7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Từ phía khách hàng cá nhân
70
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thu nhập của doanh nghiệp (DN) và người dân bị giảm sút, khiến họ không có tiền gửi ngân hàng, thậm chí là phải rút tiền gửi, vay tiền, nguồn thu giảm sút, không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng, nợ xấu phát sinh, gây khó khăn cho việc triển khai cho vay vốn đối với khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra:
Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định.
Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng: Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay KHCN, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định cũng không quá khắt khe
2.3.3. Từ môi trƣờng kinh doanh
Để thực hiện tốt sứ mệnh chủ lực trong hỗ trợ phát triển “tam nông”, Agribank Vĩnh Phúc triển khai mạnh mẽ các chương trình cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả Nghị định 116/2018/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn… giúp các doanh nghiệp, hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Qua đó, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, tạo đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới...Tính
71
đến 31/12/2019, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 6.980 tỷ đồng, chiếm trên 83% trong tổng dư nợ cho vay.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, thời gian tới, Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động phối hợp với sở, ngành, địa phương trong việc điều tra, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng đúng định hướng và các quy định của pháp luật. Đồng thời, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, cắt giảm thủ tục, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình cạnh tranh, hội nhập, cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁC NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
2.4.1 Kết quả đạt đƣợc
Quy mô CVKHCN: Cơ cấu dư nợ cho vay tại CN đang thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng các khoản CVKHCN và giảm tỷ trọng các khoản cho vay KHDN. Đây cũng là xu thế chung của các NHTM trong thời kì hội nhập. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ tại CN đã giúp ngân hàng thích nghi với cơ chế thị trường.
Về chất lượng nợ: Chất lượng dư nợ CVKHCN được đánh giá là tốt, nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng giảm. Năm 2019 và năm 2020, không phát sinh thêm khoản nợ xấu nào.
Về thu nhập từ CVKHCN: Tuy có một chút biến động do khủng hoảng kinh tế, nhưng nhìn chung thu nhập từ khoản CVKHCN đang có xu hướng tăng qua các năm.
72
Mặc dù kết quả đạt được còn khiêm tốn, nhưng đây là cả một sự nỗ lực cố gắng không ngừng của cá Chi nhánh. Đây là động lực để Chi nhánh tiếp tục cố gắng hơn nữa để hoàn thành kế hoạch đề ra
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế
Chính sách cho vay khách hàng cá nhân chưa được quan tâm, chú trọng, còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Dư nợ CVKHCN của Chi nhánh đang có chiều hướng thu hẹp, năm sau thấp hơn năm trước, công tác phân tích và thẩm định khách hàng chưa mang lại hiệu quả và an toàn
Tính cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường cho vay khách hàng cá nhân còn chưa cao về các mặt: chất lượng các phương thức cho vay; các phương thức cho vay mới. Việc xử lý phát mại còn gặp nhiều khó khăn và giá trị thu hồi thấp. Các tài sản đảm bảo tại chi nhánh như máy móc thiết bị thường mang tính chuyên dụng không phù hợp nhu cầu của người mua. Thêm vào đó thủ tục phát mại tài sản đảm bảo quá phức tạp, quá nhiều tấng nấc nên tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí nên khi bán được tài sản thì hầu như chi nhánh không thu được đầy đủ gốc và lãi món vay.
Chưa nâng cấp cơ sở vật chất và chưa mở rộng mạng lưới hoạt động để tạo thuận lợi cho khách hàng cá nhân vay vốn
Chiến lược Marketing của ngân hàng chưa đem lại hiệu quả cao: Mặc dù ngân hàng đã quan tâm, chú trọng công tác Marketing các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các chương trình khuyến mại, dự thưởng, giảm lãi suất… không ngừng được đưa ra. Tuy nhiên thông tin về Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và các sản phẩm đến với người dân còn ít.
