7. Kết cấu của đề tài
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế
Chính sách cho vay khách hàng cá nhân chưa được quan tâm, chú trọng, còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Dư nợ CVKHCN của Chi nhánh đang có chiều hướng thu hẹp, năm sau thấp hơn năm trước, công tác phân tích và thẩm định khách hàng chưa mang lại hiệu quả và an toàn
Tính cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường cho vay khách hàng cá nhân còn chưa cao về các mặt: chất lượng các phương thức cho vay; các phương thức cho vay mới. Việc xử lý phát mại còn gặp nhiều khó khăn và giá trị thu hồi thấp. Các tài sản đảm bảo tại chi nhánh như máy móc thiết bị thường mang tính chuyên dụng không phù hợp nhu cầu của người mua. Thêm vào đó thủ tục phát mại tài sản đảm bảo quá phức tạp, quá nhiều tấng nấc nên tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí nên khi bán được tài sản thì hầu như chi nhánh không thu được đầy đủ gốc và lãi món vay.
Chưa nâng cấp cơ sở vật chất và chưa mở rộng mạng lưới hoạt động để tạo thuận lợi cho khách hàng cá nhân vay vốn
Chiến lược Marketing của ngân hàng chưa đem lại hiệu quả cao: Mặc dù ngân hàng đã quan tâm, chú trọng công tác Marketing các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các chương trình khuyến mại, dự thưởng, giảm lãi suất… không ngừng được đưa ra. Tuy nhiên thông tin về Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và các sản phẩm đến với người dân còn ít.
Chưa trú trọng và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh còn thấp: Chưa cung
73
cấp những lợi ích đi kèm sản phẩm chính.Lợi ích của khách hàng được hưởng thêm chỉ dừng lại ở mức mở tài khoản miễn phí, trong khi đó trên thị trường nhiều ngân hàng đã rất chú trọng đến các lợi ích có thêm cho khách hàng, đem lại sự tin tưởng và thích thú cho khách hàng.
2.4.2.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực
sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm cho vay KHCN nói riêng đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý tỏ ra bất cập, gây khó khăn cho Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc trong việc triển khai các sản phẩm mới. Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới hoàn thiện. Sự thay đổi nhanh, nhiều và khó đoán trước của các điều chính đã khiến cho hoạt động của các NHTM bị chi phối và ảnh hưởng mạnh.
+ Môi trường kinh tế: mặc dù nền kinh tế nước ta đang dần phục hồi nhưng những yếu tố: lạm phát, lãi suất, tỷ giá, sự biến động của thị trường chứng khoán… vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động ngân hàng.
+ Văn hóa-xã hội: do điều kiện lịch sử, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam ta là tiết kiệm, không có thói quen tiêu dùng trước khi tích lũy. Ngoài ra, dân số nước ta phân bố không đều và có sự chênh lệch nhiều về mức sống, thu nhập và chi tiêu giữa các vùng, giữa các thành phần xã hội, làm sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá lớn. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng.
74
+ Cơ sở hạ tầng, công nghệ: Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cơ sở hạn tầng yếu kém, công nghệ kĩ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao. Từ đó đã kìm hãm và ảnh hưởng tới việc phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng công nghệ cao, hiện đại.
+ Sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác: nhận thấy tiềm năng to lớn của khối
KHCN, các NHTM Nhà nước, cổ phẩn, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài đều hướng vào mục tiêu đó. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
Sự cạnh tranh từ các ngân hàng ngoại: càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý như HSBC, ANZ… Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng với các ngân hàng nội.
Cạnh tranh với các ngân hàng trong nước: với xu thế cổ phần hóa hiện nay, hàng loạt các NHTM cổ phẩn ra đời và hoạt động rất năng động, luôn kịp thời đưa ra những sản phẩm đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Các ngân hàng như: ACB, VPbank, Sacombank…,đều đưa ra những danh mục sản phẩm rất đa dạng.
b) Những nguyên nhân chủ quan
- Quản trị điều hành: Thực tế vai trò của HĐTV và ban điều hành chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, HĐTV rơi vào trường hợp hoặc không tập trung được thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro, hoặc lại tham quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý dẫn đến lung túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn.
- Cơ chế ưu đãi cho vay chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng TMCP
khác. Trong khi VPbank ưu đãi lãi suất 5% trong 6 tháng đầu và MBbank ưu đãi 6% trong 1 năm đầu thì Agribank chưa có sự ưu đãi lãi suất.
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng: quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chưa phù hợp và đôi khi cán bộ làm việc theo suy đoán dẫn đến quy trình tín dụng không được
75
thực hiện một cách nghiêm ngặt. Và việc phân tách trách nhiệm các bộ phận làm kéo dài thời gian phê duyệt và giải ngân.
- Hoạt động kiểm soát nội bộ: công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chỗ đối với cán bộ thừa hành và cán bộ xử lý điều hành nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, sâu sát, dẫn đến chi phí công tác quản lý thu hồi hơi tốn kém, mất nhiều thời gian. Do việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân chưa sát sao, kịp thời, do đó, không có các biện pháp kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ làm cho việc thu nợ gặp nhiều trở ngại.
- Chính sách cho vay còn hạn chế về việc nhận TSBĐ: Hạn chế nhận TSBĐ nằm ngoài các khu vực thành phố lớn
- Đội ngũ nhân sự: khá trẻ nên kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ chưa cao, chưa nhanh nhạy. Nhìn chung đội ngũ nhân viên trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng thiếu kinh nghiệm, lại chủ yếu được đào tạo từ các trường với chuyên ngành tài chính-ngân hàng, không có nhiều kiến thức về các mảng khác như: kĩ thuật, xây dựng…do đó việc thẩm định dự án của nhân viên còn nhiều hạn chế, đánh giá mang tính chất chủ quan.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng hoạt động CVKHCN thì ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn mà các nguyên nhân trên tạo ra
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 của luận văn giới thiệu được khái quát về Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trong đó, CVKHCN là hoạt động càng ngày càng được chú trọng ở Chi nhánh do tỷ trọng dư nợ và thu nhập của hoạt động này chiếm càng ngày càng lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó, Chi nhánh còn hạn trong việc đẩy mạnh cho vay, khiến cho chất lượng hoạt động này có phần giảm sút trong thời gian qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao
76
gồm các nguyên nhân khách quan (môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, cơ sở kĩ thuật, công nghệ hạ tầng) và nguyên nhân chủ quan (trình độ nhân viên ngân hàng, quan điểm, chính sách và khả năng của ngân hàng). Qua đó, phản ánh rõ nét thực trạng của Agribank chi nhánh Vĩnh Phúc.
77
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC