Hạn chế,yếu kém

Một phần của tài liệu Luận án năng lực cầm quyền của đảng cộng sản việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 118)

7. Kết cấu luận án

3.1.2 Hạn chế,yếu kém

- Năng lực xây dựng, phát triển lý luận về Đảng cầm quyền, về

CNXH và con đường đi lên CNXH; năng lực xây dựng cương lĩnh chính

trị, đường lối của Đảng cầm quyền còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng ta thường tổng kết r t ra những bài học kinh nghiệm, trong đó có những bài học r t ra từ sự thành công và cũng có bài học r t ra từ chưa thành công. Những bài học được r t ra trong hoạch định chủ

trương, đường lối thể hiện sự trưởng thành của Đảng ta, đồng thời cũng nói lên sự hạn chế, bất cập về năng lực của Đảng trong xây dựng, phát triển lý luận về Đảng cầm quyền, về CNXH và con đường đi lên CNXH, trong xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối, nhất là trong phát triển kinh tế.

Tất nhiên, qua các kỳ Đại hội Đảng, trình độ lý luận của Đảng ta đã được khẳng định và nâng lên rõ rệt, song chưa phải tất cả mọi vấn đề của cách mạng Việt Nam, nhất là sự nghiệp đổi mới đã được sáng tỏ.Nghị quyết số 16- NQ/TW, ngày 01/8/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã chỉ rõ: Công tác lí luận còn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong ph , phức tạp; chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra; chất lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học lí luận chưa cao; lí luận chưa làm tốt chức năng định hướng cho hoạt động thực tiễn, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trình độ đội ngũ cán bộ lí luận còn bất cập so với yêu cầu mới [150].Thực tế, sự nghiệp đổi mới là việc làm chưa có tiền lệ, nênvừa làm vừa r t kinh nghiệm là không tránh khỏị

- Năng lực lãnh đạo xây dụng, hoàn thiện HTCT, trọng tâm là Nhà

nước và xây dụng đội ngũ cán bộ còn một số hạn chế, bất cập chưa ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới

Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, cùng với những thành công

và những thành quả thu được, HTCT nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, hạn chế bất cập. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội như MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở chưa đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tiễn.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên trong HTCT thoái hoá về phẩm chất đạo đức, lối sống, thiếu năng lực thực thi công vụ, chưa khắc phục được tình trạng công chức hóa . Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan chưa hợp lý, còn cồng kềnh, nhiều đầu mối và tầng nấc trung gian; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực vẫn còn chồng chéo; thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ. Mục tiêu tinh giản biên chế cũng chưa đạt yêu cầu đề rạ Chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, tham mưu, đề xuất với Trung ương những vấn đề mang tính chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng HTCT, đối ngoạị Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội trên một số nội dung chưa rõ, chậm đổi mớị Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước ở nhiều nơi còn hạn chế.

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy một số cơ quan của Quốc hội và các bộ, ngành của Chính phủ chưa hợp lý, chưa phát huy đ ng mức vai trò, trách nhiệm, quyền hạn. Chưa phân định rõ chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn để có cơ chế quản lý, điều hành phù hợp. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn thấp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn nghiêm trọng, chậm được khắc phục. Việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội còn chậm. Công tác tuyên truyền, vận động quần ch ng còn hạn chế. Hoạt động của HTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn hiệu quả thấp, chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của HTCT nói chung và Đảng CSVN chưa chuyển biến kịp thời, nhiều mặt

lạc hậu, còn nhiều hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng cũng như nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng duy nhất cầm quyền.

Trong công tác cán bộ, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng bộc lộ những bất cập chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp đổi mớị Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ, thực hiện chính sách phát triển và trọng dụng nhân tài còn bất cập. Một bộ phận cán bộ (trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý) đang có sự bất cập về phẩm chất, đạo đức; nạn tham nhũng chưa được ngăn chặn, đẩy lùị Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp…chưa được ngăn chặn, đẩy lùi…Trong đó, có những vấn đề nổi lên bức thiết nhất liên quan đến sự tồn vong của Đảng và chế độ, như: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến , tự chuyển hóa , sự yếu kém trong lãnh đạo kinh tế, quản lý nhà nước [56, tr.22]. Những tồn tại đó đã nói lên năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong xây dựng hoàn thiện HTCT, trong tâm là Nhà nước còn hạn chế, bất cập. Đây là thách thức đối không chỉ đối với việc tiếp tục đổi mới HTCT mà trọng tâm là Nhà nước mà còn là thách thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.

- Năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện các nhiệm vụ

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại cũng bộc

lộ những hạn chế, yếu kém.

Trong quá trình lãnh đạo hiện thực hóa đường lối đổi mới toàn diện đất

nước,năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng CSVN trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã được khẳng định. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được sau 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày naỵ Bên cạnh những kết quả đã đạt được, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội cũng bộc lộ những

hạn chế, yếu kém: Hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp. Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế nhìn chung còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao. Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả chưa caọ Nhiều doanh nghiệp nhà nước chậm thực hiện cơ cấu lại và đổi mới cơ chế quản trị; thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn gặp một số vướng mắc cả về thể chế và tổ chức thực hiện; hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Thu h t đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiếu chọn lọc; sự kết nối và chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Xuất khẩu tăng nhanh nhưng giá trị gia tăng còn thấp; việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế còn bất cập [28; tr, 80-81]

Lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng đang đặt ra những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết. Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt th c đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới tư duy và hoạt động giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra; một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn định; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa caọ

Lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa caọ Văn hoá chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người chưa được xác định đ ng tầm, còn có chiều hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần.

Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt bất cập.Việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc có l c, có nơi hiệu quả chưa caọ Công tác nắm tình hình, dự báo chiến lược về quốc

phòng, an ninh có l c chưa thật chủ động. An ninh trên một số địa bàn, lĩnh

vực chưa thật vững chắc, còn tiềm ẩn phức tạp, nhất là an ninh mạng, an ninh trong đầu tư nước ngoài; nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, an toàn con người chưa được quan tâm giải quyết triệt để. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có l c chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa lường hết những tác động bất lợị Những hạn chế yếu kém khó tránh khỏi trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới chưa có tiền lệ là khó tránh khỏi, nhưng đòi hỏi Đảng ta phải trê tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đ ng sự thật, có bản lĩnh, quyết tâm, khát vọng đưa đất nước vươn lên phồn vinh và hạnh ph c.

- Năng lực kiểm tra, giám sát trong hoạt động lãnh đạo của Đảng,

hoạt động kiến tạo, quản lý của Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể

nhân dân còn hạn chế, yếu kém.

Đánh giá về công tác KTGS, kỷ luật đảng, Đại hội XIII chỉ rõ: Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chuyển biến chưa đều [28, tập 1, tr, 92]. Trên thực tế, công tác KTGS được duy trì thường xuyên, song chất lượng, hiệu quả công tác KTGS và xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý kéo dài, nên kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi chưa nghiêm; chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong HTCT và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát

[25, tr.195-196]. Thực tế này đặt ra yêu cầu cao cho công tác KTGS trong

thời gian tới cần khắc phục những tồn tại, yếu kém, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong giai đoạn mớị

Năng lực dự báo, phát hiện và xử lý những vấn đề thực tiễn của công

cuộc đổi mởi nảy sinh; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và

phát triểncòn chưa thật hiệu quả.

Đảng ta trong Đại hội IV, do còn hạn chế về năng lực dự báo nên chỉ mới đề ra phương châm: Trên cơ sở phương hướng đ ng, cứ hành động, thực tế cho câu trả lờị Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, trực tiếp sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Đại hội XIII đã chỉ ra bài học kinh nghiệm:”chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đ ng tình hình, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước [ 28 tr 98]. Tuy nhiên, do sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới toàn diện đất nước chưa có tiền lệ, trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ còn bộ phận không nhỏ vẫn nặng lối tư duykinh nghiệm chủ nghĩa, còn nặngtâm lý: nước đến đâu bắccầu đến đó ; nước đến chân mới nhảy , nên rất hạn chế trong dự báọ Đại hội XII đánh giá: Dự báo, hoạch định, lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước còn nhiều hạn chế. Sự bùng phát của đại dịch Covid đã làm bộc lộ những hạn chế, l ng t ng, phản ánh năng lực dự báo, năng lực và kỹ năng xử lý khủng hoảng của cán bộ, đảng viên rất hạn chế. Đã đến l c cần nhận thức đầy đủ về thưctế này và có chiến lượcđào tạo đội ngũ cán bộ có tư duydự báo và năng lực, kỹnăngxử lý khủng hoảng.

3.2. Những vấn đề đặt ra về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án năng lực cầm quyền của đảng cộng sản việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 112 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)