Đảng chính trị

Một phần của tài liệu Luận án năng lực cầm quyền của đảng cộng sản việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu luận án

2.1.1. Đảng chính trị

Đảng chính trị (political party) hay chính đảng xuất hiện từ khi xã hội có giai cấp và được tổ chức thành nhà nước. Sự hình thành, xây dựng, phát triển chính đảng là một tất yếu khách quan. Chính đảng là hạt nhân và chủ thể của chính trị nhà nước, chế độ chính đảng là nội dung hạt nhân của chế độ chính trị của một nước. Là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, nhưng đảng chính trị chỉ thực sự ra đời dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN). Và lịch sử thực sự của các đảng chính trị chỉ bắt đầu từ thời kỳ cách mạng tư sản (CMTS), trong đó có Đại CMTS Pháp (1789 -1799). Các quốc gia có đảng chính trị xuất hiện trước tiên là Anh, Mỹ và Pháp [55, tr.9]

Ở các nước tư bản, có các đảng phái đối lập nhau, khi một đảng nào đó nắm được chính quyền thì họ chủ động đưa người của đảng vào các cơ quan nhà nước để thực thi đường lối, chủ trương của đảng mình, còn các đảng phái khác trở thành đảng đối lập. Ở các nước XHCN, ĐCS là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và lãnh đạo xã hội, tuyệt đại đa số các vị trí chủ chốt của nhà nước và hệ thống chính trị do Đảng nắm giữ.

Ngày nay, đảng chính trị tồn tại ở tất cả các nước có chế độ phổ thông đầu phiếu, bầu cử, ứng cử, tranh cử vào các cơ quan nhà nước; chi phối sâu sắc đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trên thế giớị Và trong HTCT của các quốc gia đều có các bộ phận cấu thành cơ bản, gồm: đảng chính trị; nhà nước; tổ chức xã hộị Trong xã hội hiện đại, đảng chính trị thực chất là các tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội liên kết những đại diện ưu t nhất của giai cấp để

lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục tiêu và lý tưởng nhất định. Mục tiêu của đảng chính trị nói chung, trước hết, là giành quyền lực nhà nước (QLNN) và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các định hướng chính trị, đạt được lợi ích của

đảng và trách nhiệm chính trị đối với người dân thể hiện qua việc thực hiện các

cam kết mà đảng ấy đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Hiện nay có nhiều quan niệmvề đảng chính trị:

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin: Đảng chính trị là một tổ chức chính trị của một giai cấp, đại biểu lợi ích cho giai cấp đó. Đảng chính trị ra đời nhằm mục đích đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Đảng chính trị lãnh đạo giai cấp đấu tranh giành chính quyền bằng phương pháp cách mạng và bạo lực cách mạng [116, tr.124].

Nhà triết học chính trị Xôviết Anatoli Butenko cho rằng: Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại biểu tích cực nhất của một giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó [5, tr.19].

Học giả người Mỹ Anthony Downs định nghĩa: Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bầu cử hợp lệ [6, tr.25].

Hai tác giả V.V.Meytus và V.I ỤMeytus định nghĩa Đảng chính trị là liên minh chính trị được hình thành có tổ chức nhằm đạt mục đích chính trị và sử dụng các phương tiện chính thống để đạt được mục đích đó [52, tr.50].

Theo Edmund Burke Đảng chính trị là một tổ chức của những người

(men - nam giới) tập hợp với nhau nhằm th c đẩy lợi ích quốc gia thông qua

nỗ lực chung của họ, dựa trên một số nguyên tắc cụ thể được tất cả nhất trí [82, tr.495].

Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa Đảng chính trị là một tổ chức tự nguyện, liên minh của những người cùng tư tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định; cố gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống

chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình. Đảng thu h t vào hàng ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp chứ không bao giờ toàn bộ giai cấp. Tùy theo giai cấp đóng vai trò như thế nào trong đời sống và trong sự phát triển xã hội (vai trò cách mạng tiến bộ, bảo thủ, phản động) mà đảng của nó thể hiện vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp [39, tr.36].

Nhìn chung, từ trước đến nay trên thế giới (phương Tây, phương Đông và Việt Nam) đã có nhiều quan niệm khác nhau về đảng chính trị. Khái quát lại có thể định nghĩa: Đảng phái chính trị (chính đảng) là tổ chức chính trị của một hay nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định, bao gồm những người có cùng quan điểm, chí hướng, đấu tranh, trong xã hội hiện đại chủ yếu thông qua các cuộc bầu cử, để thực hiện mục đích chính trị là giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, qua đó chi phối đời sống xã hộị

Một phần của tài liệu Luận án năng lực cầm quyền của đảng cộng sản việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)