Hiện trạng chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 50)

5. Bố cục của luận văn

3.2.Hiện trạng chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Kạn

3.2.1 Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều chính sách để đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm tạo sinh kế, phát triển kinh tế- xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vấn đề sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn được thực hiện thông qua những chương trình cụ thể.

3.2.1.1 Chương trình, chính sách của Nhà nước trong tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

* Chương trình 135

Chương trình 135 do Chính phủ triển khai thực hiện đối với đồng bào DTTS nói chung và DTTS tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Chương trình 135 tập trung thực hiện các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo kế hoạch đã được xây dựng từ nhu cầu của người dân và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Từng bước

39

hình thành các vùng sản xuất gắn với trồng và chế biến nguyên liệu theo chuỗi giá trị đảm bảo tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông nghiệp cho đồng bào DTTS góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo và tạo sinh kế cho đồng bào trên địa bàn tỉnh. Triển khai chương trình 135, giai đoạn 2017-2019, tỉnh Bắc Kạn được cấp tổng kinh phí 179.798 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là 153.716 triệu đồng và nguồn vốn sự nghiệp là 26.082 triệu đồng. Kết quả thực hiện chương trình được tổng kết trong bảng số liệu sau:

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện chương trình 135 hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Kết quả hỗ trợ

chương trình 30a ĐVT

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng Số hộ thụ hưởng Số lượng Số hộ thụ hưởng Số lượng Số hộ thụ hưởng

Hỗ trợ con giống

vật nuôi Con 1.145 1.075 2.394 2.186 1.684 1.497 Cây giống công

nghiệp dài ngày và cây ăn quả

Cây 13.754 165 18.764 219 25.843 406

Hạt giống cây

lương Tấn 83 4.765 79 5.103 92 5.683

Phân bón Tấn 154 1.386 168 1.628 254 2.287

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Triển khai chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chính quyền các cấp đã hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho đồng bào DTTS thông qua hỗ trợ con giống, vật nuôi, giống cây trồng dài ngày, hạt giống cây lương thực và phân bón cho người dân vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn. Qua các năm, số lượng con giống vật nuôi cũng như số hộ được thụ hưởng chính sách có xu hướng gia tăng. Điều này là nhờ nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình 135 tỉnh Bắc Kạn được cấp tăng lên qua các năm. Qua đây thể

40

hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền trong triển khai các chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS, tạo điều kiện để ngày càng có nhiều hộ DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Tính riêng năm 2019, tỉnh đã chỉ đạo cung cấp 1.684 giống vật nuôi đến 1.497 hộ DTTS; cung cấp 25.843 cây giống công nghiệp và cây ăn quả tới 406 hộ. Đồng thời, chương trình cũng cung cấp 92 tấn hạt giống cây lương thực đến 5.683 hộ DTTS và cung cấp 254 tấn phân bón đến 2.287 hộ DTTS trên địa bàn.

Ngoài ra, năm 2019 chương trình 135 cũng đã hỗ trợ cho các nhóm hộ DTTS 487 máy, công cụ phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm để nâng cao chất lượng nông sản. Nhìn chung từ kết quả thực hiện Chương trình 135, trên các địa bàn dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến nhanh về sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, thay đổi phong tục tập quán của đồng bào. Đã cải thiện và nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân đặc biệt là đồng bào các DTTS, góp phần tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho các hộ DTTD

Tuy nhiên, kết quả thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa đáp ứng được so với mục tiêu đề ra, việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn do đời sống của người dân còn nghèo, mức thu nhập thấp; một số xã thuộc diện đầu tư chương trình 135 còn lúng túng trong việc lập kế hoạch hàng năm, đặc biệt là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ DTTS nên tiến độ thực hiện chậm và không kịp thời vụ đối với một số loại cây trồng; công tác quản lý, tổ chức thực hiện ở cơ sở còn nhiều bất cập trong việc tổ chức triển khai thực hiện nên tiến độ triển khai còn chậm, tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt thấp so với kế hoạch đã làm giảm hiệu quả của chương trình 135 trong hỗ trợ tạo sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

* Chương trình 30a

Chương trình 30a được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn với tổng kinh phí 118.018 triệu đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư phát triển là 83.879 triệu

41

đồng (đã giao 65.941,2 triệu đồng) và nguồn vốn sự nghiệp là 34.139 triệu đồng, (đã giao 29.384 triệu đồng). Giai đoạn 2017 - 2019, tỉnh Bắc Kạn đã hoàn thành những mục tiêu cơ bản của chương trình, đạt 89% kế hoạch. Chương trình đã giải quyết đất sản xuất và hỗ trợ chăn nuôi cho nhiều hộ DTTS trên địa bàn, góp phần tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Kết quả thực hiện cụ thể được tổng kết như sau:

