Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 101)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào

4.2.1. Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện chính sách, chương trình giao đất sản xuất cho đồng bào DTTS tại chỗ: Một mặt, UBND tỉnh Bắc Kạn phải đẩy nhanh tiến độ khai hoang, giao đất cho các hộ gia đình DTTS; mặt khác phải tiếp tục tìm các giải pháp giải quyết việc làm, tạo sinh kế lâu dài cho đồng bào, nhất là tăng cường công tác đào tạo nghề cho thanh niên; đối với vùng đồng bào có sự đầu tư của các doanh nghiệp thì chính quyền tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tiếp nhận lao động DTTS vào làm việc tại doanh nghiệp, ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo cho lao động DTTS để thích ứng với môi trường làm việc.

Tăng cường nguồn vốn tạo sinh kế cho đồng bào DTTS thông qua đẩy mạnh công tác tín dụng, trợ giúp người lao động dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, kinh doanh. Đầu tư có trọng điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn, tạo điều kiện cho mở rộng giao lưu, phát triển sản xuất hàng hóa ở vùng DTTS.

Quy hoạch, sắp xếp lại dân cư ở những vùng mà đồng bào DTTS sống rải rác như: Nà Giàng; Khuổi Kheo; Pò Rản; Pò Cạu (huyện Na Ri); Nà Mặn, Phya

90

Khao, Nà Niềng (huyện Ba Bể); Cốc Slông; Pù Lùng 1 (huyện Chợ Đồn)… Mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp ở vùng đồng bào DTTS gắn với làng nghề truyền thống. Xây dựng kinh tế thôn bản, lấy kinh tế thôn bản làm cơ sở để ổn định an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho người lao động DTTS trên địa bàn tỉnh.

Tạo các cơ hội về sản xuất cho đồng bào DTTS để họ tự tạo sinh kế thông qua các chính sách hỗ trợ về phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, kỹ thuật, phát triển ngành nghề mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm. Hướng dẫn cho người lao động DTTS biết sản xuất hàng hóa, biết ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình đến các khu vực đồng bào DTTS khó khăn đảm bảo các mô hình phù hợp với đặc trưng của từng địa phương.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch. Tổ chức lại sản xuất trong đồng bào DTTS, hình thành tổ chức như ban quản trị hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất để hướng dẫn chỉ đạo sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm; hình thành đội ngũ cán bộ chuyển giao công nghệ, hướng dẫn chỉ đạo sản xuất ở từng thôn, bản giúp người lao động dân tộc thiểu số đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn.

4.2.2 Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, hướng nghiệp cho đồng bào DTTS

Nâng cao dân trí, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững tại những vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống là một trong những biện pháp góp phần hoàn thiện chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Giải pháp này sẽ giúp tạo ra việc làm, tạo sinh kế và động lực để khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của người dân tộc thiểu số, để họ ngày càng hòa nhập và vững vàng trong cộng đồng dân tộc. Đây chính là giải pháp mà tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện trong thời gian tới để tăng cường sinh kế cho đồng bào DTTS.

91

Thực hiện giải pháp, trước hết UBND tỉnh Bắc Kạn cần tăng cường công tác tuyển chọn, đào tạo cho cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp xã, cán bộ thôn, cán bộ là người dân tộc thiểu số, các chủ hộ, chủ trang trại tại các thôn, bản. Đối với với đồng bào DTTS, tỉnh Bắc Kạn cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực bằng nhiều hình thức: đào tạo chính qui, đào tạo tại chỗ, đào tạo vừa học, vừa làm. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thành lập các trường dạy nghề. Có kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý cho lực lượng bao gồm cả các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bào DTTS, tập trung đào tạo ở các ngành như sửa chữa máy nông nghiệp, dệt thổ cẩm, làm gạch, đan mây tre.... thu hút người lao động dân tộc thiểu số vào học, nâng cao trình độ tay nghề để họ có cơ hội phát triển các ngành nghề này, tự tạo sinh kế cho bản thân lao động DTTS.

Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với trường đại học Tây Bắc, các cơ sở đào tạo trong địa bàn tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo mục tiêu và đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Đầu tư xây dựng trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Bắc Kạn. Tập trung đầu tư nâng cấp Trường cao đẳng nghề dân tộc nội trú tỉnh Bắc Kạn thành cơ sở đào tạo nghề cho đồng bào DTTS đảm bảo chất lượng và tiếp tục đầu tư, mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nghề hiện đại tại các trung tâm giới thiệu việc làm; tạo động lực đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp cho đồng bào DTTS nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học nghề của người lao động dân tộc thiểu số và yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các thành phần kinh tế.

Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn được cán bộ khuyến nông viên cơ sở tổ chức đến tận thôn, bản, chỉ dẫn kỹ thuật tại hiện trường như: kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, cách phòng chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm... góp phần nâng cao nhận thức cho người lao động dân tộc thiểu số. Bên cạnh sự phát

92

triển các hình thức dạy nghề và phổ biến kiến thức cho người lao động dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn cũng cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo con em dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động nguồn cho vùng DTTS tỉnh Bắc Kạn.

Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tại chỗ cho đồng bào DTTS về luật pháp, chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi, ngành nghề ở nông thôn, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kỹ năng quản lý kinh tế hộ, trang trại. Đồng thời, hàng năm cần tổ chức đưa lao động DTTS đi học hỏi, giao lưu kinh nghiệm sản xuất tại các địa phương lân cận.

Nâng cao ý thức của người dân trong việc chủ động tiếp thu các kiến thức kĩ năng trong sản xuất, trồng trọt, tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật mới trong chăn nuôi. Có ý thức vươn lên thoát nghèo. Một bất cập hiện nay là đa số các đồng bào dân tộc thiểu số khi được phỏng vấn điều tra thường cố ý bảo sai lệch về thông tin kinh tế của hộ. Các hộ thường có xu hướng giấu hoặc báo giảm các chỉ tiêu như thu nhập, các khoản tiền tiết kiệm của hộ. Đa số các hộ DTTS là hộ nghèo thường có xu hướng không muốn thoát nghèo vì khi thoát nghèo sẽ không nhận được những chính sách hỗ trợ ưu tiên của chính phủ từ các chương trình, dự án sinh kế hỗ trợ vốn và giống...

Hiện tại, các chương trình sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn như 30a, 135 thường hỗ trợ giống và các phương tiện sản xuất gần như miễn phí cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các hộ DTTS nhận giống cây trồng, vật nuôi mà không phải bỏ các chi phí giống, kĩ thuật, thức ăn nên dẫn đến ý thức tự bảo vệ của người dân không cao vì nó không gắn với trách nhiệm thực tế của từng hộ, họ không mất gì để có được những con giống, cây trồng nên ý thức quan tâm phát triển sản xuất, tạo sinh kế còn hạn chế. Như vậy, thời gian tới, khi triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS, các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn cần gắn trách nhiệm cụ thể

93

cho từng hộ, cam kết về kết quả đạt được khi được giao giống vật nuôi, cây trồng. Nguồn vốn được vay các hộ lại thường sử dụng không đúng mục đích, thay vì đầu tư cho sản xuất, mở rộng sản xuất thì họ lại sử dụng nguồn vốn đó chi tiêu cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà không có một kế hoạch dự định cụ thể dẫn đến nguồn vốn vay đế định kì phải trả cả vốn lẫn lãi, mỗi hộ sẽ không có khả năng trả nợ. Như vậy giải pháp đặt ra ngoài hỗ trợ vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số không thể thiếu các hỗ trợ đi kèm như kiến thức, kĩ năng sử dụng vốn cho đồng bào, để mỗi người dân có ý thức sử dụng hiệu quả đồng vốn được cấp.

4.2.3 Tăng cường quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính trong thực hiện chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Trong thời gian tới, để hoàn thiện chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn, chính quyền các cấp và các tổ chức cần tạo điều kiện cho đồng bào DTTS tiếp cận các dịch vụ vốn để đầu tư vào việc trồng trọt chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường đầu tư và phát triển các dự án sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng tâm, trọng điểm, các chương trình phát triển cây con và sản phẩm chủ lực nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế hộ đối với đồng bào DTTS.

Xây dựng các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS: Bên cạnh nguồn vốn của ngân sách địa phương, tỉnh Bắc Kạn cần tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình dự án của Trung ương, các nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn. Triển khai thực hiện tốt các chính sách tín dụng nhằm giúp người dân, đồng bào DTTS tiếp cận nguồn vốn vay. Cần chuyển mạnh hướng đầu tư từ chiều rộng, dàn trải sang chiều sâu, tập trung nhằm tăng hiệu quả đồng vốn. Theo đó giải pháp đầu tư sẽ hướng vào các vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa tập trung các mặt hàng nông sản hiện có đầu ra ổn định như rau quả, chăn nuôi.

94

Hỗ trợ vốn để đồng bào DTTS mua máy móc, vật tư nông nghiệp, để chương trình kích cầu nông nghiệp đạt hiệu quả hơn, nhằm tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Nếu giải pháp này được thực hiện, tính khả thi sẽ rất cao vì đáp ứng được yêu cầu về vốn của hộ DTTS, đồng thời đưa tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông sản hàng hóa, góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

4.2.4 Giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế cho đồng bào DTTS triển kinh tế cho đồng bào DTTS

Để có thể hoàn thiện các chính sách xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh cần xác định được điểm mạnh điểm yếu của từng vùng trên địa bàn để có thể ứng dụng xây dựng và triển khai các mô hình sinh kế phù hợp. Việc xác định đặc thù từng vùng có thể dựa trên điều kiện khí hậu thời tiết, địa hình, vốn tự nhiên và vốn vật chất của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn, có thể chia ra các vùng như sau:

Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm huyện Na Ri, Pác Nặm, Ba Bể địa hình cao, hiểm trở khu vực có nhiều đồng bào DTTS cư trú nhất

Vùng phía Đông và Đông Bắc: bao gồm huyện Ngân Sơn, Bạch Thông Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp bao gồm huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Đồn.

