7. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân
Do dư nợ CVKHCN giảm nên thu nhập lãi từ CVKHCN cũng không cao. Cụ thể trong 3 năm (2018-2020) thu nhập từ CNKHCN lần lượt là 23,92 tỷ, 4,46 tỷ và 14,87 tỷ đồng. Tỷ trọng thu nhập từ CVKHCN/Thu nhập từ cho vay chiếm xấp xỉ 30% (khoảng 1/3 thu nhập). Thu nhập sụt giảm là do biến động kinh tế, nhiều người thất nghiệp, thu nhập không ổn định, khả năng trả nợ của khách hàng giảm. Đến năm 2020, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, thị trường bất động sản nóng dần lên, đồng thời ngân hàng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, biện pháp khắc phục nên lợi nhuận từ CVKHCN có sự tăng lên rõ rệt, lợi nhuận trong năm đạt 14,87 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,57%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho CN trong khi CVKHCN đang bị thu hẹp như hiện nay.
62
Bảng 2.7: Tỷ trọng thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thu nhập từ CVKHCN Tỷ Đồng 23,92 4,46 14,87
Thu nhập từ cho vay Tỷ Đồng 67,76 21,85 47,72
Tổng thu nhập Tỷ Đồng 126,71 46,77 80,06 Thu nhập từ CVKHCN
Thu nhập từ cho vay
%
35,30 20,41 31,16
Thu nhập từ CVKHCN
Tổng thu nhập % 18,87 9,54 18,57
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank -chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc 2018 – 2020)
2.2.3. Chất lƣợng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân
Bảng 2.8 là chất lượng dư nợ CVKHCN của CN giai đoạn 2018-2020. Nhìn chung, các khoản nợ trong hạn chiếm đa số và có tỷ trong càng ngày càng lớn trên tổng dư nợ CVKHCN (cao nhất là 93,9% năm 2020). Dư nợ nhóm 2 giảm mạnh trong năm 2019 và 2020, từ 170 tỷ (năm 2018) xuống còn 12 tỷ (năm 2020). Dư nợ nhóm 3,4,5 tuy có tăng nhẹ trong năm 2019 nhưng lại giảm nhanh vào năm 2020 còn 7 tỷ đồng.
63
Bảng 2.8: Chất lƣợng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân
Năm 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019
Tiền % Tiền % Tiền % +/- % +/- %
Dƣ nợ CVKHCN (tỷ đồng) 816 100 485 100 311 100 -331 -41 -174 -36 Nhóm 1 (tỷ đồng) 603 73,8 412 84,9 292 93,9 -191 -31,7 -120 -2,9 Nhóm 2 (tỷ đồng) 170 20,8 19 3,9 12 3,9 -151 -88,9 -7 -36,8 Nhóm 3,4,5 (tỷ đồng) 43 5,4 54 11,3 7 2,2 11 25,6 -47 -87,0 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 213 73 19 Nợ xấu (tỷ đồng) 43 54 7 nợ quá hạn (%) dƣ nợ CVKHCN 26,2 15,2 6,1 nợ xấu (%) dƣ nợ CVKHCN 5,4 11,3 2,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Agribank -chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc 2018 – 2020)
Nợ quá hạn năm 2018 là 213 tỷ chiếm 26,2% dư nợ CVKHCN, nợ quá hạn năm 2019 là 73 tỷ, chiếm 15,2% dư nợ CVKHCN, năm 2020 là 19 tỷ chiếm 6,1% dư nợ CVKHCN. Trong khi nợ quá hạn có xu hướng giảm thì nợ xấu lại tăng vào năm 2019 (chiếm 11,3%/dư nợ CVKHCN), nhưng chỉ còn chiếm khoảng 2,1% vào năm 2020.
Như vậy, chất lượng nợ KHCN được cải thiện rất nhiều trong 3 năm qua (2018-2020) khiến cho chất lượng nợ của CN được đánh giá là tốt. Chất lượng nợ của CN tốt mới tạo điều kiện để CN tiếp tục mở rộng CVKHCN được hơn nữa.
64
Agribank xác định phải phát triển danh mục SPDV theo mặt bằng chung thị trường, mở rộng tiện ích, đối tượng, phạm vi triển khai trong đó tập trung phát triển SPDV ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ E- Banking, dịch vụ thẻ … Đến nay Agribank đang cung cấp trên 200 sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng về gửi tiền, cấp tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước, góp phần thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và quá trình đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng tăng của khách hàng trong sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống, Agribank liên kết hợp tác với các đối tác, định chế tài chính, công ty Fintech để phát triển dịch vụ như: dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, ngân quỹ, thu hộ chi hộ, liên kết ví điện tử, thanh toán dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông vận tải… Thực hiện chủ trương Đảng ủy Khối DNTW về “Các doanh nghiệp trong Khối sử dụng SPDV của nhau”, thời gian qua, Agribank đã hoàn thành kết nối thanh toán điện tử với Tổng cục Hải quan, BHXH, KBNN, Tổng Liên đoàn lao động…, tăng cường hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp trong khối DNTW, tập đoàn Điện lực, Than khoáng sản, VnPost… để đẩy mạnh kết nối hệ thống thanh toán và bán chéo SPDV.