Bảng 3.4: Kết quả thực hiện chương trình 30a hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện chương trình 30a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số hộ thụ hưởng Kết quả hỗ trợ Số hộ thụ hưởng Kết quả hỗ trợ Số hộ thụ hưởng Kết quả hỗ trợ Giải quyết đất sản xuất (ha) 1.075 724 2.186 907 1.497 1.039 Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày (ha) 1.287 596 1.575 629 1.318 683 Đất trồng chè (ha) 895 128 916 278 1.023 356 Cấp hò hỗ trợ chăn

nuôi (con) 416 464 448 531 562 603

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Tính riêng năm 2019, Chương trình 30a đã giải quyết đất sản xuất cho 1.497 hộ DTTS tỉnh Bắc Kạn. Trong đó cấp đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày cho 1.318 hộ với diện tích 683 ha; cấp đất trồng chè cho 1.023 hộ với diện tích 356 ha. Ngoài việc cấp đất sản xuất, tỉnh Bắc Kạn cũng đã hỗ trợ chăn nuôi cho 562 hộ, cấp 603 con bò. Nhìn chung, giai đoạn 2017 - 2019 thực hiện chính sách cấp đất sản xuất, hỗ trợ cây con giống theo Chương trình 30a đã giúp cho các hộ DTTS không có đất sản xuất và thiếu đất sản xuất có đầy đủ các tư liệu để sản xuất, tạo sinh kế, phát triển kinh tế gia đình, để từng bước ổn định cuộc

42

sống, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự thôn bản, củng cố lòng tin của đồng bào DTTS đổi với Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên do ngân sách tỉnh Bắc Kạn không đảm bảo, nguồn vốn chương trình 30a hỗ trợ chủ yếu từ trung ương nên chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế, chưa giải quyết được triệt để tình trạng thiếu đất, thiếu tư liệu sản xuất đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ đây phần nào làm giảm hiệu quả triển khai các chính sách tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh.

3.2.1.2 Các chương trình, chính sách của tỉnh Bắc Kạn tạo sinh kế cho DTTS

* Chính sách hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi cho đồng bào DTTS tại các xã đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 04-NQ/TU

Thực hiện chương trình, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo cấp nguồn kinh phí đầu tư để các xã Phúc Lộc, Chu Hương (huyện Ba Bể); xã Nguyên Phúc (huyện Bạch Thông); xã Yên Cư (huyện Chợ Mới); xã Côn Minh, Văn Minh (huyện Na Ri)… xây dựng mô hình sản xuất theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/11/2015 của Tỉnh uỷ Bắc Kạn, đây đều là các xã thuộc khu vực III và tập trung đông đảo đồng bào DTTS, có điều kiện đặc biệt khó khăn. Chương trình được thực hiện nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS tại chỗ và theo phương thức đầu tư trực tiếp đến hộ dân để phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Giai đoạn 2017-2019, kết quả thực hiện chương trình như sau:

43

Bảng 3.5: Kết quả chính sách hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn Địa phương nhận hỗ trợ Hỗ trợ trồng trọt Hỗ trợ chăn nuôi Hạt giống cây trồng (tấn) Số hộ thụ hưởng Con giống vật nuôi (con) Số hộ thụ hưởng Phúc Lộc 8 192 115 115 Chu Hương 11 214 98 86 Nguyên Phúc 9 186 139 125 Yên Cư 15 367 76 76 Côn Minh 6 182 59 54 Văn Minh 7 205 102 96 Vũ Loan 5 179 84 75 Cốc Đán 13 329 121 113 Thượng Ân 12 232 43 43 Thượng Quan 9 205 62 59 Bằng Thành 16 418 87 77 Nghiên Loan 7 197 52 52 Bộc Bố 4 158 39 39 Tổng cộng 122 3.064 1.077 1.010

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Giai đoạn 2017-2019, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo sử dụng ngân sách tỉnh thực hiện cấp 122 tấn hạt giống cây trồng đến 3.064 hộ DTTS và cấp 1.077 con giống vật nuôi (bò, lợn, dê) đến 1.010 hộ DTTS trên địa bàn tỉnh. Chương trình được thực hiện với tổng kinh phí 26.614 triệu đồng, giúp đồng bào DTTS có đủ giống cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, tạo sinh kế bền vững. Tuy nhiên mức hỗ trợ theo chương trình đối với các hộ DTTS trên địa bàn tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu, vật tư sản xuất, giống cây trồng của người dân, việc hỗ trợ trực tiếp chưa phát huy

44

được hiệu quả, vẫn còn một số hộ dân sử dụng không hiệu quả giống cây trồng và vật nuôi được hỗ trợ. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến các chương trình, chính sách tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn những năm qua.

* Chính sách tín dụng ưu đãi cho DTTS của tỉnh ủy Bắc Kạn

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ nêu trên, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt là hộ DTTS, tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội (thực hiện các chính sách tín dụng hiệu quả, góp phần hỗ trợ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Theo tổng hợp báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, giai đoạn 2017-2019, ngân hàng đã thực hiện cho vay các hộ DTTS với các nội dung sau:

Bảng 3.6: Kết quả chính sách tín dụng ưu đãi cho đồng bào DTTS

Nội dung hỗ trợ vốn vay ưu đãi

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượt hộ Số tiền (tr.đồng) Số lượt hộ Số tiền (tr.đồng) Số lượt hộ Số tiền (tr.đồng)

Cho vay nước sạch,

VSMT 358 3.539 316 2.896 386 3.198

Cho vay sản xuất

kinh doanh 208 3.018 429 5.843 467 6.392 Cho vay hỗ trợ giáo

dục 198 1.985 205 1.594 218 2.948

Tổng cộng 764 8.542 950 10.333 1.071 12.538

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Qua bảng trên cho thấy, tổng số hộ DTTS được vay vốn và số vốn cho vay ưu đãi gia tăng liên tục qua các năm. Tính riêng năm 2020, NHCSXH tính đã giải ngân cho vay với 1.071 hộ, tổng số vốn cho vay đạt 12.538 triệu đồng. Nhìn chung các hộ vay vốn đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập từng bước ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.

