hiệu và là người phân phối sản phẩm thuốc họ đã kiểm nghiệm cho công ty. Để thực hiện được điều này, công ty cần tăng cường tổ chức các chương trình huấn luyện đào tạo, chia sẻ về bán hàng và kinh doanh cho khách hàng; Kết hợp đào tạo online theo những kênh riêng và đào tạo trực tiếp thông qua các chuỗi chương trình sự kiện định kỳ với khách hàng khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Truyền thông đóng vai trò quan trọng nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Là một trong những ngành liên quan trực tiếp tới sức khỏe và y tế nên đối với các DN dược, uy tín và sự tương tác với khách hàng là yếu tố quan trọng. Tăng cường hoạt động truyền thông sẽ giúp người tiêu dùng được cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ, được nói lên tiếng nói của mình với DN, quyết định tới khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Hoạt động truyền thông hiệu quả giúp DN tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu mạnh và NCNLCT cho tổ chức. Nghiên cứu thực trạng ở chương 3 cho thấy, hoạt động truyền thông của Công ty CP DHG mặc dù đã được chú trọng, nhưng còn nhiều điểm hạn chế. Hơn nữa, với mục tiêu đổi mới hoạt động Marketing và phát triển

105

thương hiệu gắn với tăng trưởng xanh và bền vững trong những năm tới, theo tác giả để tăng trường truyền thông hiệu quả công ty cần triển khai các hoạt động sau:

- Tăng cường trải nghiệm cho người tiêu dùng thuốc bằng cách đầu tư phát triển App Store người tiêu dùng để KH có thể tra cứu các thông tin liên quan đến sản phẩm, giá cả, thành phần, chất lượng, hướng dẫn sử dụng thuốc cần thiết, cung cấp các thông tin tư vấn về các loại bệnh và hướng dẫn điều trị, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hoàn thiện Website thương mại điện tử, cung cấp đầy đủ hơn nữa các thông tin về sản phẩm, giá thành, danh mục sản phẩm thuốc tương quan so sánh với thị trường…, hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc của KH trong quá trình điều trị bệnh hoặc trong quá trình họ quan tâm tới sản phẩm của DN.

- Tăng cường hoạt động Marketing truyền miệng:

Văn hóa tiêu dùng của người Việt cho thấy, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua thuốc của người dân là thông qua chia sẻ của người quen hoặc những người có độ tín nhiệm cao trong cuộc sống. Do đó, để NCNLCT thông qua tăng cường truyền thông truyền miệng, Công ty cần tăng cường tạo các cơ hội để học sinh, sinh viên từ các khối ngành nghề y dược hay cán bộ nhân viên từ các DN cùng ngành nghề hoặc khác đến thăm quan nhà máy sản xuất, trụ sở công ty…để mỗi một người đến thăm công ty trở thành một đại sứ thương hiệu của DN, truyền đi những hình ảnh đẹp, thông tin hay và uy tín thương hiệu của DN. Đây chính là giải pháp giúp Công ty tiếp tục củng cố xây dựng hình ảnh trong thời gian tiếp theo.

Tăng cường hợp tác với chuyên gia và các tổ chức truyền thông thực hiện chuỗi chương trình “giao lưu trực tuyến”, tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân, KH quan tâm. Để triển khai chương trình giao lưu trực tuyến, Công ty cần chuẩn bị và triển khai các hoạt động: Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành; Kết hợp truyền thông đa kênh nhằm tăng tương tác, độ phủ của thương hiệu và tạo sự gắn kết và tin tưởng ở thương hiệu thông qua các hoạt động như tăng cường số lượng và chất lượng các bài viết về chương trình/sự kiện trên các trang báo điện tử uy tín như Dantri, nld.com.vn, dùng media để tạo độ phủ cho chương trình, nhãn hàng và giao lưu trực tuyến trên mạng xã hội tạo tương tác với người dùng; Sử dụng công nghệ để thu thập thông tin KH mục tiêu.

106

Tiếp tục thực hiện hoạt động truyền thông tích hợp: Truyền hình, VOV, Digital Marketing, tài trợ sự kiện, tư vấn trực tuyến,... cho các sản phẩm truyền thống như: Bocalex, Nattoenzym,…nhằm củng cố và tiếp tục tạo dựng niềm tin cho khách hàng về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)