5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Đối với UBND các cấp
- Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với các khoản vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN.
- Chỉ đạo các thành viên trong Ban đại diện HĐQT, Ban giảm nghèo huyện, xã thực hiện đúng vai trò, chức năng của mình.
- Đối với UBND cấp xã cần tăng cường công tác quản lý danh sách hộ nghèo, xét duyệt đối tượng vay vốn, mục đích và sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn.
102
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu đề tài “Quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn” do hạn chế về mặt thời gian tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu sâu vấn đề quản lý vốn vay uỷ thác của ngân hàng tại Hội LHPN. Các chủ thể quản lý khác như UBND các cấp, NHCSXH tác giả có đề cập đến song chưa nghiên cứu sâu. Qua quá trình nghiên cứu tác giả đi đến một số kết luận sau:
- Quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát các công việc thực hiện cho vay vốn tín dụng ưu đãi đến với các hộ gia đình hội viên phụ nữ nghèo và các đối tượng chính sách khác của Hội LHPN mà NHCSXH đã ký hợp đồng ủy thác.
- Trong những năm qua, việc quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại HLHPN tỉnh Bắc Kạn đã được thực hiện tương đối tốt, đạt nhiều kết quả khả quan, qua đó đã giúp nhiều hộ gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh vượt qua được khó khăn, vươn lên làm giàu. Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh thực hiện tốt quy trình quản lý như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát vốn vay uỷ thác của NH CSXH. Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh đã triển khai tốt 6 hoạt động chủ yếu trong quản lý vốn vay ủy thác như: tổ chức tuyên truyền chương trình tín dụng cho vay; quản lý thành lập các tổ TK&VV, tính đến năm 2019 Hội LHPN tỉnh đã thành lập và quản lý là 63 tổ; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn hội viên phụ nữ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả, tổng dư nợ vốn vay ủy thác Hội LHPN tỉnh quản lý tính đến năm 2019 là đạt trên 750 tỷ đồng, dư nợ bình quân là 30 triệu đồng/hộ vay vốn. Hiện tại Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn đang thực hiện 5 chương trình cho vay bao gồm: Hộ nghèo, NS&VSMT, Giải quyết việc làm, HSSV, và Hộ nghèo về nhà ở, xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN cũng còn một số bất cập cần khắc phục như: Lượng vốn vay ủy thác cho Hội LHPN luôn cao hơn so với các tổ chức hội khác, việc kiểm tra, giám sát, tư vấn cho các hội viên vay vốn chưa thực sự được Hội LHPN và NHCSXH quan tâm đúng mức và còn nhiều điểm có thể cải thiện được. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành địa phương chưa thực sự chặt chẽ…
103
- Để tăng cường quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH tại Hội LHPN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong những năm tiếp theo, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
+ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho người dân và cán bộ trên địa bàn về các chương trình vay vốn ưu đãi, quyền lợi và nghĩa vụ khi vay vốn ưu đãi, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả…
+ Tăng cường phối hợp với Ban đại diện HĐ QT, NHCSXH trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay tại cơ sở và củng cố các tổ tiết kiệm và vay vốn;
+ Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng và giảm nợ quá hạn;
+ Tăng cường sự phối hợp giữa Hội LHPN với NHCSXH làm tốt công tác quản lý vốn vay, quản lý Tổ TK&VV và hội viên vay vốn;
+ Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn và cuối cùng là kết hợp các chương trình, dự án cho vay ủy thác với công tác khuyến nông, khuyến công và dạy nghề cho hội viên.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BCH Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (2019), Báo cáo tổng kết công tác Hội phụ nữ các năm 2017,2018,2019.
2. Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
3. Hà Chung (2014), Hội liên hiệp phụ nữ đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, Đặc san thông tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Số 65+66.
