Định hướng của tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 96 - 111)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2.Định hướng của tỉnh

4.1.2.1. Phân cấp quản lý cho Hội liên hiệp phụ nữ cấp huyện

- Đối với cán bộ Hội phụ nữ chưa nắm vững nội dung trong chương trình liên tịch phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình các bước trong nhận ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ngân hành Chính sách xã hội.

- Phân công cán bộ ghi chép sổ sách theo dõi các nguồn vốn vay.

- Phối hợp cùng Ngân hành CSXH huyện phân chia lại các tổ TK&VV của hội viên hợp lý, tạo điều kiện cho Hội liên hiệp phụ nữ các xã – thị trấn quản lý ít nhất 01 tổ TK&VV.

87

- Phối hợp cùng Ngân hàng CSXH tỉnh tập huấn nghiệp vụ vay vốn cho BCH Hội phụ nữ cấp xã, thị trấn, Chủ tịch, phó chủ tịch, Chi Hội phụ nữ, tổ trưởng các tổ TK&VV do Hội phụ nữ quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ TK&VV.

4.1.2.2. Phân cấp quản lý cho Hội liên hiệp phụ nữ cấp xã - thị trấn

- Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ngân hành Chính sách xã hội.

- Phân công cán bộ ghi chép sổ sách theo dõi các nguồn vốn vay, khi cán bộ theo dõi chuyển công tác phải bàn giao cho người tiếp nhận công việc.

- Sẵn sàng đảm nhận các tổ TK&VV của các Hội phụ nữ thể khác bàn giao lại. - Định kỳ kiểm tra hoạt động của các tổ TK&VV, hoạt động của tổ viên. Tập trung thu hồi nợ quá hạn, tránh để phát sinh nợ quá hạn mới.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn nhằm giúp người vay sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay

4.2. Một số giải pháp

4.2.1. Các giải pháp đặc thù

Căn cứ vào giải pháp và nguyên nhân đã được nghiên cứu, các giải pháp sau được đề xuất nhằm tăng cường thêm công tác quản lý vốn uỷ thác của NH CSXH tại Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn.

- Vì dư nợ của Hội phụ nữ vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số dư nợ của cả hệ thống NHCSXH dù số tổ TK&VV là cao nhất. Hội và ngân hàng cần tăng cường công tác đánh giá, thẩm định để tăng tốc độ giải ngân đối với các đơn xin vay hiện có. Phối kết hợp với các bên liên quan để tăng cường công tác tư vấn về công tác cho vay, sản xuất kinh doanh để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

- Do nhiều phụ nữ nghèo vẫn chưa được vay vốn, hội và ngân hàng cần có chính sách ưu tiên cho đối tượng này vì đây là đối tượng yếu thế nhất. Cụ thể, hội và ngân hàng cần phân loại và xếp hạng theo thứ tự ưu tiên, kết hợp với công tác tuyên truyền và tư vấn các dịch vụ phi tín dụng nhằm đảm bảo việc cho vay là đúng mục đích và kết quả do vay vốn mang lại có tính bền vững cao hơn.

- Để việc cho vay uỷ thác thong qua hội được bền vững, ngoài việc chú trọng vào việc giải ngân và thu lãi, các công tác khác cần được chú trọng và đẩy mạnh một cách tương ứng. Ví dụ như công tác tư vấn trước, trong và sau khi vay. Việc tư

88

vấn không chỉ chú trọng vào tín dụng mà cần mở rộng ra các lĩnh vực phi tín dụng. Ngoài tư vấn, công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp hội và ngân hàng sớm phát hiện ra vấn đề và tìm các giải pháp kịp thời, giảm thiểu các hậu quả xấu.

- Khi có sản phẩm, dịch vụ mới hoặc thay đổi trong chính sách, hội và ngân hàng cần có phương thức phổ biến, tuyên truyền phù hợp để khách hàng được cập nhật sớm nhất có thể. Các phương pháp phổ biến cần linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng và khu vực nhằm đạt kết quả phổ biến, tuyên truyền cao nhất. Các nội dung tuyên truyền và phổ biến phải đầy đủ, bao gồm cả những nội dung thể hiện quyền lợi của khách hàng và trách nhiệm của hội và ngân hàng. Để nâng cao chất lượng của công tác phổ biến, tuyên truyền, hội và ngân hàng cần có một bộ phận chuyên về công tác này. Các thành viên của bộ phận này cần được đào tạo, đào tạo lại và tập huấn hàng năm cả về chuyên môn tín dụng, chính sách và nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến.