Mỗi vùng, UBND tỉnh cần có kế hoạch xây dựng quy hoạch đất sản xuất cho phù hợp. Tránh quy hoạch sản xuất chỉ dựa vào một vài tiêu chí, mà phải dựa vào tổng thể gồm: Khả năng phù hợp đất đai, thời tiết khí hậu, thị trường và nguồn lực vốn con người… tác giả đề xuất một số quy hoạch xây dựng các mô hình sinh kế như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trồng cây nguyên liệu cho nhà máy mía, trồng đậu tương ở các huyện vùng phía Tây và Tây Bắc

- Trồng cây Ngô, lạc, đậu, đỗ tại vùng khu phía Đông và Đông Bắc tại các xã Phương Linh, Lục Bình, Quang Thuận, Dương Phong, Sỹ Bình; Trồng cây

95

Keo trên đất lâm nghiệp có độ dốc >10 độ tại khu vực các xã Cốc Đán, Thượng Ân… Vùng đất lâm nghiệp nhiều sỏi đá, cây lách, cây sim, mua… nên quy hoạch khu vực chăn thả gia súc;

- Vùng khu vực trung tâm địa hình thấp: tỉnh Bắc Kạn nên chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ và ngành nghề; Diện tích đất rừng phòng hộ cần tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho người dân sống gần rừng và hỗ trợ trồng các cây lâm sản ngoài gỗ: Mây nước, Sa nhân tím, Ba Kích, nuôi Ong.

Mỗi mô hình sinh kế phải có khả năng nhân rộng, bảo vệ môi trường và giải quyết được nhiều lao động cho vùng dân cư nơi đó, đảm bảo tạo nguồn sinh kế bền vững và lâu dài cho cộng đồng DTTS tỉnh Bắc Kạn.

4.2.5 Hoàn thiện chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Về chính sách

Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông cấp cơ sở, chú ý xây dựng những mô hình sinh kế bền vững có hiệu quả cao để tổ chức phổ biến nhân rộng Xây dựng mạng lưới khuyến nông gồm: Khuyến nông viên xã, cộng tác viên khuyến nông ở thôn, bản.

Chú trọng xây dựng các hoạt động truyền thông ở cấp xã, thôn, bản như đài phát thanh, các thư viện thôn.

Tăng cường cấp quyền sử dụng đất sản xuất cây lâm nghiệp và giao khoán rừng phòng hộ cho người dân quản lý, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng. Thiết lập mạng lưới tín dụng thuộc kênh ngân hàng chính sách đến tận xóm làng, thôn, bản.

Về quy hoạch

+ Lâm nghiệp: UBND tỉnh Bắc Kạn cần căn cứ độ dốc địa hình của từng vừng, từng địa phương mà quy hoạch lại vùng trồng cây lâm nghiệp (Keo, cây bản địa), vùng phát triển trồng cây công nghiệp (Mía, Sắn), vùng đất cho chăn thả gia súc lớn (Trâu, bò, dê).

96

+ Nông nghiệp: Mỗi xã, thôn, bản căn cứ thành phần cơ giới đất, đất màu, đất bãi bồi, độ dốc và điều kiện tưới tiêu để xây dựng quy hoạch chuyển đổi cây trồng phù hợp. Chú trọng các cây trồng: Lúa, Mía, Sắn, Lạc, Ngô, Rau đậu các loại và các loại cây cỏ (Cỏ Va06, Ghi nê TD58, cỏ voi, cỏ Mulato II...) làm thức ăn cho gia súc.

+ Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản: Dựa vào địa hình có khe nước, suối, mạch nước ở chân núi và kênh mương thủy lợi, UBND tỉnh Bắc Kạn có thể quy hoạch xây dựng nuôi cá ao hộ gia đình. Các hồ mặt nước lớn phát triển nuôi cá lồng

+ Quy hoạch vùng sản xuất kết hợp nông-lâm-thủy sản: Những vùng có địa hình đất trũng hoặc đất có điều kiện tưới tiêu nước liền vùng với đất chân đồi độ dốc <150 thì quy hoạch vùng phát triển trồng cây nông, lâm nghiệp kết hợp đào ao nuối cá (Rừng, vườn, ao, chuồng). Xác định vật nuôi cho từng khu cộng đồng dân cư xóm làng: Xác định nhu cầu và điều kiện vốn con người, xã hội, tài chính, tự nhiên, vật chất mà quy hoạch cho từng cộng đồng để chăn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 101)