45 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chương trình phát triển nông thôn miền núi theo Nghị quyết số 15- NQ/TU của tỉnh ủy Bắc Kạn

Căn cứ theo Nghị quyết số 15-NQ/TU, chương trình phát triển nông thôn miền núi tỉnh Bắc Kạn từ 2017 - 2019 đã được UBND tỉnh triển khai thông qua việc hướng dẫn đồng bào DTTS xây dựng mô hình sản xuất nấm thương phẩm, do Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn chủ trì thực hiện. Chương trình đã đạt được những kết quả rất tốt trong việc tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất một số loại nấm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế khá cao cho một số điểm vùng đồng bào DTTS trong tỉnh như: các loại nấm mèo, nấm rơm, nấm Đùi Gà, nấm Hầu thủ… Thông qua chương trình và kết quả đạt được, bằng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh đã hỗ trợ cho hầu hết các Huyện tổ chức nhân rộng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và trong đó có hỗ trợ cho một số xã vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn như: Nhạn Môn, Xuân La (huyện Pác Nặm); Trung Hòa, Nà Phặc, Lăng Ngâm (huyện Ngân Sơn); Kim Phong, Kim Hỷ, Dương Sơn (huyện Na Ri); Bình Văn (huyện Chợ Mới); Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn)… Đây là tiền đề giúp đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn có thu nhập ổn định, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn.

3.2.2. Chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

* Chính sách xây dựng mô hình “Kết nối cung cấp sản phẩm nông nghiệp” cho đồng bào DTTS

Bắc Kạn là địa phương có nhiều sản phẩm đặc sản, tuy nhiên, sản phẩm của nông dân sản xuất ra còn khó khăn ở thị trường tiêu thụ, khiến đời sống của bà con ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng này, năm 2019, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành quyết định số 56-QĐ/UBND hướng dẫn, chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn thiết lập mô hình “Kết nối cung cấp sản

46

phẩm nông nghiệp” tạo sinh kế cho 200 hộ dân là đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Triển khai chính sách, 9 nhà cung cấp nông sản của tỉnh đã ký kết hợp đồng hợp tác thương mại với BigC để bao tiêu sản phẩm đầu ra cho đồng bào DTTS. Kết quả thực hiện như sau:

Bảng 3.7: Kết quả mô hình Kết nối cung cấp nông sản hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn năm 2019

Nhà cung cấp Địa phương Nông sản Sản lượng

cung cấp

HTX Mai Lạp Thôn Khau Tổng, Xã Mai Lạp, Huyện Chợ Mới,

Măng nứa tép Mai

Lạp 3,2 tấn

Hộ nông dân Bàn Tiến

Trung Xã Như Cô, huyện Chợ Mới Măng ớt đỉnh đèo

gió 150 kg

HTX trồng cây ăn quả Khuổi Nằn 2

Thôn Khuối Nằn 2, xã

Lương Hạ, huyện Na Ri Cam đường canh 6,5 tấn HTX Nông nghiệp Thanh

niên Như Cố

Xã Như Cố - Huyện Chợ Mới

Trà mướp đắng

rừng Bắc Kạn 1.150 hộp HTX Khẩu Nua Lếch Thôn Nà Ngần, Xã Thượng

Quan, Huyện Ngân Sơn

Gạo nếp Khẩu Nua

Lếch Ngân Sơn 13,6 tấn Bánh kẹo Thanh Yên xã Thanh Bình, huyện Chợ

Mới

Bánh gạo nương

Thanh Yên 1.500 gói Hộ kinh doanh Nông

Hồng Quyên Xã: Ân Tình, huyện Na ri (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơm cháy gạo nếp nương 50 thùng (mỗi thùng 10 kg) Hộ kinh doanh Đặng Thị Huyền xã: Bành Trạch, huyện Ba Bể Nấm hương khô Bắc Kạn 120 kg HTX bún phở Quỳnh Niên

Tiểu Khu II, Thị trấn Nà Phặc, Huyện Ngân Sơn

Phở khô Quỳnh

Niên 400 kg

Nguồn: Báo cáo chính trị các DTTS, UBND tỉnh Bắc Kạn

Quyết định 56-QĐ/UBND về xây dựng mô hình “Kết nối cung cấp sản phẩm nông nghiệp” là một trong những thành quả trong các chương trình, chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Mô hình này giúp nông sản Bắc Kạn trở thành hàng hóa cung ứng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng

47

thông qua hệ thống siêu thị BigC, hướng tới liên kết hợp tác bền vững trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 50)