- Ngân hàng và hội nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng, quản lý vốn và tài chính với sự kết hợp của nhiều phương pháp linh hoạt, thực tế và hấp dẫn. Có cơ chế kiểm soát nguồn vốn uỷ thác thường xuyên và chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn này có thể được kiểm tra bất cứ lúc nào và bên nào nếu cần nhằm giảm thiểu việc sử dụng không đúng mục đích của cán bộ tín dụng ngân hàng và hội.

- Việc luân chuyển cán bộ Hội phụ nữ cần tính đến việc luân chuyển nguồn lực có năng lực quản lý vốn uỷ thác của ngân hàng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ để đảm bảo khi luân chuyển, cán bộ hội chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen với cơ sở chứ không cần cập nhật nghiệp vụ. Ngân hàng và hội có thể nghiên cứu thiết kế một cẩm nang cho vay và quản lý vốn uỷ thác giúp cán bộ hội dễ dàng tra cứu khi cần thiết.

- Cần làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của các bên và xác lập một cơ chế kiểm tra, giám sát linh hoạt, nhưng chặt chẽ, ứng dụng tối đa những tiện ích công nghệ nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giám sát được thường xuyên và chặt chẽ, tránh việc lạm dụng vốn, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, cập nhật kịp thời tác động của những yếu tố bất lợi đến sản xuất kinh doanh của những cá nhân, tổ chức vay vốn.

89

4.2.2. Các giải pháp chung

4.2.2.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền

Các hoạt động cho vay ủy thác của NHCSXH đối với các đối tượng chính sách và hộ nghèo đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, ưu tiên. Những năm qua, bằng các nguồn vốn tín dụng chính sách thông qua các chương trình cho vay ủy thác của Hội LHPN đã giúp các hội viên thuộc diện chính sách, hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên làm giầu từ chính sức lao động của mình. Bên cạnh những thành tựu đạt được to lớn, song quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó có công tác quản lý vốn vay ủy thác của NHCSXH cho Hội LHPN. Một trong những nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót đó là công tác tuyên truyền, giáo dục.

Như đã phân tích ở trên, quản lý vốn vay ủy thác phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có đặc điểm của đối tượng khách hàng vay vốn. Hiện nay, ngoài các khách hàng có ý thức tốt trong việc sử dụng vốn vay đầu tư cho phát triển sản xuất của gia đình, bên cạnh đó vẫn còn một số khách hàng có ý thức chưa tốt, chưa sử dụng vốn vay đúng mục đích, chưa nỗ lực vương lên vượt qua khó khăn, chây ỳ không chịu trả nợ tiền vay. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương đôi lúc còn buông lỏng quản lý, khiến hoạt động tại các tổ TK&VV nhiều lúc còn bị bỏ ngỏ, chỉ mang tính hình thức.

Để làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về tín dụng ưu đãi, Hội LHPN cần thực hiện tốt các công việc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương, sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh, UBND các huyện, xã, thị trấn để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chế độ chính sách về tín dụng chính sách đến đông đảo người dân và các cấp chính quyền, các ban ngành Hội phụ nữ thể ở địa phương, đặc biệt là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, các vùng khó khăn, trong đó tập trung:

+ Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của chính sách tín dụng, làm cho nhân dân hiểu rõ hơn những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của chính sách tín dụng của Chính phủ ta.

+ Giải thích, cung cấp đầy đủ thông tin cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là khách hàng của NHCSXH huyện, hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ

90

khi vay vốn tín dụng chính sách, các quyền lợi của khách hàng khi sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ đối với các món vay của họ.

- Tuyên truyền trên đài phát thanh và truyền hình huyện, Báo Bắc Kạn, cổng thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Kạn các điển hình sản xuất, các hội viên sử dụng tốt vốn tín dụng được vay để vượt qua khó khăn.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, từng chi Hội phụ nữ ở địa phương, mỗi cán bộ Hội phụ nữ và từng hội viên trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách. Đặc biệt phát huy năng lực của các tổ trưởng Tổ TK&VV làm công tác tuyên truyền để phổ biến, giải thích cho các tổ viên của mình về những quy định mới, những định hướng chỉ đạo của Hội LHPN, NHCSXH trong việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với các đối tượng vay vốn ưu đãi.

- Chủ động kế hoạch để phối hợp với các hội, Hội phụ nữ thể, chính quyền các xã, thị trấn, phòng Lao động TBXH... để nắm bắt tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các xã, thị trấn, tình hình sử dụng vốn vay tại các tổ TK&VV và tại các gia đình được vay vốn.

4.2.2.2. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp trong việc kiểm tra, giám sát vốn vay tại cơ sở và củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn

Từ thực tiễn cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó việc quản lý vốn vay ủy thác được thực hiện tốt và đạt kết quả cao. Ngược lại nơi nào chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho NHCSXH, Hội LHPN và tổ TK&VV, nơi đó công tác quản lý vốn vay ủy thác bị bỏ ngỏ, chất lượng tín dụng chính sách yếu kém, nợ quá hạn cao. Một số biện pháp cần thực hiện trong thời gian tới như sau:

Một là, thường xuyên giữ mối liên hệ với UBND các cấp, đặc biệt là UBND cấp xã, đưa việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vào các chương trình nghị sự liên quan ở địa phương, ra nghị quyết và gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.

91

Hai là, Lắng nghe ý kiến đóng góp, nguyện vọng của các hội viên. Đảm bảo phát huy quyền dân chủ, tính công khai minh bạch trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Ba là, Phối hợp với UBND các cấp, các ban ngành trên địa bàn tỉnh chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội tại địa phương.

Bốn là, Phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp chỉ đạo xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng. Đối với địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, đối tượng vay.

Năm là, tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động, điều chỉnh bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác để có căn cứ xét duyệt đối tượng vay vốn NHCSXH, liên đới trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, bảo đảm vốn vay đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, người vay trả nợ ngân hàng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Sáu là, Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chính quyền ở địa phương kịp thời có các biện pháp hỗ trợ cần thiết đối với hoạt động của các tổ TK&VV. Kiên quyết xử lý các tổ TK&VV hoạt động quản lý kém hiệu quả, sử dụng vốn không đúng mục đích.

4.2.2.3. Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng và giảm nợ quá hạn

Trên thực tế, biện pháp tốt nhất để xử lý các khoản nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng, nợ quá hạn là không để nó xảy ra, hay nói cách khác là phải tăng cường sự quản lý đối với các khoản vay ủy thác, nâng cao chất lượng tín dụng để không phát sinh các khoản nợ đó.

Trong những năm qua, các khoản vay vốn ủy thác của NHCSXH tại HLHPN đã không để sảy ra hiện tượng các khoản nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng. Nợ quá hạn trong những năm qua liên tục giảm và đạt mức dưới 1% trong tổng dư nợ. Tuy nhiên hiện tượng nợ quá hạn tại một số xã, thị trấn còn tương đối cao gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn trong hệ thống quản lý tín dụng chính sách, giảm hiệu quả của các chương trình cho vay tín dụng ưu đãi. Do đó Hội LHPN, NHCSXH cần có những biện pháp cụ thể để giải quyết dứt điểm đối với các khoản nợ quá hạn. Để

92

thực hiện được điều này, trong thời gian tới Hội LHPN cần kết hợp với NHCSXH, UBND các cấp, các cơ quan, Hội phụ nữ cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt một số công việc như sau:

* Nâng cao ý thức trách nhiệm của hộ vay vốn trong quản lý, sử dụng và hoàn trả vốn vay

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên đang để phát sinh nợ quá hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay của mình. Để các hội viên nhận thức rõ trách nhiệm hoàn trả vốn vay, nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc ngay từ khi viết Giấy đề nghị vay vốn. Cần hiểu rõ đây là chính sách tín dụng ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, không phải Chính phủ cho không.

- Giúp đỡ hội viên vay vốn sử dụng vốn hiệu quả; thực tế ở nhiều địa phương cho thấy nhiều hội viên (đặc biệt là các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) không biết cách làm ăn (kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý của hộ vay rất hạn chế) nên sử dụng vốn không hiệu quả, không có lãi nên không tích lũy được tiền trả nợ gốc. Vì vậy, cần sự phối hợp tốt giữa Hội LHPN với chính quyền địa phương, với các Trung tâm/trạm khuyến nông khuyến lâm ngư để tập huấn thường xuyên cho hộ vay. Nội dung tập huấn không chỉ về kỹ thuật sản xuất mà còn cả về kỹ năng quản lý sử dụng vốn.

* Tiến hành phân loại nợ theo các nhóm nợ khác nhau.

Thực hiện tốt công tác này sẽ đánh giá đúng mức tình trạng tín dụng từ đó có những giải pháp cụ thể, kịp thời xử lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là các biện pháp xử lý đối với các trường hợp phát sinh nợ quá hạn.

Thường xuyên đánh giá xác thực tình trạng sử dụng vốn vay. Việc xử lý nợ phải tiến hành cùng với việc tư vấn và hướng dẫn người nghèo biết cách làm ăn, biết tiết kiệm và sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 96 - 111)