Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.Nguồn thông tin, số liệu

2.2.1.1.Dữ liệu thứ cấp

Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng CSXH, các báo cáo của UBND huyện, cơ quan ngân hàng CSXH, cơ quan Hội LHPN.

2.2.1.2.Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ vay vốn được chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và các ý kiến đánh giá của trưởng thôn, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác cấp xã, trưởng ban giảm nghèo cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp xã, BĐD HĐQT huyện, cán bộ PGD NHCSXH huyện trong việc vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội... Như Bảng 3.1 thể hiện, đối tượng điều tra gồm 8 cán bộ tín dụng của NH CSXH, 8 cán bộ Hội phụ nữ tại các xã điều tra, 8 cán bộ lãnh đạo xã phụ trách công tác giảm nghèo tại các xã điều tra, 8 cán bộ lãnh đạo huyện phụ trách công tác giảm nghèo tại các huyện điều tra và 320 hộ là hội viên và đang vay vốn uỷ thác của NH CSXH thông qua Hội phụ nữ. Tổng số đối tượng điều tra của nghiên cứu này là 352.

32

Căn cứ vào thông tin từ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, số lượng khách hàng có dư nợ trong cả giai đoạn nghiên cứu tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 2800 hộ (N - tổng thể mẫu). Áp dụng công thức tính cỡ mẫu (n) Slovin với sai số (e) là 5%, cỡ mẫu tính được như sau:

Do tỉnh có 8 huyện và thành phố, cỡ mẫu mỗi huyện/thành phố được làm tròn thành 44. Vì thế, tổng thể mẫu của nghiên cứu là 352. Trong đó, lãnh đạo huyện, xã, cán bộ Hội phụ nữ và tín dụng ngân hàng được chọn là một, số còn lại là các hội viên vay vốn. Do các nguồn lực của nghiên cứu có hạn, một xã được chọn ngẫu nhiên từ danh sách của huyện để làm điểm nghiên cứu.

Bảng 2.1: Số Lượng Mẫu Khảo Sát

STT Đối tượng Tổng

1 Hội viên 320 (16/xã * 1 xã * 8 huyện) 2 Lãnh đạo huyện 8 (1/huyện * 8 huyện/thành phố) 3 Lãnh đạo xã 8 (1/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 4 Cán bộ hội 8 (1/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố) 5 Cán bộ ngân hàng 8 (1/xã * 1 xã * 8 huyện/thành phố)

Tổng 352

(Nguồn: Thiết kế của tác giả)

Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn vay uỷ thác trên địa bàn tỉnh (chi tiết xin xem trong phiếu điều tra).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 41 - 42)