Thứ nhất là đặc điểm thị truờng nơi ngân hàng hoạt động. Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cu, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻ o lánh nơi mà nguời nông dân quanh năm chỉ biết tới đồng ruộng.
Thứ hai là môi truờng kinh tế, chính trị. Môi truờng kinh tế, chính trị có ảnh huởng tới hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu nguời cao và môi truờng chính trị ổn định thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rắc rối xảy ra. Nếu môi truờng có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để dành khách hàng thì hoạt động cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
GVHD: ThS. Nguyễn Linh Nhâm
1 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một, tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng những vấn đề liên quan và ảnh hưởng tới hoạt động của nghiệp vụ này. Cụ thể bao gồm: những vấn để cơ bản về cho vay tiêu dùng, những chỉ tiêu, tỷ số quan trọng dùng đánh giá hoạt động cho vay, song hành với đó là các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, mở cửa như hiện nay, không tránh khỏi những khó khăn và thách thức mà các Ngân hàng thương mại phải đối mặt. Do vậy rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ban ngành hữu quan, trong việc giải quyết vấn đề, nhằm mục tiêu đưa cho vay tiêu dùng trở thành nghiệp vụ quan trọng, mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, tạo nền tảng tăng trưởng, phát triển kinh tế. Gắn kết lý luận và thực tiễn. Trong Chương hai, luận văn sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thể thực trạng cho vay tiêu dùng để đánh giá phát huy những điểm mạnh và tìm ra những điểm yếu để có biện pháp khắc phục.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -
PGD THANH ĐA