5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, dân số vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn tăng nhanh, dân trí thấp, tính thụ động cao, gây khó khăn trong triển khai các chính sách sinh kế.
Trình độ dân trí của đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn thấp và tính thụ động cao, do đó khi triển khai thực hiện lồng ghép các chính sách, chương trình sinh kế còn gặp nhiều khó khăn khi nhiều hộ dân tộc thiểu số tự ý phá vỡ các cam kết của dự án, mô hình như bán bò giống, không thực hiện đúng các yêu cầu về kỹ thuật. Nhiều hộ gia đình không mặn mà tham gia các chương trình sinh kế.
Thứ hai, công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS gặp khó khăn khiến người dân không nhận thức được đầy đủ những lợi ích từ chính sách sinh kế
83
Trong những năm qua, công tác tuyển sinh dạy nghề cho người lao động DTTS tỉnh Bắc Kạn còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức về vấn đề dạy nghề, chất lượng dạy nghề của nhiều cơ sở chưa đạt yêu cầu. Mức hỗ trợ đối với lao động DTTS tham gia đào tạo nghề còn thấp. Việc dạy nghề để nâng cao năng suất cho lao động DTTS gặp khó khăn do một bộ phận không nhỏ người lao động dân tộc thiểu số có tâm lý ngại đi làm xa.
Thứ ba, vấn đề thu hút đầu tư cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn còn chậm, ảnh hưởng tới sinh kế của người lao động.
Những năm qua, việc huy động nguồn lực cho phát triển ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn còn hạn chế, nhất là huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài; còn nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Người lao động DTTS làm việc phi nông nghiệp còn hạn chế, họ chủ yếu vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với trình độ thủ công, năng suất thấp.
Thứ năm, việc phân bổ nguồn lực của các chương trình, chính sách sinh kế còn dàn trải, mang tính "chia phần thụ hưởng", chưa căn cứ vào điều kiện cụ thể và thứ tự ưu tiên của từng vùng đồng bào DTTS
Sự bất cập, thiếu phối hợp, lồng ghép các mục tiêu trong toàn vùng với các chương trình, chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS đã dẫn đến tình trạng cắt khúc và chia nhỏ lợi thế, rời rạc trong việc sử dụng nguồn lực, mang nặng tâm lý cục bộ, địa phương... Công tác rà soát xác định đối tượng DTTS để hỗ trợ hưởng chính sách còn nhiều sai sót, phải điều chỉnh nhiều lần.
Nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn còn phân bổ chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của những chương trình lồng ghép.
Thứ sáu, nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn về công tác sinh kế cho đồng bào DTTS còn hạn chế, thậm chí còn xem nhẹ.
84
Do nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn về chính sách sinh kế còn hạn chế, nên việc triển khai các chủ trương chính sách sinh kế đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Nhiều chương trình hỗ trợ sinh kế được triển khai, nhưng trên thực tế mới chỉ chú ý thành tích mà ít quan tâm đến lợi ích của người lao động DTTS. Vì vậy, khi đưa vào thực hiện hiệu quả không cao.
85
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DTTS
TẠI TỈNH BẮC KẠN ĐẾN 2025