7. Kết cấu luận án
2.1.2. Đảng lãnh đạo
Đảng lãnh đạo là một khái niệm được các nhà kinh điển mácxít nêu ra vào những năm cuối thế kỷ XIX, đánh dấu sự trưởng thành về mặt tổ chức với sự ra đời các chính đảng của giai cấp công nhân, lực lượng tiên phong thực hiện sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động (NDLĐ) nhằm thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội mới, không có áp bức, bất công. Từ những phân tích của V.ỊLênin về vai trò lãnh đạo của ĐCS Nga đối với quần ch ng NDLĐ trong cách mạng vô sản (CMVS) cho thấy: nội hàm khái niệm đảng lãnh đạo được hiểu là một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp, là giai cấp
công nhân - thực hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, phụng sự Tổ quốc, phục
vụ nhân dân để làm sao có được sự đồng tình, ủng hộ một cách tự nguyện của đại đa số NDLĐ đối với đảng (kể cả khi đảng chưa giành được chính quyền) nhằm xây dựng một xã hội tiến bộ theo mục tiêu của đảng. V.ỊLênin cho rằng: Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số NDLĐ đối với đội tiên phong của mình - tức đối với giai cấp vô sản thì CMVS không thể thực
hiện được. Tuy nhiên, sự đồng tình, ủng hộ đó không thể có ngay được và không phải do những cuộc bỏ phiếu quyết định mà phải trải qua một cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài, khó khăn, gian khổ mới giành được. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để giành lấy sự đồng tình và ủng hộ của đa số NDLĐ không phải kết th c khi giai cấp vô sản đã cướp được chính quyền. Sau khi giành được chính quyền, cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục như trước, có điều là với hình thức khác mà thôi [121, tr.251].
Trên cơ sở những quan điểm của V.ỊLênin về đảng lãnh đạo, Hồ Chí Minh không chỉ bằng hành động thực tiễn sáng lập ra một đảng của giai cấp
công nhân, NDLĐ và cả dân tộc để lãnh đạo toàn dân trong công cuộc giải
phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở Việt Nam mà còn góp phần làm rõ cả nhận thức khái niệm về Đảng lãnh đạọ Theo Người, lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và làm cho tốt [69, tr.222]; Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, tỉnh, huyện, xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân [67, tr.323].
Nhìn chung đảng lãnh đạo , khái niệm chỉ chức năng của tổ chức chính trị đặc biệt, đảng chính trị, phản ánh hoạt động cơ bản của đảng cả thời kỳ chưa có chính quyền và thời kỳ đảng cầm quyền. Trong điều kiện đảng cầm quyền, hoạt động đảng lãnh đạo không giới hạn ở việc đảng lãnh đạo nhà nước, mà đảng lãnh đạo đối với tất cả các tổ chức khác trong HTCT, các tổ chức xã hội và toàn xã hội. Đảng không chỉ lãnh đạo chính trị, mà lãnh đạo cả tư tưởng, tổ chức, cán bộ theo đường lối chính trị của đảng [29]. Khái niệm đảng lãnh đạo không chỉ biểu đạt vai trò, chức năng của đảng (làlực lượng lãnh đạo, có chức năng lãnh đạo) mà còn nói rõ nội dung, tính chất hoạt động chủ yếu của đảng - là hoạt động lãnh đạọ Nó phân biệt rõ: đảng lãnh đạo chứ đảng không quản lý; đảng là tổ chức lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quản lý.
2.1.3.Đảng cầm quyền
- Theo Đại từ điển Tiếng Việt, cầm quyền có nghĩa là nắm giữ chính quyền, nghĩa là: khi giành được QLNN, đảng trở thành đảng cầm quyền. Như vậy, đảng cầm quyền đồng nghĩa với đảng nắm giữ chính quyền. Ở các quốc gia theo thể chế đa đảng, các đảng chính trị với những xu hướng khác nhau, có thể cạnh tranh nhau để nắm giữ chính quyền thông qua bầu cử dân chủ. Đảng nào giành được đa số phiếu của cử tri và đa số đại biểu trong nghị viện thì đảng đó có quyền đứng ra thành lập chính phủ và trở thành đảng cầm quyền. Nếu giành được đa số phiếu tuyệt đối thì tự mình thành lập chính phủ. Nếu là đa số tương đối thì có thể liên minh với một vài đảng hay tổ chức chính trị khác để có được đa số theo thể chế đảng liên minh, đứng ra lập chính quyền.
