Đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 89 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.4.Đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm

Bước tiếp theo không thể thiếu được là công tác đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm.Quá trình triển khai thực hiện chương trình liên tịch giữa Hội phụ nữ với NHCSXH đã được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều cơ sở Hội phụ nữ đã thực hiện được việc lồng ghép các chương trình hoạt động của Hội phụ nữ với việc chuyển giao KHKT, hướng dẫn Hội phụ nữ viên, phụ nữ ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ nghèo được vay vốn sản xuất đã vươn lên thoát nghèo đồng thời còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông nhàn địa phương, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ cơ sở được nâng lên rõ rệt, tổng dư nợ ủy thác cũng như chất lượng tín dụng cũng tăng lên.

Hình 3.15: Tình hình kết quả thoát nghèo và cải thiện cuộc sống thông qua chương trình vay vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH tỉnh Bắc

Kạn trong giai đoạn nghiên cứu

(Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra, số liệu chi tiết xin xem trong Phụ lục)

Chú thích: 1=thành phố Bắc Kạn, 2=huyện Pác Nặm, 3=huyện Ngân Sơn, 4=huyện Ba Bể, 5=huyện Chợ Đồn, 6=huyện Na Rì, 7=huyện Chợ Mới, 8=huyện Bạch Thông, a=hộ thoát nghèo, b=hộ có cuộc sống đã được cải thiện nhưng chưa thoát nghèo, c=hộ chưa thoát nghèo.

Mục tiêu của các chương trình cho vay ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn là giúp các hộ vay vốn ngày càng thoát nghèo, có thêm việc làm để kiếm thu nhập, giúp cho số HSSV có vốn để đi học nâng cao kiến thức,

80

xây dựng được nhiều công trình nước sạch và vệ sinh cho gia đình cũng như cho toàn tỉnh, xây dựng được nhiều nhà ở cho hộ nghèo. Trong giai đoạn 2017 đến 2019, Hội phụ nữ đã được sự ủy thác của NHCSXH cho các hộ vay vốn và đã có những kết quả đáng mừng về mục đích sử dụng vốn vay này.

Hình 3.16: Tình hình kết quả tạo việc làm, học sinh, sinh viên được vay vốn và nhà ở cho người nghèo được xây dựng thông qua chương trình vay vốn ủy thác

do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn nghiên cứu

(Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra, số liệu chi tiết xin xem trong Phụ lục)

Chú thích: 1=thành phố Bắc Kạn, 2=huyện Pác Nặm, 3=huyện Ngân Sơn, 4=huyện Ba Bể, 5=huyện Chợ Đồn, 6=huyện Na Rì, 7=huyện Chợ Mới, 8=huyện Bạch Thông, a=số lao động có việc làm (% tính trên tổng số lao động có việc làm tại các địa bàn), b=số học sinh, sinh viên được vay vốn (% tính trên tổng số học sinh, sinh viên được vay vốn tại các địa bàn), c=nhà ở cho người nghèo được xây dựng (% tính trên tổng số nhà ở cho người nghèo được xây dựng tại các địa bàn).

Ta có thể biết được rằng thông qua vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý cho các hộ vay vốn trong giai đoạn 2017 - 2019 có tác động mạnh mẽ đến việc xóa đói giảm nghèo. Cụ thể có tất cả 1.894 hộ được cho vay vốn để giảm nghèo thì có tới 606 hộ đã thoát được nghèo, vực dậy làm ăn kinh tế, kiếm thêm được nguồn thu để dành cho gia đình và có 814 hộ đã cải thiện được đời sống kinh tế nhưng vẫn trong diện chưa thoát nghèo được. Còn lại 474 hộ đã nhận thức được và cách thức làm việc để trên đường cải thiện được đời sống cho chính bản thân hộ. Các hộ gia đình

81

rất lạc quan cho rằng gia đình mình sẽ thoát nghèo nhờ việc sử dụng tiền vay cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

Hình 3.17: Tình hình kết quả các công trình NS & VSMT được xây dựng thông qua chương trình vay vốn ủy thác do Hội phụ nữ quản lý của NHCSXH

tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn nghiên cứu

(Nguồn: Thiết kế của tác giả dựa trên số liệu điều tra, số liệu chi tiết xin xem trong Phụ lục)

Chú thích: 1=thành phố Bắc Kạn, 2=huyện Pác Nặm, 3=huyện Ngân Sơn, 4=huyện Ba Bể, 5=huyện Chợ Đồn, 6=huyện Na Rì, 7=huyện Chợ Mới, 8=huyện Bạch Thông, a=công trình nước sạch, b=nhà vệ sinh.

Ta có thể nhận thấy sự thay đổi của các hộ nghèo sau khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện do Hội phụ nữ quản lý qua hình sau:

82

Hình 3.18: Tỷ lệ hộ vay vốn trả lời về mức độ cải thiện của một số tiêu chí sau khi vay vốn do Hội phụ nữ quản lý

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020, số liệu chi tiết xin xem trong Phụ lục)

Chú thích: 1=cải thiện về thu nhập, 2=cải thiện về việc làm, 3=cải thiện về cơ sở vật chất.

Theo kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều khả quan cho rằng vốn vay của NHCSXH có tác động đến sự thay đổi về thu nhập, trong đó khoảng 84,67% số hộ được hỏi cho rằng có sự thay đổi rõ ràng về tăng thu nhập sau khi vay vốn. Số hộ trả lời về tạo thêm công ăn việc làm và tạo ra cơ sở vật chất mới chiếm trên 92% số hộ được phỏng vấn.

Vốn cho vay ưu đãi có tác động tích cực tới thu nhập, mức độ cải thiện đời sống, việc làm của hộ trong diện ưu đãi.

Ngoài ra chương trình cho vay vốn ưu đãi qua 3 năm tạo điều kiện cho 2.795 hộ có HSSV được đi học và đã xây dựng được 230 nhà ở cho hộ nghèo. Bên cạnh đó chương trình còn có tác động đến nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cụ thể tỷ lệ sử dụng nước sạch trên tổng hộ dân ngày có xu hướng tăng lên, đi cùng song song với là tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Trong tổng số 987 công trình xây dựng về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có tới 523 công trình nước sạch được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân càng tăng cao và có 464 công trình hố xí hợp vệ sinh được xây dựng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho chính bản thân hộ gia đình cũng như môi trường làng xóm nói chung.

83

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 89 - 93)