4. Trần Văn Đạt (2009), Vài Suy Nghĩ về Phát Triển Nông Nghiệp VN Trong Thế Kỷ 21- Chương 21 Ngân Hàng Grameen và Vi Tín Dụng: Một Giải Pháp Xóa Đói Giảm Nghèo, http://www.tranvandat.com/2.html
5. Việt Hải (2018), Ngân hành Chính sách Xã hội 10 năm xây dựng và phát triển, http://www.danangcity.gov.vn/portal/page/portal/danang/nhcs/Thong_tin_hoat_d ong/tt_Ngan_hang_csxh?p_pers_id=&p_folder_id=18419639&p_main_news_id= 37110871
6. Hội liên hiệp phụ nữ, NHCSXH (2003), Văn Bản liên tịch số 283/VBLT ngày 25/4/2003 Về uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
7. Lê Văn Luyện và Nguyễn Đức Hải (2017), Mô hình hoạt động tài chính vi mô thành công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam, Học viện Ngân hàng.
8. NHCSXH (2003), Quyết định số 162/QĐ-HĐQT ngày 17/4/2003 của HĐQT NHCSXH về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH
9. NHCSXH (2006), Văn bản thoả thuận số 2759/VBTT ngày 15/11/2006 về việc thực hiện cho vay ủy thác đối với HLHPN cộng sản Hồ Chí Minh
10.NHCSXH (2007), Văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 Hướng dẫn nội dung uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội.
11.NHCSXH (2009 a), Đào tạo cán bộ mới tuyển dụng , http://vbsp.org.vn/dao-tao- can-bo-moi-tuyen-dung.html
105
12.NHCSXH (2009 b), Văn bản thoả thuận số 298/VBTT ngày 23/03/2009 về việc điều chỉnh mức phí uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đối với Hội HPN Việt Nam.
13.NHCSXH (2019) Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2019 của HĐQT NHCSXH về Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV
14.NHCSXH (2014), Đặc san thông tin NHCSXH Việt Nam, Số 65+66
15.NHCSXH tỉnh Bắc Kạn (2019), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị định 78/2002/NĐ-CP về chính sách tính dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
16.NHNN Việt Nam (2002), Quyết định số 742/2002/QĐ-NHNN về việc Quy định về ủy thác và nhận uỷ thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng.
17.NHNN Việt Nam (2018), Thông tư số 04/2018/TT-NHNN Quy định về nghiệp vụ nhận ủy thác và ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
18.Trương Quang Sơn (2014), Luận văn thạc sỹ “Nợ tồn đọng tại NHCSXH huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
19.Hoàng Văn Thành và Nguyễn Văn Chiến (2018), Một số mô hình thành công của ngân hàng tài chính vi mô quốc tế - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 20.Lâm Đình Thắng (2008), Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện công tác liên tịch giữa
Thành Hội phụ nữ và Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố về công tác hỗ trợ phụ nữ nghèo vay vốn. BCH Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
21.Nguyễn Quang Thái (2004), Toàn cảnh kinh tế Việt Nam - Tập I, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004.
22.Nguyễn Văn Trường (2014), Báo cáo kết quả thực hiện dịch vụ vốn vay uỷ thác giữa Tỉnh Hội phụ nữ với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn năm 2014. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn.
23.Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội
24.Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 25.Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 của Thủ
106
26.Vũ Thủy (2018), Tiếp sức để phụ nữ khởi nghiệp, http://hanoimoi.com.vn/Tin- tuc/Chinh-tri/545480/tiep-suc-de-thanh-nien-khoi-nghiep.
27.Tỉnh ủy Bắc Kạn (2017), Kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm 2018.
28.Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Nông thôn (2007), Hướng dẫn nghiệp vụ vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
29.Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Nông thôn (2017), Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ Hội phụ nữ cơ sở thực hiện chương trình liên tịch với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Hà Nội.
30.UBND tỉnh Bắc Kạn (2019), Báo cáo tổng kết tình phát triển hình kinh tế – xã hội các năm 2017, 2018, 2019.