Chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế cho đồng bào

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 57)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế cho đồng bào

bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

* Chính sách xây dựng mô hình “Kết nối cung cấp sản phẩm nông nghiệp” cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn là địa phương có nhiều sản phẩm đặc sản, tuy nhiên, sản phẩm của nông dân sản xuất ra còn khó khăn ở thị trường tiêu thụ, khiến đời sống của bà con ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng này, năm 2019, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành quyết định số 56-QĐ/UBND hướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn thiết lập mô hình “Kết nối cung cấp sản

46

phẩm nông nghiệp” tạo sinh kế cho 200 hộ dân là đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Triển khai chính sách, 9 nhà cung cấp nông sản của tỉnh đã ký kết hợp đồng hợp tác thương mại với BigC để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho đồng bào DTTS. Kết quả thực hiện như sau:

Bảng 3.7: Kết quả mô hình Kết nối cung cấp nông sản hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn năm 2019

Nhà cung cấp Địa phương Nông sản Sản lượng

cung cấp

HTX Mai Lạp Thôn Khau Tổng, Xã Mai Lạp, Huyện Chợ Mới,

Măng nứa tép Mai

Lạp 3,2 tấn

Hộ nông dân Bàn Tiến

Trung Xã Như Cô, huyện Chợ Mới Măng ớt đỉnh đèo

gió 150 kg

HTX trồng cây ăn quả Khuổi Nằn 2

Thôn Khuối Nằn 2, xã

Lương Hạ, huyện Na Ri Cam đường canh 6,5 tấn HTX Nông nghiệp Thanh

niên Như Cố

Xã Như Cố - Huyện Chợ Mới

Trà mướp đắng

rừng Bắc Kạn 1.150 hộp HTX Khẩu Nua Lếch Thôn Nà Ngần, Xã Thượng

Quan, Huyện Ngân Sơn

Gạo nếp Khẩu Nua

Lếch Ngân Sơn 13,6 tấn Bánh kẹo Thanh Yên xã Thanh Bình, huyện Chợ

Mới

Bánh gạo nương

Thanh Yên 1.500 gói Hộ kinh doanh Nông

Hồng Quyên Xã: Ân Tình, huyện Na ri

Cơm cháy gạo nếp nương 50 thùng (mỗi thùng 10 kg) Hộ kinh doanh Đặng Thị Huyền xã: Bành Trạch, huyện Ba Bể Nấm hương khô Bắc Kạn 120 kg HTX bún phở Quỳnh Niên

Tiểu Khu II, Thị trấn Nà Phặc, Huyện Ngân Sơn

Phở khô Quỳnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Niên 400 kg

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Quyết định 56-QĐ/UBND về xây dựng mô hình “Kết nối cung cấp sản phẩm nông nghiệp” là một trong những thành quả trong các chương trình, chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Mô hình này giúp nông sản Bắc Kạn trở thành hàng hóa cung ứng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng

47

thông qua hệ thống siêu thị BigC, hướng tới liên kết hợp tác bền vững trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát triển chuỗi cung ứng bền vững cho nông sản, từ giai đoạn sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm, từng bước ổn định nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống của các hộ gia đình DTTS trong tỉnh. Tuy nhiên có thể thấy, sản lượng nông sản được ký kết trong các hợp đồng bào tiêu sản phẩm còn khá thấp do chất lượng nông sản của tỉnh chưa đảm bảo tiêu chuẩn và năng lực sản xuất của các HTX, hộ nông dân hạn chế. Từ đây, khiến việc triển khai các chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS chưa đạt hiệu quả toàn diện.

* Chính sách xây dựng “Mô hình hỗ trợ phát triển nuôi dê lai” cho đồng bào DTTS

Nghề nuôi dê ở tỉnh Bắc Kạn đã có từ lâu nhưng chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, phương thức chăn thả quảng canh với giống dê cỏ địa phương năng suất thấp, trong khi tiềm năng mở rộng quy mô chăn nuôi dê tại Bắc Kạn rất lớn. Mặc dù nhu cầu thị trường dê thương phẩm hiện nay khá cao song đàn dê tỉnh Bắc Kạn đang có chiều hướng giảm dần. Nguyên nhân là do các giống dê địa phương cho năng suất thấp, dê non dễ chết, thiếu thức ăn, hộ đồng bào DTTS không biết áp dụng kỹ thuật để nghề chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, giống dê địa phương ngày càng thoái hóa giống, tầm vóc bé, khối lượng nhỏ, lớn chậm, sản lượng thịt không cao là do giao phối cận huyết (con đực giao phối với các con là anh em trong cùng một đàn) đã khiến cuộc sống của đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn ngày càng khó khăn, ảnh hưởng đến sinh kế của hộ DTTS.

