Bài học kinh nghiệm từ thực tiến quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiến quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH

kiểm tra việc quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay, kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh định hướng cơ sở ở một số đơn vị sử dụng hiệu quả chưa cao. Vì vậy, việc trả lãi hàng quý về NHCSXH của các đơn vị được tổ trưởng tổ vay vốn thực hiện cơ bản đúng thời gian và yêu cầu của Ngân hàng.

Từ hoạt động hỗ trợ về vốn giải quyết việc làm, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có các mô hình trình diễn khoa học kỹ thuật có kết quả tốt. Các điểm trình diễn không chỉ tạo việc làm cho nhiều lao động mà còn là những mô hình trực quan giúp phụ nữ mạnh dạn vay vốn, áp dụng KHKT vào sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng, đã góp phần nâng cao thu nhập cho phụ nữ và góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trong nhân dân.

Hoạt động của các chương trình, dự án phát triển kinh tế đã ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng Hội phụ nữ, Hội. Hầu hết hội viên phụ nữ đều tích cực hưởng ứng, tham gia các dự án của Hội phụ nữ. Hiệu quả của các dự án vay vốn giải quyết việc làm đã tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào thi đua lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng trong phụ nữ đặc biệt là số phụ nữ đã lập gia đình, giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia các phong trào do tổ chức Hội phát động (Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, 2016).

1.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiến quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN Hội LHPN

Từ kinh nhiệm thực hiện cho vay ủy thác của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng trong quản lý vốn vay ủy thác cho Hội LHPN của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn như sau:

- Thứ nhất: Việc cho vay ủy thác cần được tiến hành qua các tổ chức nhóm, gồm các thành viên sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc thông bản có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau.

- Thứ hai: Các nhóm phải tuân theo các quy định manh tính bắt buộc về tài chính, cũng như một số quy định khác của ngân hàng, bản thân từng nhóm cũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác.

- Thứ ba: Bên cạnh việc cho vay, người vay và nhân viên ngân hàng cần thường xuyên gặp gỡ để trao đổi kinh nghiệm về các thành quả và những khó khăn khi tiếp cận và sử dụng vốn vay có hiệu quả cũng như các kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất.

30

- Thứ tư: Cần duy trì cơ chế cho vay đối với các đối tượng khác nhau với các mức lãi suất khác nhau, về lâu dài để nguồn vốn tín dụng chính sách phát triển ổn định và bền vững nên áp dụng mức lãi suất dương, thực tế tại Banglades đã chứng minh có thể kết hợp cùng một lúc cả hai mục tiêu lợi nhuận và an sinh xã hội.

- Thứ năm: Ngoài ra để phát triển nguồn vốn tín dụng ưu đãi, theo kinh nghiệm tại Thái Lan và Malaysia cho thấy cần có các quy định cụ thể về tỷ lệ vốn tín dụng ưu đãi của các NHTM đối với các chương trình cho vay chính sách.

- Thứ sáu: Từ kinh nghiệm thực tế tại một số địa phương cho thấy, để quản lý tốt nguồn vốn vay ủy thác của NHCSXH tại HLHPN cần làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ cho hàng triệu lượt người nghèo, phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, các kỹ thuật mới, phương pháp quản lý tiên tiến để quản lý có hiệu quả để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống đối tượng vay vốn. Bên cạnh đó Hội LHPN cần có những chương trình, mục tiêu cụ thể để giúp Hội phụ nữ viên của mình sử dụng nguồn vốn có hiệu quả qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế của họ.

- Thứ bảy: Nguồn vốn tín dụng chính sách luôn thiếu do đó cần thẩm định kỹ các dự án và chỉ cho vay đối với những dự án khả thi, tạo việc làm cho nhiều lao động, tránh dàn trải. Bên cạnh đó cần thường xuyên tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời khi có vướng mắc.

31

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ thực trạng đã được đề cập đến trong Phần mở đầu, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

- Thực trạng quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 như thế nào?

- Những thành tựu và hạn chế cùng những nguyên nhân của công tác quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019 là gì?

- Giải pháp nào để tăng cương công tác quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn cho giai đoạn tới là gì?

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.Nguồn thông tin, số liệu

2.2.1.1.Dữ liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng CSXH, các báo cáo của UBND huyện, cơ quan ngân hàng CSXH, cơ quan Hội LHPN.