Chưa trú trọng và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh còn thấp: Chưa cung
73
cấp những lợi ích đi kèm sản phẩm chính.Lợi ích của khách hàng được hưởng thêm chỉ dừng lại ở mức mở tài khoản miễn phí, trong khi đó trên thị trường nhiều ngân hàng đã rất chú trọng đến các lợi ích có thêm cho khách hàng, đem lại sự tin tưởng và thích thú cho khách hàng.
2.4.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực
sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm cho vay KHCN nói riêng đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý tỏ ra bất cập, gây khó khăn cho Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc trong việc triển khai các sản phẩm mới. Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới hoàn thiện. Sự thay đổi nhanh, nhiều và khó đoán trước của các điều chính đã khiến cho hoạt động của các NHTM bị chi phối và ảnh hưởng mạnh.
+ Môi trường kinh tế: mặc dù nền kinh tế nước ta đang dần phục hồi nhưng những yếu tố: lạm phát, lãi suất, tỷ giá, sự biến động của thị trường chứng khoán… vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động ngân hàng.
+ Văn hóa-xã hội: do điều kiện lịch sử, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam ta là tiết kiệm, không có thói quen tiêu dùng trước khi tích lũy. Ngoài ra, dân số nước ta phân bố không đều và có sự chênh lệch nhiều về mức sống, thu nhập và chi tiêu giữa các vùng, giữa các thành phần xã hội, làm sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá lớn. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng.
74
+ Cơ sở hạ tầng, công nghệ: Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cơ sở hạn tầng yếu kém, công nghệ kĩ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao. Từ đó đã kìm hãm và ảnh hưởng tới việc phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng công nghệ cao, hiện đại.
+ Sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác: nhận thấy tiềm năng to lớn của khối
KHCN, các NHTM Nhà nước, cổ phẩn, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài đều hướng vào mục tiêu đó. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
Sự cạnh tranh từ các ngân hàng ngoại: càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý như HSBC, ANZ… Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng với các ngân hàng nội.
Cạnh tranh với các ngân hàng trong nước: với xu thế cổ phần hóa hiện nay, hàng loạt các NHTM cổ phẩn ra đời và hoạt động rất năng động, luôn kịp thời đưa ra những sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Các ngân hàng như: ACB, VPbank, Sacombank…,đều đưa ra những danh mục sản phẩm rất đa dạng.
b) Những nguyên nhân chủ quan
- Quản trị điều hành: Thực tế vai trò của HĐTV và ban điều hành chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, HĐTV rơi vào trường hợp hoặc không tập trung được thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro, hoặc lại tham quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý dẫn đến lung túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn.
- Cơ chế ưu đãi cho vay chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng TMCP
khác. Trong khi VPbank ưu đãi lãi suất 5% trong 6 tháng đầu và MBbank ưu đãi 6% trong 1 năm đầu thì Agribank chưa có sự ưu đãi lãi suất.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng: quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chưa phù hợp và đôi khi cán bộ làm việc theo suy đoán dẫn đến quy trình tín dụng không được
75
thực hiện một cách nghiêm ngặt. Và việc phân tách trách nhiệm các bộ phận làm kéo dài thời gian phê duyệt và giải ngân.
- Hoạt động kiểm soát nội bộ: công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chỗ đối với cán bộ thừa hành và cán bộ xử lý điều hành nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, sâu sát, dẫn đến chi phí công tác quản lý thu hồi hơi tốn kém, mất nhiều thời gian. Do việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân chưa sát sao, kịp thời, do đó, không có các biện pháp kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ làm cho việc thu nợ gặp nhiều trở ngại.