Trước thực trạng này, năm 2018, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 76-QĐ/UBND về xây dựng mô hình “Phát triển nuôi dê lai cho đồng bào DTTS” nhằm giúp hộ dân khôi phục nghề nuôi dê góp phần tạo thu nhập, xóa đói giảm nghèo và sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS trên địa bàn. Triển

48

khai thực thi chính sách, UBND tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Hà Nội thực hiện nghiên cứu cải tạo giống dê tại Bắc Kạn thông qua phương pháp chọn lọc đàn dê địa phương tạo ra đàn dê cái nền có khả năng sinh sản cao, đồng thời nhập về một số giống dê đực từ địa phương khác và dê đực lai và có nguồn gốc nước ngoài cho phối với đàn dê địa phương, từ đó giảm cận huyết, cải tạo được tầm vóc, khối lượng đàn dê con sinh ra cho năng suất tăng 10-20% so với giống dê địa phương.

Kết quả thực hiện Quyết định số 76-QĐ/UBND về xây dựng mô hình “Phát triển nuôi dê lai cho đồng bào DTTS” tại 4 xã gồm Nông Thượng, Huyền Tụng, Xuất Hóa (thị xã Bắc Kạn) và Hòa Mục (Chợ Mới) đã đem lại kết quả khá tốt khi tỉnh xây dựng được 8 mô hình nuôi dê địa phương thuần (mua dê đực từ nơi khác ),10 mô hình nuôi dê lai và 12 hộ DTTS nuôi dê địa phương truyền thống làm đối chứng. Con lai sinh ra to, trọng lượng cao hơn dê địa phương, sức chống chịu với điều kiện tự nhiên của dê lai tốt không kém dê địa phương nên hoàn toàn phù hợp có thể nhân rộng mô hình. Nếu như trọng lượng của dê địa phương lúc 9 tháng tuổi trung bình là 14,5kg thì dê địa phương làm tươi máu (lai với dê đực từ nơi khác) có trọng lượng là 16,16kg và dê lai 3 máu là 23,8kg. Từ đây, góp phần gia tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn.

* Chính sách phát triển, khôi phục làng nghề truyền thống

Với những thuận lợi về tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bắc Kạn xác định phát triển, bảo tồn làng nghề truyền thống trên địa bàn là hoạt động góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân các thôn vùng sâu, vùng xa; tạo sinh kế cho đồng bào DTTS; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực các xã miền núi, hướng tới phát triển bền vững bảo vệ môi trường và an sinh xã hội tạo ra các sản phẩm đa dạng, chất lượng có giá trị kinh tế cao mang đặc thù của địa phương. Với quyết định số 850/QĐ-UBND ngày 12/04/2016 của UBND tỉnh Bấc Kạn, nguồn ngân sách đã được cấp hỗ trợ phát triển, bảo tồn làng nghề

49

truyền thống tạo sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 3.8: Hỗ trợ khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 – 2019

Nội dung hỗ trợ vốn

vay ưu đãi Đơn vị

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Cả giai đoạn Số lượng Kinh phí (tr.đồng)

Hỗ trợ, công nhận mới

nghề, làng nghề Làng 5 6 5 16 500

Đào tạo nghề cho lao

động làng nghề Người 3.000 4.000 2.000 9.000 22.500 Tập huấn, bồi dưỡng

cán bộ làm công tác làng nghề (các thôn, bản và đơn vị liên quan)

Lớp 1 1 2 4 200

Hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm làng nghề Nhãn hiệu 4 5 7 16 480 Hỗ trợ xử lý môi trường làng nghề Làng 2 1 2 5 750

