Giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 106 - 108)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4 Giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển

triển kinh tế cho đồng bào DTTS

Để có thể hoàn thiện các chính sách xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh cần xác định được điểm mạnh điểm yếu của từng vùng trên địa bàn để có thể ứng dụng xây dựng và triển khai các mô hình sinh kế phù hợp. Việc xác định đặc thù từng vùng có thể dựa trên điều kiện khí hậu thời tiết, địa hình, vốn tự nhiên và vốn vật chất của từng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn, có thể chia ra các vùng như sau:

Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm huyện Na Ri, Pác Nặm, Ba Bể địa hình cao, hiểm trở khu vực có nhiều đồng bào DTTS cư trú nhất

Vùng phía Đông và Đông Bắc: bao gồm huyện Ngân Sơn, Bạch Thông Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp bao gồm huyện Chợ Mới, thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Đồn.

Mỗi vùng, UBND tỉnh cần có kế hoạch xây dựng quy hoạch đất sản xuất cho phù hợp. Tránh quy hoạch sản xuất chỉ dựa vào một vài tiêu chí, mà phải dựa vào tổng thể gồm: Khả năng phù hợp đất đai, thời tiết khí hậu, thị trường và nguồn lực vốn con người… tác giả đề xuất một số quy hoạch xây dựng các mô hình sinh kế như sau:

- Trồng cây nguyên liệu cho nhà máy mía, trồng đậu tương ở các huyện vùng phía Tây và Tây Bắc

- Trồng cây Ngô, lạc, đậu, đỗ tại vùng khu phía Đông và Đông Bắc tại các xã Phương Linh, Lục Bình, Quang Thuận, Dương Phong, Sỹ Bình; Trồng cây

95

Keo trên đất lâm nghiệp có độ dốc >10 độ tại khu vực các xã Cốc Đán, Thượng Ân… Vùng đất lâm nghiệp nhiều sỏi đá, cây lách, cây sim, mua… nên quy hoạch khu vực chăn thả gia súc;

- Vùng khu vực trung tâm địa hình thấp: tỉnh Bắc Kạn nên chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ và ngành nghề; Diện tích đất rừng phòng hộ cần tổ chức giao khoán bảo vệ rừng cho người dân sống gần rừng và hỗ trợ trồng các cây lâm sản ngoài gỗ: Mây nước, Sa nhân tím, Ba Kích, nuôi Ong.

Mỗi mô hình sinh kế phải có khả năng nhân rộng, bảo vệ môi trường và giải quyết được nhiều lao động cho vùng dân cư nơi đó, đảm bảo tạo nguồn sinh kế bền vững và lâu dài cho cộng đồng DTTS tỉnh Bắc Kạn.

4.2.5 Hoàn thiện chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn

Về chính sách

Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông cấp cơ sở, chú ý xây dựng những mô hình sinh kế bền vững có hiệu quả cao để tổ chức phổ biến nhân rộng Xây dựng mạng lưới khuyến nông gồm: Khuyến nông viên xã, cộng tác viên khuyến nông ở thôn, bản.

Chú trọng xây dựng các hoạt động truyền thông ở cấp xã, thôn, bản như đài phát thanh, các thư viện thôn.

Tăng cường cấp quyền sử dụng đất sản xuất cây lâm nghiệp và giao khoán rừng phòng hộ cho người dân quản lý, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng. Thiết lập mạng lưới tín dụng thuộc kênh ngân hàng chính sách đến tận xóm làng, thôn, bản.

Về quy hoạch

+ Lâm nghiệp: UBND tỉnh Bắc Kạn cần căn cứ độ dốc địa hình của từng vừng, từng địa phương mà quy hoạch lại vùng trồng cây lâm nghiệp (Keo, cây bản địa), vùng phát triển trồng cây công nghiệp (Mía, Sắn), vùng đất cho chăn thả gia súc lớn (Trâu, bò, dê).

96

+ Nông nghiệp: Mỗi xã, thôn, bản căn cứ thành phần cơ giới đất, đất màu, đất bãi bồi, độ dốc và điều kiện tưới tiêu để xây dựng quy hoạch chuyển đổi cây trồng phù hợp. Chú trọng các cây trồng: Lúa, Mía, Sắn, Lạc, Ngô, Rau đậu các loại và các loại cây cỏ (Cỏ Va06, Ghi nê TD58, cỏ voi, cỏ Mulato II...) làm thức ăn cho gia súc.

+ Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản: Dựa vào địa hình có khe nước, suối, mạch nước ở chân núi và kênh mương thủy lợi, UBND tỉnh Bắc Kạn có thể quy hoạch xây dựng nuôi cá ao hộ gia đình. Các hồ mặt nước lớn phát triển nuôi cá lồng

+ Quy hoạch vùng sản xuất kết hợp nông-lâm-thủy sản: Những vùng có địa hình đất trũng hoặc đất có điều kiện tưới tiêu nước liền vùng với đất chân đồi độ dốc <150 thì quy hoạch vùng phát triển trồng cây nông, lâm nghiệp kết hợp đào ao nuối cá (Rừng, vườn, ao, chuồng). Xác định vật nuôi cho từng khu cộng đồng dân cư xóm làng: Xác định nhu cầu và điều kiện vốn con người, xã hội, tài chính, tự nhiên, vật chất mà quy hoạch cho từng cộng đồng để chăn nuôi cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)