Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu

đãi trên thế giới

1.2.1.Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín dụng qua NHCSXH tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh

Theo thống kê của Hội phụ nữ Bắc Ninh, tính đến cuối tháng 3 năm 2018, các cấp Hội phụ nữ trên toàn tỉnh đã quản lý và nhận ủy thác giúp hơn 5.000 phụ nữ vay vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và học tập với hơn 80 tỷ đồng (từ

27

các nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, quỹ quốc gia giải quyết việc làm và quỹ vay vốn giải quyết việc làm của tỉnh). Đa số các đối tượng đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả, đặc biệt nhiều dự án còn hoàn thành trả vốn trước thời hạn, để tái cho vay các đối tượng khác.

Nhờ những nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, nhiều phụ nữ có điều kiện, động lực vươn lên lập nghiệp với nhiều ngành nghề đem lại hiệu quả như trồng rừng, chăn nuôi, sản xuất chế biến nấm, sản xuất đồ gỗ, trồng cây cảnh..., trong đó không ít người đã trở thành tỉ phú trẻ.

Thực tế, nguồn vốn có được so với nhu cầu còn quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế của các Hội phụ nữ viên phụ nữ trên địa bàn. Thành phố Nội có hàng nghìn phụ nữ muốn được vay vốn ưu đãi mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phụ nữ ở các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên trước sự khó khăn chung, nguồn có hạn, nên Hội phụ nữ Bắc Ninh đã phối hợp với Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thẩm định kỹ các dự án và chỉ cho vay đối với những dự án khả thi, tạo việc làm cho nhiều lao động, tránh dàn trải.

Thực tế hiện nay, do điều kiện học tập lên cao hạn chế, tay nghề thấp không đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp, ruộng vườn ít, thiếu việc làm… khiến nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn tỉnh Bắc Ninh bỏ quê đi làm ăn xa. Thành Hội phụ nữ Bắc Ninh đã có đợt khảo sát độ tuổi lao động, tình hình việc làm của phụ nữ tại 30 xã. Kết quả có đến 80% phụ nữ thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Tuy nhiên, trong số 3.000 phụ nữ được hỏi có muốn chuyển ra khu vực nội thành làm nghề tự do thì có 68% không muốn xa quê, muốn có việc làm ổn định tại địa phương. Góp sức cùng với các ngành chức năng của Bắc Kạn trong giải quyết việc làm cho phụ nữ, Hội phụ nữ Bắc Ninh đã xây dựng đề án "Xây dựng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho phụ nữ". Hội phụ nữ Bắc Kạn đã kết hợp với NHCSXH tỉnh Bắc Kạn thực hiện chương trình cho vay ủy thác giải quyết việc làm cho một số Hội phụ nữ viên phụ nữ có nhu cầu. Mặc dù số vốn qua các chương trình ủy thác của Hội phụ nữ còn khiêm tốn, song vào thời điểm nền kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng thương mại không dễ dàng vì lãi suất cao và các thủ tục chặt chẽ, thì đây cũng là cơ hội giúp nhiều phụ nữ Bắc Kạn thực hiện ước mơ "ly nông bất ly hương", mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc hỗ trợ nguồn vốn vay giúp phụ nữ lập nghiệp tại quê hương cũng góp

28

phần giải quyết tình trạng khó khăn trong Hội phụ nữ kết, tập hợp phụ nữ khu dân cư của Hội phụ nữ, Hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay (Vũ Thủy, 2018).

1.2.2.Tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn với Ngân hàng chính sách xã hội về việc vay vốn uỷ thác hộ nghèo và các đối tượng khác. Trong năm 2014, Tỉnh Hội phụ nữ đã tiến hành lập kế hoạch và khảo sát các hộ phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn trong toàn huyện, qua đó tiến hành thẩm định, nắm bắt tình hình, nguyện vọng của người vay và đề xuất với ngân hàng chính sách huyện cấp vốn. Làm việc với tổ vay vốn của một số Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở trên địa bàn để kiểm tra công tác chỉ đạo vốn vay và việc sử dụng kinh phí ủy thác.

Trong năm 2014, Tỉnh Hội phụ nữ đã thực hiện 10 chương trình cho vay ủy thác bao gồm: Cho vay hộ nghèo, HSSV, GQVL, XKLĐ, Nước sạch, Hộ nghèo về nhà ở, Hộ gia đình sản xuất vùng khó khăn, Thương nhân vùng khó khăn, Hộ cận nghèo. Với tổng số 3092 hộ vay thuộc 77 tổ TK&VV.

Tính đến thời điểm 31/12/2014 nguồn vốn do Tỉnh Hội phụ nữ quản lý thông qua dịch vụ uỷ thác với Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện số tiền 66 tỷ 195 triệu đồng, cho 3.092 hộ vay ở 77 tổ (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, 2016).

Tổng dư nợ quá hạn tính đến ngày 31/12/2014 là: 49.161.000 đồng nợ quá hạn. Tỉnh Hội phụ nữ đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình quá hạn tại các huyện (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, 2016).

Số dư tiết kiệm của Hội liên hiệp phụ nữ đạt trên 1,3 tỷ đồng. Số tổ tiết kiệm là: 77 tổ. Số hộ gửi tiết kiệm là: 3.092 hộ (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, 2016).

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên vay vốn từ các nguồn khác nhau (vốn nước sạch, vốn hộ nghèo, vốn xuất khẩu lao động,... ) Hội LH PN chỉ đạo các đơn vị chủ động lập các dự án phát triển sản xuất kinh doanh như: Chế biến Miến Dong tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, chăn nuôi bò vỗ béo tại một xã huyện Ba Bể, Pác Nặm... chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo, vốn vay học sinh sinh viên,...Gắn với phụ trách vùng, Phân công cán bộ Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, nắm bắt hoạt động vay vốn của các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thông qua việc vay vốn ủy thác, tất cả các đối tượng vay vốn đã sự dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực chăn nuôi,

29

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 36 - 39)