2.2.1.2.Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ vay vốn được chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và các ý kiến đánh giá của trưởng thôn, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác cấp xã, trưởng ban giảm nghèo cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp xã, BĐD HĐQT huyện, cán bộ PGD NHCSXH huyện trong việc vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội... Như Bảng 3.1 thể hiện, đối tượng điều tra gồm 8 cán bộ tín dụng của NH CSXH, 8 cán bộ Hội phụ nữ tại các xã điều tra, 8 cán bộ lãnh đạo xã phụ trách công tác giảm nghèo tại các xã điều tra, 8 cán bộ lãnh đạo huyện phụ trách công tác giảm nghèo tại các huyện điều tra và 320 hộ là hội viên và đang vay vốn uỷ thác của NH CSXH thông qua Hội phụ nữ. Tổng số đối tượng điều tra của nghiên cứu này là 352.

32

Căn cứ vào thông tin từ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, số lượng khách hàng có dư nợ trong cả giai đoạn nghiên cứu tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 2800 hộ (N - tổng thể mẫu). Áp dụng công thức tính cỡ mẫu (n) Slovin với sai số (e) là 5%, cỡ mẫu tính được như sau:

Do tỉnh có 8 huyện và thành phố, cỡ mẫu mỗi huyện/thành phố được làm tròn thành 44. Vì thế, tổng thể mẫu của nghiên cứu là 352. Trong đó, lãnh đạo huyện, xã, cán bộ Hội phụ nữ và tín dụng ngân hàng được chọn là một, số còn lại là các hội viên vay vốn. Do các nguồn lực của nghiên cứu có hạn, một xã được chọn ngẫu nhiên từ danh sách của huyện để làm điểm nghiên cứu.

Bảng 2.1: Số Lượng Mẫu Khảo Sát

STT Đối tượng Tổng

1 Hội viên 320 (16/xã * 1 xã * 8 huyện) 2 Lãnh đạo huyện 8 (1/huyện * 8 huyện/thành phố) 3 Lãnh đạo xã 8 (1/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 4 Cán bộ hội 8 (1/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 5 Cán bộ ngân hàng 8 (1/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố)

Tổng 352

(Nguồn: Thiết kế của tác giả)

Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn vay uỷ thác trên địa bàn tỉnh (chi tiết xin xem trong phiếu điều tra).

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra theo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và logic. Sau đó được nhập vào máy tính và sử dụng Excel để tổng hợp và xử lý. Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: đơn vị hành chính xã, đối tượng và thời hạn vay, mức độ cho vay... Từ các kết quả phân tổ này chúng tôi xây dựng nên các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ...

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN tỉnh, bao gồm số lượng vốn vay ủy thác, số lượt hộ được vay, số tổ TK&VV… trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

33

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả vay vốn ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước, so sánh quá trình thực hiện giữa cơ sở này với cơ sở khác để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của vay vốn ủy thác.

- Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia: Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu. Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo ngành, các cán bộ công tác lâu năm trong ngành NHCSXH, các cá nhân, điển hình tiên tiến trong việc quản lý vốn vay ủy thác. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để đánh giá kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cho vay vốn ủy thác

- Số lượng chương trình cho vay ủy thác của Hội LHPN. Số lượng các chương trình càng nhiều sẽ tăng khối lượng cho công tác quản lý nhưng được kỳ vọng sẽ giúp giảm nghèo tốt hơn.

- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh nguồn vốn cho vay ủy thác của NHCSXH, vốn vay ủy thác của NHCSXH cho Hội LHPN vốn vay ủy thác theo các chương trình cho vay…Tương tự như chỉ tiêu ở trên, nếu nguồn vốn cho vay đa dạng sẽ làm tang khối lượng cho công tác quản lý, nhưng được kỳ vọng sẽ giúp giảm nghèo tốt hơn.

- Dư nợ cho vay ủy thác tại các chương trình cho vay, các xã, thị trấn. Chỉ tiêu này được tính bằng VNĐ. Dư nợ cao thể hiện khả năng cho vay của hội và ngân hàng, nhưng cũng làm tăng khối lượng công tác quản lý.

- Lãi suất cho vay của các chương trình cho vay, thời hạn vay. Chỉ tiêu này thường đo bằng %/năm. Hiện tại, chỉ tiêu này được quy định theo các văn bản của nhà nước. Nghiên cứu chỉ tiêu này để thấy mức độ ưu đãi của nguồn vốn này so với nguồn vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.

- Số tổ TK&VV được vay vốn qua các năm, lượng vốn vay bình quân/hộ mỗi năm.Số tổ TK&VV được vay vốn qua các năm cao/tăng thể hiện mức độ bao phủ của hội và ngân hàng tốt. Lượng vốn vay bình quân/hộ cao/tăng thể hiện năng lực (trong đó có năng lực quản lý) cho vay của hội và ngân hàng.

34

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý vốn vay ủy thác

- Tỷ lệ tổ TK&VV đạt các loại tốt, trung bình và kém. Chỉ tiêu này được tính bằng %. Nếu tỷ lệ tốt cao chứng tỏ công tác quản lý của hội và ngân hàng tốt và ngược lại.

