Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

Trong bất cứ loại hình kinh doanh nào con người vẫn luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của mọi hoạt động. Đặc biệt trong kinh doanh ngân hàng là ngành kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt và đầy các rủi ro, vai trò của con người lại càng được đề cao và phát huy. CBTD phải thể hiện đầy đủ tư cách một người nắm vững trình độ chuyên môn, nhanh nhạy và có tư chất đạo đức và kiến thức xã hội phong phú.

Đây là một công tác quan trọng hàng đầu. Các CBTD cũng tự mình nâng cao trình độ của bản thân để thích nghi với những yêu cầu của thời đại. Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc cần có định hướng đào tạo, tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực sao cho phù hợp. Cụ thể là:

* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Hiện nay, việc đào tạo cán bộ ở Agribank chủ yếu dừng lại ở đào tạo ban đầu đối với các nhân viên tân tuyển, mà chưa tạo được nhiều khoá học thường xuyên về nâng cao trình độ trong phân tích, thẩm định tín dụng. Hơn nưa bổ sung cán bộ, nhân viên còn theo xu hướng tình thế, chưa theo kịp phát triền chung. Trước hết ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý đồng bộ; xây dựng tập thể cán bộ đoàn kết, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, thường xuyên có kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế chính sách, pháp luật, thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế, ngoại ngữ, tin học…kết hợp đào tạo chính quy và đào tạo tại chỗ, giúp người cán bộ có đủ năng lực và trình độ làm việc trong nước và quan hệ đối ngoại. Hiện nay, hoạt động tư vấn cho khách hàng vay vốn ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong việc nâng

100

cao các khoản vay, cho nên CBTD phải liên tục bổ sung kiến thức chuyên ngành và trên nhiều lĩnh vực để hỗ trợ khách hàng hiệu quả nhất, mang lại những khoản vay có chất lượng tốt.

* Về tư cách đạo đức nghề nghiệp: Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn cho CBTD, Ngân hàng cần hết sức coi trọng tới việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất cho CBTD vì trong công tác tín dụng đạo đức luôn được coi là phẩm chất quan trọng nhất. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của các CBTD. Việc có được đội ngũ CBTD vừa có năng lực vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt, cùng đồng sức vì sự phát triển của ngân hàng là điều kiện đầu tiên mang lại thành công cho Ngân hàng

* Đi đôi với tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phải có các chính sách ưu đãi, khen thưởng và kỷ luật xứng đáng, tạo phấn khích thi đua trong công việc. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể thao hay các cuộc thi về nghiệp vụ trong nội bộ ngân hnàg, nhằm tạo ra cơ hội cho các cán bộ công nhân viên trao đổi kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau, đây cũng là phương pháp quảng bá thương hiệu của ngân hàng. Đồng thời, bộ phận tín dụng và các bộ phận khác có liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tình đoàn kết vì mục tiêu chung.

3.2.6. Nâng cao chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh Vĩnh Phúc

Trong điều kiện lãi suất giao dịch của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng là tương đương nhau, thì một trong những điều kiện để khách hàng chọn điểm đến cho mình đó là dịch vụ khách hàng.

Với ý tưởng này thì Ngân hàng nào có dịch vụ khách hàng tốt hơn, ngân hàng đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và ngược lại. Dịch vụ đa dạng, thuận tiện sẽ tác động trực tiếp đến quy mô và chất lượng nguồn tiền gửi giao dịch

101

của khách hàng, chủ yếu là tiền gửi không kì hạn nhằm phục vụ cho các mục đích thường xuyên của họ. Để thực hiện tốt chiến lược này Ngân hàng cần tìm hiểu các hoạt động mà các đối thủ cạnh tranh của mình đang thực hiện, từ đó tạo ra sự khác biệt mà chỉ riêng chi nhánh Ngân hàng mình mới có.

Dịch vụ ở đây bao gồm: Trình độ công nghệ Ngân hàng, công tác phục vụ khách hàng, thời gian thực hiện giao dịch, sự tinh gọn của các thủ tục…

Trình độ công nghệ Ngân hàng càng cao, mức độ nhanh nhạy và an toàn càng lớn, tạo sự yên tâm nơi khách hàng khi thực hiện giao dịch với chi nhánh. Phong cách phục vụ thân thiệt, cầu tiến cùng với sự tinh gọn của các thủ tục làm cho mục đích của khách hàng được thực hiện nhanh hơn.