Đối tượng khách hàng chủ yếu của Agribank tập trung tại các tỉnh, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vì vậy, năm 2017, Agribank đã phát triển thêm kênh phân phối qua Điểm giao dịch lưu động và duy trì ổn định mô hình liên kết Điểm giao dịch lưu động và tổ liên kết đồng thời tập trung đẩy mạnh việc chuẩn hóa các điểm giao dịch, đảm bảo văn minh, thuận lợi cho khách hàng.
Bắt nhịp xu hướng ứng dụng công nghệ số vào sản phẩm dịch vụ ngân hàng, Agribank thường xuyên nâng cấp hệ thống, bổ sung dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng, xây dựng hệ thống E-Banking mới, triển khai dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động ACH, triển khai liên kết thẻ bệnh viện,
65
chuyển đổi thẻ chip nội địa… Đến nay, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ E- Banking chiếm 77,6% trên tổng số tài khoản thanh toán, tỷ lệ giao dịch điện tử chiếm 81,5% tổng lượng giao dịch và Agribank tiếp tục duy trì vị trí Top 3 thị phần thẻ tại Agribank. Tốc độ tăng trưởng thu dịch vụ E-Banking, thẻ giai đoạn 2016-2019 đạt trên 35%.
Nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng, Agribank chú trọng cải tiến, chuẩn hóa quy trình giao dịch, quy trình tác nghiệp theo hướng giảm bớt thủ tục, thời gian giao dịch, hoàn thiện quy trình vận hành, đảm bảo hệ thống thông suốt, ổn định, theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh. Bên cạnh đó, các đơn vị trong hệ thống Agribank tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về SPDV đối với cán bộ tại Trụ sở chính và chi nhánh, đồng thời phối hợp với Đảng Ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức các chương trình “Cán bộ Agribank dùng SPDV Agribank”, “Hội diễn nghệ thuật quần chúng và Thanh niên Tài năng”, “Thi đua phát triển dịch vụ E-Banking”, “Cuộc thi Trưởng phòng và cán bộ giỏi về phát triển SPDV”… với nội dung phong phú về SPDV, giúp các cán bộ trong toàn hệ thống tìm hiểu, nắm bắt rõ về SPDV, sử dụng SPDV từ đó tư vấn, giới thiệu cho khách hàng sử dụng SPDV của Agribank.
2.2.5. Chất lƣợng tài sản bảo đảm
Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ hàng quý theo sự chỉ đạo của Agribank Hội sở chính, Agribank Vĩnh Phúc đã thực hiện xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mại tài sản đảm bảo được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Các cán bộ tín dụng, quản lý tín dụng của Agribank Vĩnh Phúc đã chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách vay để yêu cầu khách vay chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi công nợ cũng như các nguồn thu
66
hợp pháp khác của khách vay để trả nợ vay ngân hàng, đồng thời cán bộ tín dụng phải theo dõi chặt chẽ các luồng tiền về của khách vay (đặc biệt là các luồng tiền từ doanh thu của khách vay là cá nhân qua tài khoản tiền gửi mở tại Agribank Vĩnh Phúc) để thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách vay sử dụng nguồn này để tiếp tục sử dụng kinh doanh hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Đồng thời, các cán bộ tín dụng thường xuyên thông báo, kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của khách hàng cá nhân để có thể nắm bắt được chính xác thực trạng khách hàng cũng như mức độ thiện chí của khách vay trong việc trả nợ.
2.2.6. Số lƣợng chi nhánh, Phòng giao dịch và kênh phân phối
Chi nhánh loại II gồm 14 chi nhánh với 02 Phòng giao dịch trực thuộc phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chi nhánh này hoạt động một cách tương đối độc lập, chịu sự quản lý của các phòng nghiệp vụ Hội sở tỉnh Vĩnh Phúc về mặt nghiệp vụ và chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc về mặt đường lối, chính sách, chế độ.
Với mô hình tổ chức như trên của Agribank Vĩnh Phúc vừa đảm bảo sự linh hoạt, kịp thời trong quá trình quản lý, điều hành, sự phối hợp giữa các phòng ban tại văn phòng Hội sở tỉnh với chi nhánh loại 2, đồng thời tạo sự thuận lợi cho khách hàng cá nhân công tác và sinh sống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể ra chi nhánh, PGD của Agirbank chi nhánh Vĩnh Phúc vay vốn.