- Tỷ lệ hộ nợ quá hạn, số hộ không trả lãi đúng hạn, số lượng vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng, dư nợ quá hạn cần xử lý. Tỷ lệ hộ nợ quá hạn được tính bằng % trên tổng số hộ vay trong từng thời kỳ. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ công tác quản lý vốn của hội và ngân hàng tốt và ngược lại. Tỷ lệ số hộ không trả lãi đúng hạn được tính bằng % trên tổng số hộ vay. Tỷ lệ này thấp chứng tỏ công tác quản lý vốn của hội và ngân hàng tốt và ngược lại.

- Số hộ được gia hạn nợ, phân kỳ trả nợ, khoanh nợ, xóa nợ, tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích. Thông thường, việc gia hạn nợ được áp dụng khi hộ/tổ chức chưa thể trả nợ đúng hạn, việc khoanh nợ áp dung khi hộ/tổ chức có nguy cơ không thể trả nợ và xoá nợ áp dụng khi hộ/tổ chức mất khả năng trả nợ. Nguyên nhân có thể do bị ảnh hưởng với các yếu tố bất lợi như thiên tai, bệnh dịch hoặc việc sản xuất kinh doanh chưa tốt. Những yếu tố đầu nằm ngoài dự đoán và khả năng quản lý của cán bộ hội và ngân hàng, nhưng yếu tố sau thể hiện khả năng đánh giá kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ/tổ chức. Tỷ lệ số hộ sử dụng vốn sai mục đích được tính bằng % trên tổng số hộ vay. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng đánh giá kế hoạch vay vốn, kiểm tra, giám sát hộ/tổ chức của hội và ngân hàng tốt và ngược lại.

- Số cuộc kiểm tra, thanh tra của NHCSXH, Tỉnh Hội phụ nữ. Bên cạnh chất lượng của các cuộc kiểm tra/giám sát của hội và ngân hàng thì số lượng các cuộc kiểm tra/giám sát cũng giúp quản lý tốt hơn nguồn vốn.

- Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, xã có hội viên phụ nữ có vay vốn ủy thác của NHCSXH bao gồm: Đánh giá về thủ tục vay, quy trình vay, chất lượng thẩm định khoản vay, đối tượng vay, mục đích sử dụng khoản vay theo hợp đồng, đánh giá về công tác quản lý của NHCSXH, Hội LHPN, UBND các cấp…

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sử dụng và vay vốn ủy thác

- Số hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, tăng thu nhập cho gia đình. Số hộ này cao/tang thể hiện nguồn vốn của ngân hàng uỷ thác cho vay thông qua hội tốt, giúp hộ tăng thu nhập và khả năng chi tiêu và ngược lại.

35

- Số hộ thoát nghèo, số hội viên tìm được việc làm. Hai chỉ tiêu này thường được thống kê sau mỗi kỳ như 6 tháng hoặc một năm. Hai chỉ tiêu này cao/tăng trong mỗi thời kỳ chứng tỏ nguồn vốn giúp hộ tìm được việc làm, tạo doanh thu, cải thiện chi tiêu và thoát nghèo và ngược lại.

- Số việc làm được tạo thêm cho xã hội. Chỉ tiêu này thường được thống kê hàng năm dựa trên các báo cáo khảo sát từ các chi nhánh/huyện. Nếu chỉ tiêu này cao/tăng qua mỗi thời kỳ thể hiện việc tiếp cận nguồn vốn này giúp tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội và ngược lại.

36

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ỦY THÁC CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

TẠI HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ 3.1. Khái quát về Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Lịch sử hình thành

Cùng với sự kiện thành lập lại tỉnh, các cơ quan, ban ngành của tỉnh cũng được kiện toàn về tổ chức để đi vào hoạt động, tháng 1 năm 1997, Ban chấp hành Lâm thời Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn được thành lập. Khi mới đi vào hoạt động, lực lượng cán bộ Hội còn thiếu, trong đó, một số chị em ở các huyện chuyển về và mới tuyển dụng, còn thiếu kinh nghiệm xây dựng phong trào, tập hợp quần chúng và nghiệp vụ công tác Hội. Nguồn kinh phí cho hoạt động hội còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng. Trụ sở làm việc chật chội…Trước tỉnh hình như vậy, tháng 4 năm 1997, Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Kạn lần thứ nhất đã xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội.

Đến nay Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn đã trải qua 8 kỳ Đại hội và thay đổi 4 lần Chủ tịch Hội LHPN tỉnh xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm của Hội theo chỉ đạọ từ Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đến kỳ Đại hội đại biểu Hội LHPN tỉnh lần thứ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 39)