Cùng với sự hiện đại và chuyên nghiệp dần lên của nền kinh tế, dịch vụ khách hàng là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam đã, đang quan tâm đến. Xuất phát từ góc độ cạnh tranh bằng giá, người ta cho rằng sản phẩm dịch vụ nào có giá thấp hơn sẽ cạnh tranh tốt hơn, nhưng điều đó chỉ đúng với một lượng khách hàng nhất đinh, và ở một mức thu nhập nhất định phù hợp với nhu cầu đó. Thu nhập cao hơn, mức sống cao hơn lúc này người ta sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để nhằm thỏa mãn một mục đích nào đó ở đẳng cấp cao hơn, dù biết rằng chất lượng là như nhau. Từ đó có thể nói rằng Ngân hàng ngoài việc thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư thông qua việc cạnh tranh lãi suất thì dịch vụ đi kèm là một trong những chiến lược cạnh tranh vô cùng hiệu quả.

Thời gian tới chắc hẳn sẽ không còn tình trạnh một chiều là các doanh nghiệp phải cầu cạnh các Ngân hàng nữa mà hoạt động này diễn theo hai chiều. Bởi cả doanh nghiệp và ngân hàng đều có lợi, hai nữa các Ngân hàng mọc lên như nấm. Chiều thứ nhất là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Ngân hàng thì rõ rồi. Nhưng chiều ngược lại hiểu như thế nào? Bản chất Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, lợi nhuận có được từ sự chênh lệch lãi suất. Đó là lý thuyết còn

102

trên thực tế sau khi Ngân hàng cho vay, doanh nghiệp làm ăn có lãi thì mới có khả năng chi trả còn nếu thua lỗ phá sản Ngân hàng cũng ít nhiều chịu thua thiệt. Vậy có vẻ như Ngân hàng đang tham gia đầu tư với doanh nghiệp. Vậy từ đây cùng với việc cho vay, Ngân hàng cần có những dịch vụ tư vấn như tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, tư vấn pháp luật…

Mở rộng hoạt động quản lý tài chính, chi trả thu nhập, trả lương cho các doanh nghiệp lớn, phát triển các dịch vụ kiều hối và dịch vụ khách hàng nhằm thu hút ngoại tế, tăng nguồn thu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh phù hợp với chính sách quản lý ngoại hồi dự trữ ngoại tế cho chi nhánh Ngân hàng.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc

Thứ nhất, NHNN là cầu nối thường xuyên giữa Chính phủ và các NHTM và

cũng là cơ quan quản lý trực tiếp NHTM, chính vì vậy, NHNN cần bám sát thực tế và cần có những chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn NHTM trong lĩnh vực tín dụng sao cho phù hợp với từng thời kì.

Thứ hai, NHNN cần chủ động trong việc tháo gỡ các rào cản, tạo sân chơi bình

đẳng cho các NHTM, xóa bỏ sự phân biệt giữa các NHTM CP và NHTM QD.

Thứ ba, hạn chế kiểm soát hoạt động của các ngân hàng bằng các can thiệp

mang tính mệnh lệnh, hành chính nhằm đảm bảo tuân theo đúng quy luật thị trường trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo cho các ngân hàng có sự chủ động trong kinh doanh.

Thứ tư, NHNN cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp quy quy

định về hoạt động CVKHCN: trong đó cần quy định về các sản phẩm, dịch vụ CVKHCN, tạo hành lang pháp lý phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng vay. Đồng thời tạo sự chủ động hơn nữa cho các ngân hàng.

103

nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), cập nhật các khách hàng vay vốn, bắt buộc các tổ chức tín dụng phải báo cáo. Nâng cao hiệu quả và phạm vi hoạt động của CIC, để CIC thực sự trở thành trung tâm cung cấp các thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. Đồng thời, NHNN phải thường xuyên nâng cấp hoàn thiện công nghệ để thu nhập thông tin nhanh nhất, xu hướng tự động hóa, khai thác trên trang web, có phương án đảm bảo an toàn trong mọi tình huống (xâm nhập của hacker, hỏa hoạn…)

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, tổ chức tuyển dụng cán bộ nhân viên đào tạo và phân về chi nhánh,

đảm bảo có đủ số nhân sự cho chi nhánh để đáp ứng nhu cầu công việc, có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ và thu hút thêm các nhân viên.

Thứ hai, tạo điều kiền để các chi nhánh chủ động hơn nữa trong các hoạt động

của mình. Agribank nên thường xuyên tổ chức những buổi giao lưu, gặp mặt giữa các chi nhánh để không những tạo nên sự gắn kết, thân thiện giữa những cán bộ trong các chi nhánh mà còn phát huy tối đa chiến lược bán chéo sản phẩm giữa các vùng miền, để khách hàng đến với Agrribank chi nhánh là sớm nhất và nhiều nhất.

