5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
3.2.4.1. Chức năng
- Tham mưu giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh triển khai các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.
- Kiểm tra giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Thực hiện một số nghiệp vụ khi có điều kiện, được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh giao.
3.2.4.2. Nhiệm vụ
- Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm dân cư. - Tổ chức thu chi nghiệp vụ.
43
- Phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức hội nhận ủy thác, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của “Tổ tiết kiệm và vay vốn”; phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình vay vốn trên địa bàn.
- Tổ chức và thực hiện báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội cấp trên và các tổ chức có vốn ủy thác.
- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Hội đồng quản trị cho phép.
3.2.4.3. Quyền hạn
- Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội theo ủy quyền trong quan hệ với các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật trên địa bàn về các việc có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Tổ chức tuyên truyền tiếp thị; tiếp nhận giải đáp những ý kiến, kiến nghị của khách hàng, các tổ chức nhận ủy thác cho vay về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của đơn vị.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngân hàng Chính sách xã hội cấp trên và Ban đại diện Hội đồng quản trị giao.
3.2.4.4. Thực trạng phương thức cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
a, Các bộ phận cấu thành trong chương trình cho vay ủy thác của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
- NHCSXH tỉnh Bắc Kạn
Cung ứng vốn trong phạm vi kế hoạch được duyệt hàng năm và cùng phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ cho vay đúng đối tượng.
Tạo điều kiện cho Hội phụ nữ các cấp thực hiện tốt các nội dung ủy thác. Trực tiếp thu hồi nợ gốc của từng hộ vay tại các điểm giao dịch quy định. - Hội phụ nữ tỉnh Bắc Kạn
Trong 6 công đoạn nhận ủy thác với NHCSXH huyện, Hội phụ nữ thực hiện hai công đoạn là công đoạn 5 và công đoạn 6 với nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động ở cấp dưới; phối hợp với
44
NHCSXH huyện cùng cấp bàn các biện pháp, giải pháp để đưa hoạt động tín dụng chính sách đi vào nề nếp và đảm bảo chất lượng cao, cụ thể:
Về công tác kiểm tra:
Hàng năm Hội phụ nữ tỉnh đều tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động 100% Hội phụ nữ cấp xã và ít nhất 25-30% tổ TK&VV ủy thác cho vay vốn ủy thác.
Về công tác sơ kết, tổng kết:
Định kỳ, NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cùng tổ chức hội tổ chức tổng kết đánh giá kết quả ủy thác định kỳ tổ chức tổng kết 1 năm/lần.
Trong quá trình thực hiện công đoạn 5 nhiều tổ TK&VV chưa nắm chắc quy định nghiệp vụ cho vay của NHCSXH huyện và các công việc được NHCSXH huyện ủy nhiệm ghi trong hợp đồng ủy nhiệm, nên thực hiện chưa đầy đủ và theo đúng quy định. Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ làm công tác ủy thác cũng chưa sâu sát, chưa nắm chắc quy định nghiệp vụ cho vay và các công việc tổ phải làm để tham gia chỉnh sửa, đôn đốc, nhắc nhở. Cụ thể:
- Bình xét cho vay còn mang tính bình quân, chia đều dẫn đến không đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết của mỗi gia đình và số tiền vay được của từng hộ gia đình còn thấp, khả năng phát huy hiệu quả của đồng vốn còn hạn chế.
- Tổ trưởng và ban quản lý tổ còn thu nợ gốc của tổ viên đem nộp ngân hàng, nhiều tổ trưởng nộp tiền tại trụ sở NHCSXH huyện mà không đến điểm giao dịch tại xã. Một số trường hợp tổ trưởng đã tiêu tiền gốc, lãi của tổ viên.
Khi thực hiện công đoạn 6, cán bộ Hội phụ nữ chưa bám sát và theo dõi thường xuyên hoạt động của tổ, chưa tích cực đôn đốc ban quản lý tổ thực hiện hợp đồng ủy nhiệm với ngân hàng. Cán bộ Hội phụ nữ cấp xã chưa tham gia đầy đủ các cuộc họp giao ban hàng tháng tại điểm giao dịch xã vào ngày trực giao dịch cố định, nhất là những phiên giao dịch trùng vào ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần...hoặc tham gia giao ban, không tháo gỡ được vướng mắc khó khăn.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện còn một số nơi Hội liên hiệp phụ nữ chưa có sổ sách theo dõi việc thực hiện ủy thác hoặc đã có sổ sách nhưng vẫn còn là hình thức, chưa rõ ràng, chưa cụ thể. Sự phối hợp chưa tốt của NHCSXH huyện và Hội phụ nữ trong việc kiểm tra, giám sát, giao ban, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm chưa kịp thời.
