Đối với địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 110 - 121)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2 Đối với địa phương

- Chủ động nâng cao nhận thức của bản thân về những chính sách bảo tồn nguồn lợi rừng tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, nhằm giúp người dân có thể sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lợi sẵn có tại địa phương góp phần đảm bảo sinh kế cho người dân.

- Cần phải chắt lọc những đặc tính văn hóa tốt, đồng thời tìm cách loại bỏ những đặc điểm lỗi thời, lạc hậu trong quá trình phát triển và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào.

- Cần bảo tồn và nhân rộng các kiến thức bản địa và kết hợp tốt với các kiến thức mới trong từng hoạt động cụ thể.

99

- Tăng cường các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm, xuất khẩu lao động nhằm tăng thu nhập cho người dân, tạo nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào DTTS trên địa bàn.

100

KẾT LUẬN

Sinh kế bền vững là một hướng tiếp cận trong nghiên cứu nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là trong nghiên cứu phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước nói chung. Hoạt động sinh kế truyền thống của đồng bào DTTS chủ yếu mang tính chất của sản xuất đồi núi, năng suất thấp. Hiện nay, do tác động của các chương trình/dự án nên các hoạt động sinh kế truyền thống của người dân đang có sự thay đổi. Thực hiện đề tài luận văn “Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, tác giả đã đạt được những mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS, trình bày về các chính sách sinh kế bao gồm: Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chính sách, chương trình khuyến nông, khuyến lâm; Chính sách đào tạo nghề, hướng nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phân tích thực trạng chính sách sinh kế bền vững cho đồng bao DTTS tỉnh Bắc Kạn. Kết quả phân tích cho thấy, nhìn chung các nguồn lực sinh kế của đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn chưa thật sự bền vững, tuy đã có những biến chuyển tốt. Hiện tại, trình độ dân trí của đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn ngày càng nâng cao, người dân dần có ý thức tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến, đời sống từng bước được cải thiện. Đồng bào đã bắt đầu nhận thức được ý thức cộng đồng cũng như vai trò của các tổ chức đoàn hội trong thôn bản; có ý thức tham gia các tổ chức, mở rộng mối quan hệ xã hội, tạo nên các mối quan hệ cộng đồng bền vững hơn. Đồng bào đã phần nào có ý thức hơn trong việc bảo vệ các nguồn vốn tự nhiên như nguồn nước, đất sản xuất và đất rừng. Nâng cao ý thức bảo vệ rừng và các nguồn nước tự nhiên như nước sông, suối… tận

101

dụng nguồn nước này để tưới tiêu phục vụ hoạt động sản xuất. Đời sống vật chất của đồng bào dần được nâng cao.

Tuy nhiên, các chương trình, chính sách sinh kế đã triển khai chưa thật sự đem lại hiệu quả toàn diện, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn cao. Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh bị giới hạn lớn về nguồn tài chính, khả năng tiếp cận với các nguồn vốn còn thấp, mức tài chính của hộ còn khá thấp so với mặt bằng chung của xã hội; các hủ tục còn nhiều, trình độ văn hóa còn thấp; một số hộ còn chưa thực sự cố gắng vươn lên để tự thoát nghèo, còn dựa dẫm vào sự giúp đỡ của nhà nước.

- Trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn bao gồm: Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn; Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, hướng nghiệp cho đồng bào DTTS; Tăng cường quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính cho thực thi chính sách sinh kế; Giải pháp hoàn thiện chính sách xây dựng các mô hình, dự án phát triển kinh tế cho DTTS tỉnh Bắc Kạn; Hoàn thiện chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS.

102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. B.Becher, F.Bastide, J.C.Castella & M.Boissiere (2012), Development of a village - level livelihood monitoring tool: A case - study in Viengkham District, Lao PDR,2012

2. Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 về Công tác dân tộc, Hà Nội.

3. Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2017 - 2019), Niên Giám thống kê tỉnh Bắc Kạn từ năm 2017 đến năm 2019, Bắc Kạn.

5. Đỗ Kim Chung (2016), Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng tổng thể về kinh tế xã hội của các chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2015, Báo cáo khoa học tổng hợp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế học phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Tập bài giảng Lý luận dân tộc và Chính sách dân tộc, Hà Nội.

8. IPSARD (2012), Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững, Báo cáo tóm tắt của dự án nâng cao năng lực phát triển cộng đồng của chương trình Chia sẻ do SIDA tài trợ.

9. Lưu Mạnh Hải (2015), Đánh giá thực hiện chính sách sinh kế bền vững tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

10. Lê Chi Mai (2011), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

11. Lâm Thị Thu Sửu (2005), Nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thảo Ứng dụng

103

phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững trong xóa đói giảm nghèo ngày 9 – 12/10/2005, Huế.

12.Nguyễn Việt Cường, Phùng Đức Tùng và Daniel Westbrook (2015), Người dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ các chương trình giảm nghèo có quy mô lớn? Bằng chứng từ Việt Nam, Tạp chí The Review of Economics and Finance, Elsevier.

13.Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2015), Chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS ở Việt Nam, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện chính sách sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015, Luận văn tiến sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15.Nguyễn Võ Linh (2013), Đánh giá tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh ĐắcLắk, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tá xóa đói giảm nghèo, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.

16.Phạm Bảo Dương (2012), ADCB và tiếp cận xóa đói, giảm nghèo bền vững, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 4 (407), trang 57-63.

17. Phạm Xuân Nam và Peter Boothroyd (2003), Đánh giá chính sách và hoạch định chính sách sinh kế bền vững, kỷ yếu hội thảo, NXB khoa học xã hội, Hà Nội

18.Quyền Đình Hà (2007), Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

19.Trần Thị Minh Châu và cộng sự (2015), Đánh giá nguồn lực và đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc, Đề tài khoa học và công nghệ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

20. Trần Sáng Tạo (2005), Ứng dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững trong lập kế hoạch phát triển thôn bản/lập kế hoạch phát triển xã, Hội thảo

104

Ứng dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững trong xóa đói giảm nghèo ngày 9 – 12/10/2005, Huế.

21. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2010), Khái niệm chính sách, NXB Thống kê, Hà Nội

22. UBND tỉnh Bắc Kạn (2016), Quyết định số 56/2016/QĐ- UBND của UBND tỉnh Bắc Kạn về chính sách sinh kế cho đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn.

23. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2017-2019), Báo cáo chính trị dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn từ năm 2017 đến 2019, Bắc Kạn

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2017 - 2019), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2017 - 2019, Bắc Kạn. 25. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2019), Báo cáo kết quả triển khai các hoạt

động sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lào Cai. 26. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên (2019), Tổng kết, báo cáo hoạt động tạo

việc làm, sinh kế cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Điện Biên.

27. Võ Khánh Vinh và Đỗ Phú Hải (2012), Những vấn đề cơ bản về chính sách công – Viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Trang 110 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)