Khái niệm đảng cầm quyền (ruling party) được sử dụng đầu tiên và rộng rãi ở các nước phương Tây từ khi trong xã hội hình thành các đảng chính
trị theo chế độ đa đảng; dùng để chỉ đảng giành được đa số ghế trong chính
quyền (nghị viện), đảng viên nắm giữ những vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền. Đảng cầm quyền cũng được hiểu là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của BMNN để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi các chính sách quốc giạ Như vậy, đảng cầm quyền là một thuật ngữ Khoa học chính trị đề cập đến một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ, chi phối, lãnh đạo chính quyền. Khái niệm này thường dùng để chỉ vị thế, vai trò của đảng đã giành được chính quyền; đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu bằng chính quyền, thông qua chính quyền. Khi trở thành đảng cầm quyền thì các chủ trương, đường lối của đảng mới được thể chế hóa thành hiến pháp, pháp luật và chính sách mang tính pháp lý để toàn xã hội thực hiện. Mỗi quốc gia, dân tộc trong từng thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước s là người của đảng đó; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền s chi phối đường lối, chính sách của quốc giạ Là đảng trực tiếp có QLNN, các
quyết định của đảng cầm quyền thể hiện qua danh nghĩa QLNN (quyền lực do người dân ủy nhiệm) thông qua các thủ tục, các quá trình đã được pháp luật quy định, chứ không phải đưa ra các quyết định nhân danh đảng [40, tr.36- 38]. Với tư cách là đảng chiếm đa số trong chính quyền, đảng cầm quyền có vị thế là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; thực hiện quyền chi phối chính sách, hoạt động của chính quyền.
Mặc dù khái niệm đảng cầm quyền được sử dụng khá phổ biến cả ở các nước TBCN và các nước XHCN, nhưng xét trên hai bình diện nhận thức lý luận và tổ chức thực tiễn vẫn còn những quan điểm chưa thống nhất.Cụ thể là: Ở các nước TBCN, khái niệm đảng cầm quyền được hiểu là một đảng giành được đa số ghế trong nghị viện và có quyền thành lập chính phủ. Và trong đó cũng có những trường hợp riêng biệt: Ở một số nước có thể chế quốc hội lưỡng viện, có thời kỳ đảng này chiếm đa số ở hạ viện, nhưng đảng khác lại chiếm đa số ở thượngviện. Ở những nước có thể chế Cộng hòa tổng thống, có thời kỳ đảng này chiếm đa số trong quốc hội, nhưng tổng thống lại là người thuộc đảng khác.
* Vị trí, vai trò của đảng cầm quyền: Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ HTCT, đặc biệt và trực tiếp nhất là Nhà nước, bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình; chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác và với toàn xã hộị
Đảng cầm quyền đặc biệt ch trọng đến phương thức lãnh đạo thông
qua Nhà nước, bằng việc phát huy vai trò, hiệu lực của Nhà nước trong thể
chế hóa đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật và hoạt động kiến tạo, quản lý sự phát triển xã hộị
* Chức năng cầm quyền và lãnh đạo của đảng cầm quyền:
Cầm quyền tập trung nắm giữ, sử dụng nhà nước để lãnh đạo HTCT và xã hội; lãnh đạo là định hướng chính trị cho hoạt động của nhà nước và xã
hộị Bất kỳ chính đảng cầm quyền nào cũng đều thực hiện đồng thời hai chức năng lãnh đạo và cầm quyền. Chức năng lãnh đạo của đảng chính trị được xác định từ khi đảng ra đời và tồn tại trong toàn bộ quá trình tồn tại, phát triển của đảng. Chức năng cầm quyền được xác lập khi đảng giành được chính quyền, thực hiện chức năng lãnh đạo chủ yếu bằng nhà nước.Nói cách khác cầm quyền là lãnh đạo chủ yếu bằng nhà nước. Khi chưa giành được chính quyền, các đảng chính trị thực hiện chức năng lãnh đạo chủ yếu bằng phương thức tuyên truyền, vận động thu h t, tập hợp đông đảo lực lượng quần ch ng ủng hộ cương lĩnh chính trị, nhằm hiện thực hóa mục tiêu giành chính quyền. Khi có chính quyền, đảng tiếp tục thực hiện chức năng lãnh đạo nhưng chủ yếu bằng nhà nước.
Lãnh đạo và cầm quyền có quan hệ biện chứng: Lãnh đạo để cầm quyền và cầm quyền để thực hiện chức năng lãnh đạo hiệu quả hơn, lãnh đạo trong điều kiện có chính quyền, chủ yếu bằng chính quyền.
* Nhiệm vụ của đảng cầm quyền:
- Xây dựng và hoàn thiện cương lĩnh, đường lối nhằm mô hình hóa và lượng hóamục tiêu và con đường, cách th c đạtmục tiêụ
- Lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện HTCT, trọng tâm là Nhà nước; xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ của HTCT; bố trí cán bộ, nhất là các chức danh cao nhất của bộ máy chính quyền các cấp.
- Kiểm soát được quy trình hoạch định và nội dung của chính sách, pháp luật của nhà nước; kiểm soát phân bổ các nguồn lực của đất nước, bao hàm cả kiểm soát chi tiêu tài chính của nhà nước.
- Lãnh đạo HTCT và xã hội hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vì mục tiêu chung.
Để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của Đảng cầm quyền, điều quan trọng trước tiên là phải thiết kế được thể chếcầm quyền với hệ thống luật
pháp, bộ máy đảng và nhà nước hợp lý, xây dựng đội ngũ cán bộ và xây dựng