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH VĨNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
2.3.1. Từ phía ngân hàng
Uy tín, thƣơng hiệu của ngân hàng
Trải qua gần 33 năm xây dựng và trưởng thành, bằng những giải pháp mang tính đột phá, thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
67
Nam chẳng những ngày càng được khẳng định trên thị trường mà đã được nâng lên một tầm cao mới. Điều đó được khẳng định bằng hàng loạt các danh hiệu như: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng Nhì…Và mới đây Agribank đã vinh dự lọt vào Top 10 Sao Vàng Đất Việt. Việc nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt một lần nữa khẳng định vị thế của thưưong hiệu Agribank trên thị trường nội địa và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xứng đáng với ngôi vị Doanh nghiệp số 1 và là Ngân hàng Thương mại lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Trong thời gian tới, Ngân hàng Agribank chủ trương tăng cường tiếp thị khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Đặc biệt chú ý tới việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Tích cực nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phản ứng nhanh và linh hoạt với thay đổi của thị trường mục tiêu: xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ khách hàng, đặc biệt là lòng tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Phương châm kinh doanh là “Mang phồn thịnh đến Khách hàng
Chất lƣợng nguồn nhân lực
Nhìn chung, tỉ lệ lao động nam và nữ của Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc không chệnh lệch nhiều. Năm 2019, tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc là 407 người, trong đó lao động nam là 221 người chiếm tỷ trọng 54%, số lao động nữ là 186 người, chiếm tỷ trọng 46%. Qua năm 2019, tổng số lao động tăng lên thêm 1 nhân lực là 408 người và năm 2020 tổng số lao động không thay đổi. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, nhân viên ngân hàng là đại học và sau đại học và ngày càng được nâng cao. Năm 2019, tổng số lao động của chi nhánh là 407 người thì có đến 324 lao động là trình độ đại học trở lên. Chỉ qua 1 năm, con số này đã có sự cải thiện rõ rệt. Số lao động năm 2020 là 408 người trong đó có đến 336 cán bộ, nhân viên tương
68
đương 82% lao động là trình độ đại học và sau đại học. Đây chính là điểm thuận lợi của ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với xu thế kinh doanh hiện nay. Công việc kinh doanh ngày càng phát triển đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản để có khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, yếu tố bộ mặt của doanh nghiệp cụ thể là thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp của nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp các ngành nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Chính sách đào tạo và phát triển con người: đào tạo và phát triển con người là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Agribank. Dựa trên kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo, các chương trình đào tạo và phát triển được xây dựng hàng năm với ngân sách dành cho đào tạo ngày càng tăng. Ngoài các chương trình đào tạo nội bộ, nhân viên và cán bộ của ngân hàng No&PTNT còn được thường xuyên tham dự các khóa đào tạo do các trung tâm đào tạo có uy tín thực hiện. Hơn nữa, những người có năng lực còn được cử tham dự các khóa đào tạo tại nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác và phát triển. Từ các chương trình đào tạo và tự đào tạo, tập huấn, kèm cặp và thử thách, các nhân viên trong toàn hệ thống Agribank thành thạo về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong phong cách và chuẩn mực về đạo đức, nhiệt tình phục vụ khách hàng, không những thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao mà còn được chuẩn bị để đảm nhiệm công việc ở những vị trí cao hơn.
Chính sách đánh giá thành tích, lương thưởng và đãi ngộ: Chế độ thu nhập và khen thưởng cho nhân viên Agribank gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi người. Hàng năm, các nhân viên đều được đánh giá thành tích công việc thông qua hệ thống đánh giá kết quả công việc. Những mục tiêu công việc và mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân đã được đăng ký
69
từ đầu kỳ sẽ được thảo luận với cán bộ quản lý trực tiếp dựa trên những tiêu chí khoa học đã được thống nhất trên toàn chi nhánh. Ngoài việc đánh giá các thành tích đã đạt được, đây cũng là dịp nhìn nhận các điểm cần cải thiện và sửa đổi cũng như xây dựng các mục tiêu công việc và phát triển cho kỳ sau. Ngoài 13 tháng lương được hưởng hàng năm, các nhân viên ngân hàng còn được hưởng thêm tiền lương năng suất và thưởng hoàn thành công việc cũng như tiền thưởng cho các đơn vị cá nhân tiêu biểu trong năm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Về máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: máy vi tính phục vụ cho quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên, máy ATM, máy POS… thì được Agribank chú trọng đầu tư, thường xuyên nâng cấp và bảo trì. Hiện nay, Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc có trụ sở chính đặt tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, và 14 chi nhánh trên toàn tỉnh Vinh Phúc. Vì số lượng chi nhánh nhiều cũng như ra đời từ lâu nên mặt tiền của các chi nhánh khó có thể đồng nhất và tương đối xuống cấp. Xét về cơ sở vật chất tại các phòng giao dịch, thì Agribank vẫn chưa có sự đầu tư đồng nhất, cơ sở vật chất ở bên trong và bên ngoài của một số phòng giao dịch trên địa bàn đã có sự xuống cấp tương đối, như mặt tiền phòng giao dịch, nhà giữ xe khách hàng, phòng đặt máy ATM, nội thất bên trong phòng giao dịch, hàng ghế ngồi chờ của khách hàng của một số chi nhánh đã cũ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn cũng như tâm lý giao dịch của khách hàng. Bởi đây là yếu tố đầu tiên thể hiện bộ mặt của một ngân hàng. Agribank cần lưu ý đến việc cải tạo mặt tiền trụ sở giao dịch, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hơn nữa để tạo nên bộ mặt của ngân hàng ngày càng đẹp và hiện đại.
70
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thu nhập của doanh nghiệp (DN) và