Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 108 - 110)

5. Bố cục của luận văn

4.2.6 Giải pháp khác

Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền trong tăng cường sinh kế cho đồng bào DTTS

Cấp ủy đảng tỉnh Bắc Kạn cần nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí hạt nhân lãnh đạo chính trị tại cơ sở là nơi trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án sinh kế cho người lao động dân tộc thiểu số. Mặt trận, các đoàn thể huyện, xã, thôn bản cần nhiều đổi mới trong hoạt động; tập hợp ngày càng nhiều đoàn viên, hội viên thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh.

97

Các Sở, Ban, Ngành liên quan theo chức năng cần thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các chương trình, chính sách, dự án liên quan đến sinh kế cho người lao động dân tộc thiểu số.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp cán bộ người dân tộc thiểu số và những cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số cần được thực hiện thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong thực thi chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để thực hiện những đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là những tổ chức đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đối với đồng bào DTTS, vai trò của các tổ chức cộng đồng càng có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động dân tộc thiểu số thực hiện các cam kết của các mô hình, dự án sinh kế. Do đó, UBND tỉnh Bắc Kạn cần:

- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, kiên trì tuyên truyền vận động, làm cho người dân thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc chuyển đổi thói quen canh tác, giúp người lao động ổn định sản xuất.

- Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, đối với người lao động dân tộc thiểu số thì đội ngũ này phải thật sự tận tụy, gần dân, sâu sát vườn cây để hướng dẫn, giúp đỡ các hộ đồng bào dân tộc thực hiện đúng các công đoạn trong quy trình kỹ thuật từ khai hoang, làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc và nâng cao chất lượng sản phẩm, v.v.. Bên cạnh đó hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ trong việc phát triển kinh tế phụ gia đình nhằm lấy ngắn nuôi dài.

- Phát huy vai trò trong công tác quản lý, phải thường xuyên công khai giá cả thu mua sản phẩm nông sản giá thị trường từng thời điểm để các hộ dân biết, tránh tình trạng tư thương lợi dụng thu mua ép giá người lao động dân tộc thiểu

98

số, gây bất ổn trong công tác quản lý, điều hành. Công tác quản lý phải bảo đảm lợi ích của người lao động dân tộc thiểu số.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án và mô hình sinh kế. Khi thực hiện các chương trình, dự án này phải chú ý đến phong tục tập quán và bảo đảm lợi ích kinh tế cả trước mắt và lâu dài của người lao động dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)