7. Kết cấu luận án
2.1.5 Khái niệm năng lực cầm quyền của Đảng
Theo Đại từ điển tiếng Việt năng lực là khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc: có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức [131, tr.1172].
Năng lực (Tiếng Anh competence), cũng như tiếng Việt, rất gần nghĩa với một số từ khác như tiềm năng, khả năng, kĩ năng, tài năng, thậm chí còn nghĩa gần với năng khiếụ..(có nhiều điểm gần gũi với các từ cùng trường nghĩa). Năng lực là (1) khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; (2) phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [83, tr.639].
Theo sách Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng”, năng lực là một từ Hán- Việt, trong đó năng là làm nổi việc; lực là sức mạnh; năng lực là sức mạnh làm nổi việc nào đó [96, tr. 576]. Khác với tiềm năng, năng lực chủ yếu hiện ra trong hiện thực chứ không ở dạng tiềm tàng. Cũng khác với khả năng nói
chung, năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị ở
Theo D.S Rychen và L.H Salganik: Năng lực không chỉ là kiến thức và kĩ năng, nó nhiều hơn thế. Năng lực bao gồm khả năng đáp ứng các yêu cầu phức tạp dựa trên việc huy động các nguồn lực tâm lý (bao gồm cả kĩ năng và thái độ) trong một hoàn cảnh cụ thể.
Dưới góc độ tâm lý học, năng lực (competency) là tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người hay tổ chức, đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả caọ
Theo Kathryn Barto & Graham Matthews, năng lực là tập hợp các khả
năng, nguồn lực của một con người hay một tổ chức nhằm thực thi một công việc nào đó. Năng lực chịu tác động bởi nhiều yếu tố như kiến thức (Knowledge), kỹ năng kinh nghiệm(Skills), thái độ (Atttitude) .
Như vậy, có thể hiểu năng lực là yếu tố bên trong, nội tại của mỗi tổ chức hay mỗi cá nhân, là tổng hòa các yếu tố tri thức, kỹ năng, phương pháp của cá nhân, tổ chức đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu xác định.
Năng lực không chỉ là dạng nguồn lực dự trữ mà phải được bộc lộ thông qua hành động. Năng lực được thể hiện thông qua các hoạt động, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu mà tổ chức, cá nhân mong muốn. Năng lực được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở sự rèn luyện mà thành. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là những điều kiện cần thiết để hình thành năng lực. Năng lực làm cho tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được nhanh chóng thuận lợi và dễ dàng hơn.
Cũng có nhà khoa học cho rằng, năng lực lãnh đạo của Đảng là khả năng đề ra được mục tiêu cách mạng đ ng đắn, cơ bản, lâu dài, cũng như từng thời kỳ và bằng những phương thức, phương pháp đ ng đắn tổ chức nhân dân, dân tộc thực hiện có hiệu quả [78, tr.138].
Từ cách tiếp cận và quan niệm về năng lực, có thể hiểu Năng lực cầm quyền của đảng là tổng hòa các yếu tố tri thức, kỹ năng, phương thức cầm
quyền của đảng đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu cầm quyềnvì quyền lực và lợi ích của đảng cầm quyền và giai cấp, tầng lớp mà đảng đại diện.
Nănglực cầm quyền thể hiện một cách tổng hợp, có hệ thống và đồng bộ lý luận cầm quyền, cương lĩnh, đường lối, chiến lược cầm quyền cùng những phương thức cầm quyền và trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ cầm quyền, những yếu tố bảo đảm hiện thực hóa mục tiêu chính trị cầm quyền.
Học giả Lý Tuấn Vũ (Trung Quốc) cho rằng: Năng lực cầm quyền của ĐCS Trung Quốc là bản lĩnh của Đảng đề ra và vận dụng lý luận, đường lối, phương châm, chính sách và sách lược đ ng đắn, lãnh đạo xây dựng và thực hiện hiến pháp và pháp luật, áp dụng chế độ lãnh đạo và phương thức lãnh đạo khoa học, động viên và tổ chức nhân dân quản lý công việc của nhà nước và xã hội, sự nghiệp kinh tế và văn hóa theo pháp luật, xây dựng đảng lãnh đạo đất nước và quân đội có hiệu quả, xây dựng đất nước hiện đại hóa
XHCN [57, tr.720].
ĐCS Trung Quốc, trong Hội nghị Trung ương 4 khoá XVI để thảo luận
và ban hành bản Quyết định của Trung ương ĐCS Trung Quốc về việc tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng xác định 5 tiêu chí, đồng thời cũng là 5 định hướngxây dựng năng lực cầm quyền của ĐCS Trung Quốc:
Một là, kiên trì coi phát triển là nhiệm vụ quan trọng số một chấn hưng đất nước của đảng cầm quyền; không ngừng nâng cao năng lực điều hành KTTT XHCN.
Hai là, kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ dựa vào pháp luật để quản lý đất nước; không ngừng nâng cao năng lực phát triển nền chính trị dân chủ XHCN.
Ba là, kiên trì địa vị chỉ đạo của chủ nghĩa Mác trong lĩnh vực hình thái ý thức; không ngừng nâng cao năng lực xây dựng nền văn hoá tiên tiến XHCN.
Bốn là, kiên trì phát huy rộng rãi nhất, đầy đủ nhất mọi nhân tố tích cực; không ngừng nâng cao năng lực điều hoà xã hộị
Năm là, kiên trì chính sách ngoại giao hoà bình độc lập tự chủ; không ngừng nâng cao năng lực ứng phó với tình hình quốc tế và xử lý các công việc quốc tế.
Từ sự phân tích trên, có thể khái quát: Năng lực cầm quyền của ĐCS là khả năng của ĐảngCộng sản vớiphẩm chất, bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng thông qua nhà nước và chủ yếu bằng nhà nước lãnh đạo HTCT và toàn xã hộihiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng của Đảng đã đề ra.
Năng lực cầm quyền của Đảng CSVN là khả năng của Đảng CSVN với phẩm chất, bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, thông qua nhà nước và chủ yếu bằng nhà nước lãnh đạo HTCT và toàn xã hội hiện thực hóa mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúcvà bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Năng lực cầm quyền của Đảng là sự hội tụ những nỗ lực của Đảng trên các phương diện trong quá trình xây dựng thường xuyên và lâu dài, là kết quả tổng hợp của hệ thống các biện pháp tích cực và hiệu quả. Đó cũng là tổng hòa những phẩm chất, tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, phương thức, phương pháp cách mạng tạo thành sức mạnh, uy tín gi p Đảng có thể tập hợp lực lượng, tổ chức thực hiện thành công lý tưởng, mục tiêu chính trị của mình.