7. Kết cấu luận án
2.4.2 Nhân tố chủ quan
2.4.2.1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và vận dụng, phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác – Lênin.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là nguyên tắc, thể hiện bản lĩnh, bản chất khoa học và cách mạng của Đảng CSVN.
Tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội XII của Đảng đã r t ra 5 bài học, trong đó bài học thứ nhất là: Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường mà Đảng CSVN, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn; trở thành mục tiêu, lý tưởng nhất quán, trở thành sợi chỉ đỏ của CMVN. Ngay từ khi ra đời (2/1930), Đảng CSVN đã xác định rõ ràng độc lập dân tộc trước hết phải là độc lập về chính trị, độc lập trong xây dựng và thực hiện cương lĩnh, đường lối phát triển của đất nước. Hiện nay, công cuộc đổi mới và HNQT đang đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh m tư duy, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiện thực hóa con đường XHCN mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn. Một trong những thành tựu cơ bản của công cuộc đổi mới là nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn. Trước hết là sáng tỏ về mô hình, mục tiêu của CNXH Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định 8 đặc trưng, trong đó đặc trưng hàng đầu là xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Các đặc trưng về vai trò làm chủ của nhân dân, về nền kinh tế phát triển cao, về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về xã hội và con người, về đoàn kết các dân tộc, về NNPQ và về hợp tác, hữu nghị trong quan hệ quốc tế, đã làm rõ bản chất tốt đẹp và tính hiện thực của CNXH ở Việt Nam. Thực tiễn đổi mới và xây dựng CNXH cũng làm rõ hơn khả năng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) để tiến lên CNXH. Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến tr c thượng tầng TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển mạnh m lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại [18, tr.84]. Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng CSVN đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới mạnh m tư duy lý luận, kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố có tính quyết định đến sự cầm quyền và năng lực cầm quyền của Đảng CSVN.
2.4.2.2 Thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế tạo cho đất nước ta cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế caọ
Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những biến động phức tạp. Mô hình CNXH quan liêu bao cấp ngày càng tỏ ra trì trệ và kém hiệu quả. Một số nước XHCN lâm vào khủng hoảng và vào thời điểm đó tiến hành cải tổ, cải cách (reform). Tiếp theo, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989-1991 được xem như một bi kịch lịch sử, cơn động đất chính trị trong lịch sử thế kỷ XX, dẫn đến chấm dứt trật tự thế giới hai cực Yanta và mở ra một trật tự mớị Ở Việt Nam, từ những thành công và chưa thành công của công cuộc cải tạo, xây dựng
CNXH và bảo vệ Tổ quốc, trước xu thế của thời đại đòi hỏi Đảng CSVN phải
tiến hành đổi mới để tìm tòi con đường mới đi lên CNXH, bằng bước đi, hình thức và biện pháp thích hợp.
Công cuộc đổi mới đã mở ra thời kỳ mới: Thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh [70, tr.624], góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của thời đạịSự nghiệp đổi mới đã làm sáng lên bài học về
thành công của cách mạng Việt Nam: Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thấm nhuần sâu sắc bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin; vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước với xu thế và yêu cầu của thời đại .
Công cuộc đổi mới, trước hết là thành quả của đổi mới nhận thức luận về CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với thực tiễn Việt Nam là thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa cái phổ biến và cái đặc thù , cái chung và cái riêng của mô hình CNXH Việt Nam. Đó là những bước tiến theo hướng đổi mới tư duy lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, bệnh chủ quan duy ý chí. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng CSVN khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực để Đảng CSVN cầm quyền có thêm kinh nghiệm và bản lĩnh, nâng cao năng lực cầm quyền tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH và HNQT vì mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá: Đất nước
đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh m ,
toàn diện so với những năm trước đổi mớị Quy mô, trình độ nền kinh tế
được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín Quốc tế như ngày naỵ.. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là
kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế
phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đ ng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam" [18 tr.104].
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội lớn Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Thách thức lớn nhất là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới còn rất lớn, trong khi đó đất nước đi lên trong điều kiện cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, trong bộ máy của Đảng và Nhà nước tệ quan liêu, tham nhũng và sự thoái hoá về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên chưa được đẩy lùị Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam từng cảnh báo đã trở thành thực trạng phức tạp (diễn biến hòa bình, tụt hậu về kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN và nạn tham nhũng). Các nguy cơ này đan xen và tác động lẫn nhau, cùng với hậu quả của đại dịch
Covid-19 khiến thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam
đứng trước nguy cơ lạm phát và giảm phát. Tất cả những khó khăn, thách thức, một lần nữa đòi hỏi bản lĩnh chính trị, quyết tâm của Đảng thực hiện khát vọng đưa đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh ph c phải được khơi dậy, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phải được nâng cao và tăng cường hơn bao giờ hết.
Tiểu kết Chƣơng 2
1. Đảng chính trị, đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền và Đảng cộng sản cầm quyền là những phạm trù cơ bản của Khoa học Chính trị. Từ lâu trên thế giới đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí đến nay không phải đã hết những ý kiến khác nhaụ Qua tập hợp, phân tích và luận giải, luận án đã
khái quát, r t ra những quan niệm về đảng chính trị, đảng lãnh đạo, đảng cầm
quyền và Đảng cộng sản cầm quyền. Đảng Cộng sản cầm quyền, một cách ngắn gọn là Đảng giành đã được quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng lãnh đạo chủ yếu bằng nhà nước.
2. Năng lực cầm quyền của ĐCS là khả năng của Đảng, bằng phẩm chất, bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, thông qua phương thức, phương pháp lãnh đạo để tập hợp được đảng viên và quần ch ng nhân dân, tạo nên uy tín của Đảng, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội thực hiện thành công lý tưởng, mục tiêu của Đảng đã đề rạ Nội dung tiêu chí năng lực cầm quyền của Đảng CSVN được thể hiện ở: (i) Năng lực xây dựng, hoàn thiện lý luận về CNXH, con đường đi lên CNXH; lý luận về Đảng cầm quyền và Cương lĩnh, đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; (ii) Năng lực lãnh đạo xây dụng, hoàn thiện HTCT, trọng tâm là Nhà nước và xây dụng đội ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn
mới (iii); Năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện các nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; (iv) Năng lực kiểm tra, giám sát hoạt động lãnh đạo của Đảng, hoạt động kiến tạo, quản lý của Nhà nước; kịp thời phát hiện và xử lý đ ng đắn, có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong trong lãnh đạo, cầm quyền; (v) Năng lực dự báo, phát hiện và xử lý hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của công cuộc đổi mởi, hội nhập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
3. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố cơ bản tác động đến năng lực cầm quyền của Đảng CSVN, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan,
như: (i). Kiên trì mục tiêu độc lập gắn liền với CNXH, sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình CMVN, yếu tố quy định năng lực cầm quyền của ĐCS. (ii) Nhân tố chính trị thế giới đương đại, toàn cầu hóa, HNQT và Cách mạng Công nghiệp 4.0. (iii) Đổi mới, hội nhập và phát triển, yêu cầu của CMVN, những thành tựu và hạn chế tác động đến năng lực cầm quyền của Đảng.
Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động mạnh m theo cả hai chiều hướng thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, đặt Đảng ta trước yêu cầu muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình là lãnh đạo công cuộc đổi mới thành công đưa đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh ph c phải nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền. Đây không chỉ là mong muốn, khát vọng mà còn là quyết tâm chính trị của Đảng tạ Thực tế đã, đang và s kiểm chứngbản lĩnh, trí tuệ và năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng CSVN.
Chương 3
NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀĐẶT RA
3.1. Thực trạng năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từnăm 1986 đến naỵ