45
Hội phụ nữ cấp xã là cấp trực tiếp thực thi nhiệm vụ nên phải thực hiện đầy đủ cả 6 nội dung mà Hội phụ nữ đã nhận ủy thác từ NHCSXH tỉnh Bắc Kạn cụ thể như sau:
Chỉ đạo thành lập các tổ TK&VV ở xã, thị trấn.
Lựa chọn những tổ TK&VV đủ điều kiện đề nghị NHCSXH huyện chấp thuận làm ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cử cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện việc ủy thác cho vay của NHCSXH huyện, mở sổ sách theo dõi hoạt động ủy thác cho vay của NHCSXH. Các ủy viên thường vụ Hội phụ nữ ở cấp xã không được kiêm nhiệm ban quản lý tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của tổ TK&VV.
Chỉ đạo các tổ TK&VV chủ động kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay, đôn đốc hộ trả nợ, trả lãi tiền vay khi đến hạn trả.
Hội phụ nữ xã phải chủ động kiểm tra 100% hoạt động tổ TK&VV. Ngoài ra, phải tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết và tổ chức đối chiếu công khai đến từng hộ vay vốn mỗi năm một lần.
Phối hợp với NHCSXH huyện tổ chức giao ban theo định kỳ một tháng/lần. Vào đầu tháng 1 hàng năm, phối hợp với NHCSXH huyện tiến hành đánh giá hoạt động của tổ TK&VV để xếp loại tổ làm cơ sở củng cố, đào tạo, tập huấn, xếp loại thi đua hàng năm theo tiêu chí đã quy định.
Có trách nhiệm quản lý hoạt động của tổ TK&VV trực thuộc, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng cán bộ Hội phụ nữ, tổ trưởng Tổ TK&VV...lợi dụng, tham ô, chiếm dụng tiền của người vay thông qua việc thu nợ, thu lãi...
Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giải thích, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đến người nghèo, đến nhân dân và chính quyền địa phương.
Kết hợp với các cơ quan chuyên môn như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...hướng dẫn giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để xóa đói giảm nghèo.
Cán bộ của Hội phụ nữ được giao làm công tác ủy thác cho vay của NHCSXH cần hiểu và nắm rõ quy định nghiệp vụ cho vay của NHCSXH để hoàn thành công việc nhận ủy thác cho vay và không được thu tiền (gốc, lãi, tiền tiết kiệm) của tổ viên; không được lợi dụng nhiệm vụ được giao để tham ô, chiếm dụng,
46
vay ké làm ảnh hưởng tới Hội phụ nữ, NHCSXH và làm mất uy tín đối với tổ viên, tổ TK&VV, Hội phụ nữ, UBND xã, NHCSXH.
Định kỳ hàng năm, tổ chức hội phải tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, biểu dương điển hình tiên tiến, nêu ra những vướng mắc tồn tại và giải pháp khắc phục.
Ngoài công việc phải thực thi các nội dung được ủy thác theo từng cấp bậc như trên thì toàn bộ các thành viên thuộc Hội phụ nữ đều phải phối hợp với các tổ chức hội khác và NHCSXH tuyên truyền cho đông đảo hội viên phụ nữ và nhân dân địa phương hiểu về nguồn cho vay, đối tượng được vay và quyền lợi, nghĩa vụ của người được vay vốn.
- Chính quyền các cấp
UBND cấp xã là người chỉ đạo trực tiếp, chấp thuận việc thành lập tổ và cho phép tổ hoạt động; chỉ đạo kiểm tra, giúp đỡ tổ và các tổ viên sử dụng tiền vay đúng mục đích; giám sát và xử lý các vi phạm của tổ và mỗi tổ viên tạo điều kiện cho tổ hoạt động có hiệu quả. UBND cấp xã là nơi xác nhận “danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn NHCSXH”.
Các tổ chức khác như khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ để lồng ghép các chương trình dự án với việc hướng dẫn giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Tổ TK&VV là nơi tập hợp các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; cùng nhau tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; cùng liên đới chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ ngân hàng.
- Phối hợp quản lý chung trong chương trình nhận ủy thác
Thường xuyên thông báo kết quả cho nhau và cùng nhau trao đổi nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các trường hợp người vay vi phạm quy định của ngân hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ gốc, trả lãi.
Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện, rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay, sử dụng vốn vay.
47
Hai bên thống nhất các vấn đề cần kiến nghị với Đảng và Nhà nước nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.
- Trách nhiệm của Hội phụ nữ:
Chỉ đạo các cơ quan báo chí của Hội liên hiệp phụ nữ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của ngân hàng trong việc cho vay vốn đối với hộ nghèo để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống.
