7. Kết cấu luận án
2.2.1 Quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen
Vào Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen, do giai cấp vô sản trên thực tế chưa giành được chính quyền, chưa có một nhà nước của mình, nên các ông chưa có điều kiện đề cập đến những quan điểm cụ thể về vấn đề ĐCS cầm quyền, năng lực cầm quyền của ĐCS. Tuy nhiên, những chỉ dẫn của các ông
đã gợi mở cơ sở lý luận về Đảng Cộng sản cầm quyền, năng lực cầm quyền của ĐCS.Khi bàn về ĐCS, các ông mới đề cập đến một số phương diện sau:
- Về tính tất yếu ra đời của ĐCS:
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tháng 02/1848), C.Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định để bảo đảm thắng lợi của cách mạng xã hội và giành được mục đích cuối cùng của nó là thủ tiêu các giai cấp, giai cấp công nhân phải được tổ chức thành một chính đảng độc lập. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, đảng là hiện thân của giai cấp đã đạt tới trình độ tự giác. Khi giai cấp công nhân và phong trào công nhân phát triển đến trình độ tự giác thì xuất hiện lãnh tụ chính trị. Đảng Cộng sản ra đời là nhân tố cơ bản bảo đảm cho giai cấp công nhân, phong trào công nhân phát triển caọ
- Về tính tiên phong của ĐCS:
Các ông khẳng định: Những người cộng sản đại biểu cho lợi ích của
giai cấp vô sản, họ tuyệt nhiên không có lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp công nhân, họ chiến đấu cho những mục đích và những lợi ích trước mắt của giai cấp vô sản, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào .
Là bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, đảng của những người cộng sản khác với các đảng vô sản khác trên hai phương diện: một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích chung cho toàn thể giai cấp vô sản; hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh chống tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào.
- Về tính chất quốc tế và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của ĐCS:
Đảng cộng sản là một tổ chức đoàn kết, chiến đấu và cách mạng. C.Mác và Ph. Ănghen chỉ rõ: Đối lập với những tổ chức bè phái mang nặng ảo tưởng và kình địch lẫn nhau, Quốc tế (Quốc tế I) là một tổ chức chân chính và chiến đấu của giai cấp vô sản của tất cả các nước gắn bó với nhau trong
cuộc đấu tranh chung chống bọn tư bản và bọn địa chủ, và chống sự thống trị giai cấp của bọn ch ng được tổ chức thành nhà nước .
- Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ĐCS:
Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, ĐCS chỉ có thể phát triển vững mạnh khi dựa trên những nguyên tắc tổ chức và hoạt động được hiểu như phương thức lãnh đạo của ĐCS: 1) Đảng phải kết hợp lý luận tiên phong với thực tiễn
phong trào công nhân, phong trào cách mạng. Về thực tiễn, những người cộng
sản là bộ phận kiên quyết nhất luôn th c đẩy phong trào tiến lên. Về lý luận, họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả của phong trào; 2) Đảng phải là tổ chức độc lập với tất cả các đảng khác: …chừng nào giai cấp vô sản trưởng thành để có thể tự giải phóng mình thì họ s tự tổ chức thành một đảng riêng biệt ; …chính đảng công nhân không được theo đuôi chính đảng tư sản này hoặc kia mà phải trở thành một đảng độc lập vì có mục đích của mình,
chính sách của mình ; 3) hợp tác và đoàn kết quốc tế: Hội Liên hiệp được
thành lập để làm trung tâm liên lạc và hợp tác giữa các đoàn thể công nhân tồn tại ở các nước và theo đuổi cùng một mục đích là bảo vệ, phát triển và giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân ; 4) liên minh công nông là cơ sở chính trị cơ bản và quan trọng nhất của Đảng. Để có thể giành và giữ được chính quyền, giai cấp vô sản thành thị phải liên minh với giai cấp nông dân, nếu không bài ca của giai cấp vô sản s trở thành bài ca ai điếu ; 5) thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế là một trong những nguyên tắc tổ chức và hành động của Đảng: Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc .