Cơ cấu tổ chức của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Cơ cấu tổ chức của NHCSXH tỉnh Bắc Kạn

Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch NHCSXH tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Ban giám đốc, Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Tổ Kế toán - Ngân quỹ và

41

được thể hiện trong Hình 3.1. Số lượng cán bộ của PGD NHCSXH được thể hiện qua hình 3.2.

Hình 3.2: Thực trạng nhân sự NH CSXH tỉnh Bắc Kạn chia theo phòng ban

(Nguồn: NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, 2020)

Chú thích: 1=Ban Giám đốc, 2=Phòng kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, 3=Phòng Kế toán – Ngân quỹ, 4=Phòng Hành chính – Tổ chức, 5=Phòng Tin học, 6=Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ.

Số lượng nhân sự Ban giám đốc thay đổi không nhiều trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, số lượng này không thay đổi trong giai đoạn 2017-2018 và tăng một người năm 2019. Diễn biến thay đổi nhân sự bộ phận tin học cũng theo chiều hướng này. Nhân sự Phòng Hành chính – Tổ chức và Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ không thay đổi trong giai đoạn nghiên cứu.

Hình 3.3: Thực trạng nhân sự NH CSXH tỉnh Bắc Kạn chia theo trình độ

(Nguồn: NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, 2020)

42

Trình độ của đội ngũ nhân sự NH CSXH tỉnh chủ yếu là đại học. Các nhân sự có trình độ dưới đại học không thay đổi về mặt số lượng trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, số nhân sự có trình độ sau đại học tăng từ 1 lên 4 trong giai đoạn 2017-2018. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng hơn về mặt nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Đến nay, Phòng giao dịch NHCSXH tỉnh đã đặt 108 điểm giao dịch cố định tại 108 xã/phường, thị trấn (trên tổng số 94 xã, 8 phường và 6 thị trấn trong huyện) với chu kỳ giao dịch một tháng một lần.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực hiện quy trình giao dịch xã theo đúng chỉ đạo của NHCSXH cấp trên, thường xuyên giao ban định kỳ hàng tháng với các tổ chức chính trị từ huyện tới xã để thông báo, phổ biến kịp thời về những thông tin chính sách tín dụng mới của NHCSXH, chính quyền các cấp... và cùng nhau tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, tồn tại phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

Qua hình trên có thể thấy được hiện tại cán bộ làm việc ở NHCSXH tỉnh Bắc Kạn qua các năm được cải thiện cả về mặt số và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn (Trang 50 - 52)