Hỗ trợ xây dựng mô hình, dự án phát triển, bảo tồn làng nghề

Dự án 7 9 4 20 10.000

Hỗ trợ cơ sở làng nghề tham gia Hội chợ trong và ngoài tỉnh

Lượt 35 30 25 90 2000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Giai đoạn 2017 - 2019, với Quyết định số 850/QĐ-UBND, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo hỗ trợ 36.730 triệu đồng kinh phí để phát triển, bảo tồn các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, giúp tạo thu nhập và sinh kế ổn định,

50

bền vững cho DTTS của tỉnh. Trong 3 năm, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí và làm thủ tục công nhận mới 16 làng nghề (kinh phí thực hiện 500 triệu đồng). Đồng thời, UBND tỉnh cũng tiến hành mở lớp đào tạo nghề cho NLĐ làng nghề với 9000 người được tham gia đào tạo, tổng phí đạt 22.500 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiến hành mở 4 lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác làng nghề; hỗ trợ 16 làng nghề xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; hỗ trợ 5 làng nghề xử lý môi trường; xây dựng 20 dự án hỗ trợ, phát triển bảo tồn làng nghề và hỗ trợ các làng nghề tham gia hội chợ trong và ngoài tỉnh. Nhìn chung, mô hình phát triển, khôi phục làng nghề truyền thống tỉnh Bắc Kạn đã góp phần tích cực tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho đồng bào DTTS. Các làng nghề được khôi phục và phát triển đều phù hợp phong tục tập quán, tín ngưỡng và đặc thù của từng địa phương nên được đông đảo bà con DTTS tham gia. Đây là những kết quả tích cực trong việc triển khai các chương trình, chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn những năm qua.

Giai đoạn 2017 - 2019, những làng nghề đã được khôi phục, phát triển tạo sinh kế cho đồng bào DTTS có thể kế đến như sau:

Bảng 3.9: Những làng nghề được khôi phục từ quyết định số 850/QĐ-UBND giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Hộ Tên làng nghề Địa chỉ Tổng số hộ DTTS Số hộ DTTS tham gia làng nghề Tỷ lệ hộ DTTS tham gia

Tép chua, cá khô Bó Lù - Nam Mẫu

Huyện Ba Bể

50 13 26,00

Tép chua Bản Cám - Nam Mẫu 85 38 44,71

Xuồng du lịch Bản Cám - Nam Mẫu 85 43 50,59 Hương cúng Pác Nghè 1 - Địa Linh 102 21 20,59

51 Tên làng nghề Địa chỉ Tổng số hộ DTTS Số hộ DTTS tham gia làng nghề Tỷ lệ hộ DTTS tham gia

Rượu, bún Dài Khao - Cao Trĩ 64 15 23,44

Kéo Pụt - Cao Trĩ 75 20 26,67

Cơm lam Nặm Tốc - Hòa Mục

Huyện Chợ Mới

111 25 22,52 Chuối sấy, rượu

chuối Pá Lải - Thanh Vận 75 15 20,00

Chè xanh Nà Tào - Như Cố 60 14 23,33

Miến dong, bột

dong Bản Cảo - Côn Minh

Huyện Na Ri

55 25 45,45

Lạp sưởn Cốc Càng - Xuân Dương 50 25 25,00 Đường phèn Pò Nim - Cường Lợi 88 37 42,05 Rượu men lá Nà Bó - Liêm Thủy 56 15 26,79

Nấm, mộc nhĩ Nà Nghịu - Lục Bình Bạch

Thông 103 21 20,39 Măng khô Bản Eng - Xuân Lạc Huyện

Chợ Đồn

72 15 20,83

Gạo bao thái Nà Làng - Phương Viên 67 35 52,24 Hồng không hại Bản Lác - Quảng Bạch 65 20 30,77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Giai đoạn 2017 - 2019, tỉnh Bắc Kạn đã khôi phục và phát triển 16 làng nghề truyền thống tại các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Các làng nghề được phát triển đều phù hợp với đặc thù kinh tế địa phương. Đây được xem là chiến lược đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 trong công tác tạo sinh kế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS. Các cơ sở làng nghề đã tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, từng bước đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng, góp phần quan trọng

52

thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Kạn, tạo ra sinh kế bền vững cho các hộ DTTS trong làng nghề.

Tuy nhiên, các làng nghề phát triển còn chậm, quy mô nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ DTTS tham gia làng nghề còn thấp, công nghệ trang thiết bị đầu tư cho phát triển làng nghề còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao và sức cạnh tranh còn yếu, chưa có nhiều sản phẩm nổi trội. Các hộ DTTS tham gia làng nghề phần lớn là chưa qua đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của làng nghề. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong làng nghề còn nhiều hạn chế. Từ đây khiến công tác phát triển làng nghề của UBND tỉnh Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả triển khai chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS thông qua phát triển làng nghề.

* Chính sách xây dựng “Mô hình giao rừng cho cộng đồng bảo vệ”

Tại tỉnh Bắc Kạn, mô hình giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ đã được triển khai thực hiện ở 2 xã Bản Thi, Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn), 4 thôn của 2 xã Văn Minh, Lạng San (huyện Na Rì) và thôn Bản Luông; Phiên An (huyện Bạch Thông) dưới sự hướng dẫn, chỉ dạo của Quyết định số 167/QĐ- UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn. Đây là những địa bàn có số lượng dân tộc thiểu số sinh sống lớn. Với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực quản lý rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo một cách bền vững, chia sẻ các chi phí cũng như lợi ích công bằng. Mô hình giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số thôn, bản quản lý, bảo vệ và khai thác đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của dân tộc thiểu số, góp phần tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Giai đoạn 2017-2019, tình hình giao rừng cho cộng đồng bảo vệ đạt kết quả như sau:

53

Bảng 3.10: Kết quả mô hình giao rừng cho cộng đồng bảo vệ theo quyết định số 167/QĐ-UBND Đơn vị: Ha Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/ 2017 Chênh lệch 2019/ 2018 Diện tích % Diện tích %

1.Phân theo địa bàn

Huyện Ngân Sơn 28.756 30.814 33.954 2.058 7,16 3.140 10,19

Rừng an ninh – quốc phòng 22.987 24.843 27.694 1.856 8,07 2.851 11,48 Rừng sản xuất 5.769 5.971 6.260 202 3,50 289 4,84 Huyện Bạch Thông 14.984 15.443 16.754 459 3,06 1.311 8,49 Rừng an ninh – quốc phòng 13.092 13.174 14.097 82 0,63 923 7,01 Rừng sản xuất 1.892 2.269 2.657 377 19,93 388 17,10 Huyện Na Ri 20.272 21.249 24.631 977 4,82 3.382 15,92 Rừng an ninh – quốc phòng 15.849 15.814 16.899 - 35 - 0,22 1.085 6,86 Rừng sản xuất 4.423 5.435 7.732 1.012 22,88 2.297 42,26

2. Phân theo loại đất rừng Tổng diện tích rừng

giao khoán 64.012 67.506 75.339 3.494 5,46 7.833 11,60

Rừng an ninh - quốc

phòng 51.928 53.831 58.690 1.903 3,66 4.859 9,03 Rừng sản xuất 12.084 13.675 16.649 1.591 13,17 2.974 21,75

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Những năm qua, chính sách tạo sinh kế thông qua mô hình giao rừng cho cộng đồng bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã thu được nhiều kết quả nổi bật. Diện tích rừng giao khoán cho đồng bào DTTS không ngừng gia tăng qua các năm. Đến năm 2019, tổng diện tích rừng giao cho cộng đồng đạt 75.339 ha,

54

tăng 11,6% so với năm 2018, trong đó diện tích rừng an ninh, quốc phòng là 58.690 ha, tăng 9,03% và diện tích rừng sản xuất đạt 16.649 ha, tăng 21,75% so với năm trước. Chương trình giao khoán rừng cho đồng bào DTTS quản lý và bảo vệ đã đem lại nhiều lợi ích to lớn giúp đồng bào DTTS có thể thu lợi trên đất rừng thông qua trồng xen canh trên đất dốc giữa cây lâm nghiệp với các loại cây như đỗ tương ĐT96 hoặc ngô NK54, trồng cỏ voi, cỏ ghine làm thức ăn cho gia súc, mục đích lấy ngắn nuôi dài và cải tạo đất, giảm sự tác động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 57)