Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

3.1.Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Vị trí địa lý: Bắc Kạn nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ

Việt Nam; có địa giới tiếp giáp với 4 tỉnh trong khu vực, cụ thể:

Phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng;

Phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; Phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang;

Phía Nam giáp huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách Thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thương hàng hóa.Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Địa hình: Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và

bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.

32

Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền 1 dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô cao 1.131m, đỉnh Phia Khau cao 1.061m…

Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi cao thấp khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m

3.1.2. Khí hậu, thời tiết

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa trong năm.

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa hạ.

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình, địa mạo nên khí hậu Bắc Kạn có những nét đặc trưng như: nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 220C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,10C ở thị xã Bắc Kạn và -0,60C ở Ba Bể, -20C ở Ngân Sơn, gây băng giá ảnh hưởng lớn đến cây trồng, vật nuôi.

Độ ẩm trung bình trên toàn tỉnh là 84%. Bắc Kạn có lượng mưa thấp so với các tỉnh Đông Bắc do bị che chắn bởi cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông Bắc và cánh cung Sông Gâm ở phía Tây Nam.

Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu như sương muối, mưa đá, lốc… làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế trong tỉnh.

33

3.1.3. Tình hình kinh tế

Bắc Kạn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới… Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic... Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2017 - 2019 ước đạt 12,3%, trong đó: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 9,1%; khu vực công nghiệp - XDCB tăng 11,21%; khu vực dịch vụ tăng 15,67%. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp: Năm 2019, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38,86%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 18,26%; khu vực dịch vụ chiếm 42,88%. So với năm 2017, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 0,34%, khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 1,03%, khu vực dịch vụ giảm 1,37%.

Khu vực nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân giai đoạn 2017 - 2019 ước đạt 163.384 tấn/năm, lương thực bình quân đầu người đạt 582 kg/người/năm. Tổng diện tích gieo cấy lúa ruộng bình quân năm đạt 21.557 ha/năm; năng suất bình quân 46 tạ/ha/năm; sản lượng bình quân 100.273 tấn/năm. Tổng diện tích gieo ngô bình quân đạt 16.318 ha/năm; năng suất bình quân 37,8 tạ/ha; sản lượng bình quân 62,735 tấn/năm.

34

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức thành công nhiều hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư ngoài tỉnh; mở rộng sự hợp tác với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tập đoàn kinh tế lớn. Thị trường Bắc Kạn phát triển khá nhanh, hoạt động kinh doanh, thương mại dịch vụ sôi động, hàng hóa lưu thông thuận lợi. Công tác cung ứng hàng hoá chính sách xã hội được đảm bảo và đúng quy định, góp phần ổn định cuộc sống của người dân trên địa bàn.

3.1.4. Điều kiện xã hội

* Cơ cấu dân số tỉnh Bắc Kạn

Kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của tỉnh Bắc Kạn cho thấy, quy mô dân số của tỉnh tăng hơn so với các năm trước song tỷ lệ tăng dân số luôn được kiểm soát. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã tác động đến quá trình phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động; trình độ dân trí đã được cải thiện. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tăng nhanh. Điều kiện nhà ở của các hộ dân đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Giai đoạn 2017 - 2019, cơ cấu dân số tỉnh Bắc Kạn như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số tỉnh Bắc Kạn

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

các năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SL % SL % SL % 2018/

2017

2019/ 2018 Quy mô dân số

(người) 298.765 100 306.874 100 313.905 100,00 2,71 2,29

Theo giới tính

Nam 151.982 50,87 155.002 50,51 160.036 50,98 1,99 3,25 Nữ 146.783 49,13 151.872 49,49 153.869 49,02 3,47 1,31

Theo độ tuổi lao động

DS trong độ tuổi

35

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch

các năm SL % SL % SL % 2018/ 2017 2019/ 2018 DS ngòai độ tuổi lao động 132.711 44,42 134.257 43,75 137.040 43,66 1,16 2,07 Theo thành phần dân tộc Dân tộc kinh 39.766 13,31 39.377 13,18 41.986 13,38 - 0,98 6,63 Dân tộc thiểu số 258.999 86,69 267.497 86,81 271.919 86,62 3,28 1,65

Theo khu vực cư trú

Thành thị 56.586 18,94 57.423 19,22 65.132 20,75 1,48 13,43 Nông thôn 242.179 81,06 249.451 80,78 248.773 79,25 3,00 - 0,27

Nguồn: Báo cáo tình hình dân số tỉnh Bắc Kạn, Cục thống kê tỉnh

Tính đến hết năm 2019, dân số của tỉnh Bắc Kạn là 313.905 người, tăng 2,29% so với năm 2018; toàn tỉnh có 83.162 hộ dân; đa số các hộ dân trên địa bàn tỉnh đang sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố, diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng lên đáng kể, sát với mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011.