Chỉ đạo Hội phụ nữ cấp xã phối hợp với chính quyền cơ sở thành lập tổ TK&VV để tạo lập kênh dẫn vốn trực tiếp đến người vay, giúp người vay tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng, phát huy truyền thống Hội phụ nữ tương trợ trong cộng đồng, giúp đỡ nhau trong đời sống và sản xuất, sử dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc nhau trả nợ tiền đúng kỳ hạn đã cam kết.
Cung cấp đúng, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến vốn nhận ủy thác do NHCSXH huyện và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Phối hợp với NHCSXH huyện triển khai thực hiện nghiêm túc việc cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay. Việc cho vay, thu nợ, thu lãi, xử lý nợ rủi ro... phải tuân theo các văn bản pháp quy, các quy định nghiệp vụ và văn bản liên quan khác của NHCSXH huyện, tỉnh. Sử dụng vốn nhận ủy thác đúng mục đích, đúng nội dung đã quy định và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay.
Thực hiện đúng theo thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay về hoàn trả vốn nhận ủy thác và lãi thu được đúng hạn.
Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay và thực hiện báo cáo, thống kê theo đúng quy định của NHCSXH tỉnh.
Tham gia soạn thảo các tài liệu tập huấn và tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ do NHCSXH tỉnh tổ chức.
Tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho người vay.
Cung cấp cho NHCSXH huyện, tỉnh về nguyện vọng của hội viên phụ nữ liên quan tới việc vay vốn của NHCSXH huyện và đề xuất ý kiến cải tiến thủ tục, quy trình cho vay.
48
- Trách nhiệm của NHCSXH tỉnh:
Thực hiện đúng nội dung thỏa thuận và cam kết ghi trong hợp đồng ủy thác cho vay.
Hàng năm NHCSXH tỉnh dành một phần vốn phân bổ cho Hội liên hiệp phụ nữ để thực hiện các chương trình dự án do Hội liên hiệp phụ nữ lựa chọn chuyển vốn ủy thác theo tiến độ giải ngân, lưu giữ hồ sơ ủy thác cho vay phù hợp với quy định.
Chi trả phí ủy thác đầy đủ, kịp thời.
Phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ để xử lý rủi ro theo thỏa thuận và cam kết ghi trong hợp đồng ủy thác cho vay.
Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện hợp đồng ủy thác cho vay theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Cung cấp cho Hội liên hiệp phụ nữ các văn bản pháp quy, quy định về nghiệp vụ cho vay của NHCSXH; các mẫu ấn chỉ, mẫu giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn, mẫu báo cáo thống kê và các văn bản liên quan khác.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho vay, phổ biến và hướng dẫn những văn bản liên quan khác của NHCSXH cho Hội liên hiệp phụ nữ, tổ TK&VV nhằm giúp đỡ đôn đốc các tổ TK&VV, người vay thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
b, Thành lập Ban giảm nghèo và các tổ tiết kiệm – vay vốn * Hoạt động của Ban giảm nghèo
Hàng năm Ban giảm nghèo của 108 xã/phường, thị trấn đã thực hiện tốt các nghị quyết của BĐD HĐQT, theo dõi chỉ đạo các tổ chức CT-XH nhận ủy thác thực hiện đúng chính sách cho vay trong hợp đồng ủy thác đã ký. Phê duyệt các hộ vay vốn theo đúng quy định của Ngân hàng CSXH Việt Nam.
Thông qua việc quản lý vốn vay của Ban giảm nghèo và cấp ủy chính quyền địa phương các xã, thị trấn, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã được truyền tải kịp thời đúng đối tượng, bên cạnh đó công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng lâu ngày như xã..., công tác kiểm tra cũng được quan tâm chỉ đạo đã góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
* Các tổ Tiết kiệm và Vay vốn
Thực hiện văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của NH CSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác giữa NH CSXH với các tổ chức CT-XH, ký văn bản thỏa thuận với các tổ chức CT-XH tại địa phương (như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội
49
cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ) nhằm truyền tải vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng chính sách được nhanh chóng thuận lợi. Thông qua việc bình xét dân chủ, công khai từ cơ sở giúp cho vốn ưu đãi đến tay người thụ hưởng được nhanh hơn, thuận lợi hơn, đây là mô hình quản lý sáng tạo đạt hiệu quả cao.
Tổng hợp các tổ TK&VV của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn ta có thể thấy được có sự biến động về số lượng các tổ tại các tổ chức chính trị xã hội. Cụ thể số tổ TK&VV của tổ chức Hội nông dân và Hội phụ nữ đến năm 2019 đã giảm xuống