- Chính sách cho vay còn hạn chế về việc nhận TSBĐ: Hạn chế nhận TSBĐ nằm ngoài các khu vực thành phố lớn
- Đội ngũ nhân sự: khá trẻ nên kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ chưa cao, chưa nhanh nhạy. Nhìn chung đội ngũ nhân viên trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng thiếu kinh nghiệm, lại chủ yếu được đào tạo từ các trường với chuyên ngành tài chính-ngân hàng, không có nhiều kiến thức về các mảng khác như: kĩ thuật, xây dựng…do đó việc thẩm định dự án của nhân viên còn nhiều hạn chế, đánh giá mang tính chất chủ quan.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng hoạt động CVKHCN thì ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn mà các nguyên nhân trên tạo ra
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 của luận văn giới thiệu được khái quát về Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong đó, CVKHCN là hoạt động càng ngày càng được chú trọng ở Chi nhánh do tỷ trọng dư nợ và thu nhập của hoạt động này chiếm càng ngày càng lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó, Chi nhánh còn hạn trong việc đẩy mạnh cho vay, khiến cho chất lượng hoạt động này có phần giảm sút trong thời gian qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao
76
gồm các nguyên nhân khách quan (môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở kĩ thuật, công nghệ hạ tầng) và nguyên nhân chủ quan (trình độ nhân viên ngân hàng, quan điểm, chính sách và khả năng của ngân hàng). Qua đó, phản ánh rõ nét thực trạng của Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc.
77
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRONG THỜI GIAN TỚI NHÂN TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1 Định hƣớng kinh doanh
Trên cơ sở định hướng hoạt động kinh doanh chung của Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đề ra chiến lược năm 2021: Bên cạnh giữ được khách hàng hiện nay, Chi nhán sẽ tiếp tục phát triển khách hàng mới bằng thương hiệu và phong cách phục vụ hiện đại. Chú trọng khối khách hàng vừa và nhỏ và phát triển sản phẩm "bán lẻ", đây là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Tập trung cung ứng trọn gói các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, từ đó nâng thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu thu nhập Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc tiến tới một ngân hàng chuẩn mực và hiện đại.
Phương hướng cụ thể:
-Đẩy mạnh công tác huy động vốn: nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động. Sử dụng chính sách lãi suất, chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Xây dựng nền tảng khách hàng gửi tiền ổn định vững mạnh, củng cố và đẩy mạnh quan hệ với các khách hàng truyền thống, chú trọng mở rộng mạng lưới khách hàng. Từng bước cải thiện và tạo lập một cơ cấu nguồn vốn cân đối, ổn định.
-Đẩy mạnh công tác cho vay: tập trung giảm nợ xấu, nợ cần chú ý, không để phát sinh nợ xấu của khoản vay mới. Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm. Đẩy mạnh cho vay các khách hàng mới trong đó chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng và nâng cao chất lượng các công tác thẩm định tín dụng, đảm bảo cho vay có hiệu quả, an
78
toàn. Thường xuyên nắm bắt diễn biến thị trường, các ngành hàng, sản phẩm, khả năng tiêu thụ để đầu tư vốn có hiệu quả. Chú trọng cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm mới và sản phẩm truyền thống.
-Tăng cường số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có, tăng thêm các tiện ích cho các sản phẩm truyền thống. Triển khai thêm các sản phẩm mới như hoạt động chuyển tiền nhanh VND … Đẩy mạnh công tác phát hành thẻ tại tất cả các điểm giao dịch.
-Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các hoạt động cho vay, tài chính kế toán. Tăng cường công tác kiểm tra chéo, quản lý rủi ro tác nghiệp… Thực hiện nghiêm túc công tác chấn chỉnh sau thanh tra, để khắc phục những tồn tại thiếu sót nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
-Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, phẩm chất, đảm nhận được yêu cầu phát triền hoạt động kinh doanh trong giai đoạn cạnh tranh hội nhập. Công tác đánh giá cán bộ cần chú trọng tính sáng tạo, năng lực phát triển và giải quyết vấn đề.
-Tập trung thêm vào công tác tuyển dụng lao động mới để bổ sung thêm cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
-Thực hiện cải cách hành chính, cách thức giao dịch, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển thương hiệu của chi nhánh.
Thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, thanh toán, quản lý tài chính và xử lý chương