Hiện tại, dân số tỉnh Bắc Kạn không có sự chênh lệch nhiều về giới tính, tỷ lệ nam giới toàn tỉnh chiếm 50,98%, dân số trong độ tuổi lao động có 176.865 người, chiếm 56,34% dân số toàn tỉnh. Theo thành phần dân tộc, số lượng dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu dân số tỉnh Bác Kạn. Đến hết năm 2019, dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn có 271.919 người, chiếm 86,62%, dân tộc kinh chiếm 13,38%. Phần lớn dân cư tỉnh Bắc Kạn sinh sống tại khu vực nông thôn (79,25%), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, gây áp lực lớn cho chính quyền tỉnh Bắc Kạn trong công tác xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế lâu dài cho bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

36

Hiện tại, tỉnh Bắc Kạn đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 7 huyện, thị với số xã đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 90%. Chất lượng các cơ sở giáo dục, trường nội trú ngày càng gia tăng góp phần nâng cao trình độ dân trí của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Bảng 3.2: Trình độ dân trí của dân cư tỉnh Bắc Kạn

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch các

năm SL % SL % SL % 2018/ 2017 2019/ 2018 Chưa biết chữ 17.836 5,97 15.988 5,21 15.643 4,98 -10,36 - 2,16 Trình độ tiểu học 62.920 21,06 61.835 20,15 58.764 18,72 - 1,72 - 4,97 Trình độ THCS 70.598 23,63 69.875 22,77 65.473 20,86 - 1,02 - 6,30 Trình độ THPT 85.088 28,48 92.829 30,25 102.845 32,76 9,10 10,79 Trung cấp, cao đẳng 44.875 15,02 47.688 15,54 51.985 16,56 6,27 9,01 Đại học 17.448 5,84 18.658 6,08 19.195 6,11 6,94 2,88 Tổng cộng 298.765 100 306.874 100 313.905 100,00 2,71 2,29

Nguồn: Báo cáo tình hình dân số tỉnh Bắc Kạn, Cục thống kê tỉnh

Qua các năm, trình độ dân trí của người dân tỉnh Bắc Kạn đang không ngừng gia tăng, đến năm 2019 chỉ còn khoản 4,98% dân số chưa biết chữ (tương ứng 15.643 người), giảm 2,16% so với năm 2018. Số lượng dân cư có trình độ cao gia tăng không ngừng. Tính hết năm 2019, dân số trình độ tiểu học toàn tỉnh có 58.764 người, chiếm 18,72%, giảm 4,97%; Dân số trình độ trung học cơ sở giảm 6,3%; Dân số trình độ THPT có 102.845 người, chiếm 32,75% (tăng 10,79%). Tương tự, dân số trình độ trung cấp, cao đẳng và trình độ đại học cũng có xu hướng tăng. Sự gia tăng về trình độ dân trí của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là nhờ các chương trình, chính sách cử tuyến được UBND tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đào tạo

37

không ngừng được hoàn thiện, đầu tư nâng cao, hệ thống trường dân tộc nội trú ngày càng được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy và học. Từ đây chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gia tăng, góp phần nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, tạo tiền đề xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người lao động nói chung và người lao động DTTS nói riêng.

* Tình hình dân tộc và đặc điểm dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 4.859,4 km2, dân số 313.905 người, gồm 07 dân tộc chính: Tày chiếm 54%, Dao chiếm 16,8%, Kinh chiếm 14%, Nùng chiếm 9%, Mông chiếm 5,5%, Hoa 0,4%, Sán Chay 0,3% còn lại là các dân tộc khác. Toàn tỉnh có 07 huyện và 01 thành phố, 122 xã, phường, thị trấn với 1.421 thôn, bản, tổ dân phố; có 16 xã khu vực I, 52 xã khu vực II, 54 xã khu vực III và có 607 thôn đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn tỉnh có 03 tôn giáo được Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo và đạo Tin lành với 18.126 tín đồ, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh; các tín đồ luôn chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, “sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể phát động, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện; tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 86% dân số của tỉnh, với khoảng 68.755 hộ DTTS, các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao với cơ cấu dân tộc thiểu số chiếm phần lớn trong tổng dân số của huyện; các dân tộc luôn đoàn kết, có bản sắc văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng, có lòng yêu nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua, các chính sách dân tộc được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả nhất là ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần đầu tư

38

xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, kinh tế - xã hội phát triển, do vậy đời sống của đồng bào các dân tộc được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đời sống của người dân ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn do trình độ văn hóa không đồng đều, ở một số nơi còn duy trì những tập quán lạc hậu; tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao, thiếu bền vững; một bộ phận người dân chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo. Đến nay toàn tỉnh còn 16.276 hộ nghèo, chiếm 19,57%, và 9.423 hộ cận nghèo, chiếm 11,33%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 95,42%). An ninh trật tự vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, tình trạng các đối tượng xấu, thế lực phản động lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, kích động đồng bào diễn ra ở một vài nơi.

3.2. Hiện trạng chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc

Kạn

3.2.1 Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều chính sách để đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm tạo sinh kế, phát triển kinh tế- xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn được thực hiện thông qua những chương trình cụ thể.

3.2.1.1 Chương trình, chính sách của Nhà nước trong tạo sinh kế cho đồng bào

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 43)