Thứ ba, Agribank nên tổ chức các cuộc thi về lĩnh vực tiền tệ để tìm ra những

tài năng. Mặc dù ngân hàng đã tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng nhưng để mỗi cán bộ phản ứng nhanh, linh hoạt trong thực tế khi làm việc thì VpBank nên tổ chức các lớp xử lý tình huống nghiệp vụ. Bằng cách đặt ra những tình huống phát sinh từ phía khách hàng và mỗi cán bộ đưa ra cách xử lý của mình, từ đó họ sẽ tìm được cách giải quyết tốt nhất, khoa học nhất… Các lớp học này chắc chắn sẽ củng cố thêm tình thần tự học hỏi của mỗi cán bộ tín dụng và nâng cao uy tín của ngân hàng.

104

Kết luận chƣơng 3

Từ những tồn tại và kết quả đạt được trong quá trình đẩy mạnh hoạt động CVKHCN tại Từ những tồn tại và kết quả đạt được trong quá trình đẩy mạnh hoạt động CVKHCN tại Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc, ngân hàng có thể căn cứ vào một số giải pháp như: xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp, hiện đại hóa cơ sở vật chất công nghệ, tăng cường công tác marketing và công tác ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, phát triển nguồn nhân lực để công tác mở rộng CVKHCN đạt được hiệu quả cao. Đồng thời, qua thời gian thực tập, cá nhân em cũng có một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, hội sở. Từ những tồn tại và kết quả đạt được trong quá trình đẩy mạnh hoạt động CVKHCN tại Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc, ngân hàng có thể căn cứ vào một số giải pháp để công tác mở rộng CVKHCN đạt được hiệu quả cao. Đồng thời cá nhân em cũng có một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, hội sở Agribank để đóng góp phần nào cho sự phát triển của Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc.

105

KẾT LUẬN

CVKHCN là một dịch vụ không mới trên thế giới, nhưng tại Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây. Mặc dù có nhiều rủi ro và đòi hỏi những kĩ thuật quản lý cao nhưng đây là dich vụ có nhiều hứa hẹn phát triển ở thị trường Việt Nam. Dịch vụ này không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp cải thiện đời sống cho những đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong quá khứ và chiến lược phát triển của mình, Agribank đang dần dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp cho việc đa dạng hóa sản phẩm CVKHCN là cần thiết và có ý nghĩa không chỉ riêng đối với Agribank mà còn giúp thực hiện tốt các chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, giúp các cá nhân, hộ gia đình có cơ hội tiếp cận các sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đẩy mạnh hoạt động CVKHCN tại Agribank, em đã hoàn thành đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc”. Do đây là một đề tài khá mới và bản thân em còn gặp nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực hiện nên luận văn thạc sĩ của em không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này.

Em xin chân thành cám ơn các thầy cô, và các anh chị tại phòng dịch vụ khách hàng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong việc tìm hiểu, các vấn đề có tính lý luận cũng như thực tiễn để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

106

trường Học viện Ngân hàng đã truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về ngành Ngân hàng. Em xin cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại,

Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê 2015

2. NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Giáo trình tín dụng ngân hàng, Học

viện ngân hàng, NXB Lao động – xã hội 2014

3. Học viện Ngân hàng, Bộ môn Tiền tệ- Ngân hàng Khoa ngân hàng,

Nghiệp vụ ngân hàng trung ương

4. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh

doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2020

5. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, Đại học Kinh doanh và Công

nghệ Hà Nội năm 2020

6. TS Phạm Thanh Bình- GVC. Trương Minh Du, Giáo trình Phân tích

hoạt động kinh doanh NHTM, NXB Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội năm 2020

7. Báo cáo thường niên của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc năm

2017, 2018, 2019, 2020

8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh

Vĩnh Phúc năm 2017, 2018, 2019, 2020

9. Agribank Vĩnh Phúc (2020), Báo cáo tổng kết năm 2020

10. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

11. Đào Ngọc Chung (2015), Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ

phần đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Bắc Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân.

108

12. Đặng Ngọc Đức (2011), Tăng cường khả năng phát triển bền vững của

các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

13. Đặng Thu Trang (2013), Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tại

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vận Hậu, Đại học Thương mại.

14. Hoàng Dương (2009), Giải pháp nâng cáo hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

tại Agribank Nghệ An, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Hà Nội.

15. Huỳnh Thế Du (2004), Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình

Trung Quốc và một số nền kinh tế khác, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP Hồ Chí Minh.

16. Khúc Quang Huy (2007), Basel II - Sự thống nhất quốc tế về đo lường

và các tiêu chuẩn vốn, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

17. Lê Thị Huyền Diệu (2010), Luận cứ khoa học về xác định mô hình

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)