Vấn đề đạo đức của cán bộ quản lý trong ngân hàng: Mỗi khi nhắc đến rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng ngân hàng, chúng ta thường nghĩ ngay đến rủi ro đạo đức củacán bộ tín dụng mà ít ai nói đến rủi ro đạo đức của người quản lý. Chúng ta biết rằng một
nhà quản lý làm đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình thì phòng ngừa được sự phát sinh của rủi ro trong tín dụng rất cao. Nhưng trên thực tế, vì lợi ích cá nhân hay của một nhóm mà các cán bộ đã cố tình tạo ra khe hở cho rủi ro phát sinh. Chẳng hạn khi nhà quản lý đã có quen biết và có lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện khách hàng vay vốn có thể chưa tốt, chưa đạt, thậm chí không đủ điều kiện và hơn thế nữa đã được cán bộ tín dụng, thẩm định ghi rõ nguyên nhân trong báo cáo thẩm định là không phê duyệt cho vay. Nhưng vì một lý do nào đó nhà quản lý hay nhóm cán bộ quản lý đã bằng cách này hay cách khác hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ tín dụng, thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình.
Rủi ro xuất phát từ phía cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng: Chúng ta cần biết rằng rủi ro trong hoạt động tín dụng là khó có thể tránh khỏi. Dù cán bộ tín dụng, những người liên quan đến công tác thẩm định, cho vay đã rất tận tâm, nhiệt tình nhưng cũng không thể tránh được hoàn toàn rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng. Vì một nguyên nhân khách quan đó chính là không phải khách hàng nào vay vốn ngân hàng cũng kinh doanh có hiệu quả.
Qua kết luận của kiểm tra kiểm toán nội bộ các ngân hàng, thanh tra và đoàn kiểm tra của ngân hàng nhà nước cho thấy nhiều món vay kém chất lượng tồn động tại các ngân hàng hiện tại không có khả năng thu hồi và tương lai có nguy cơ mất trắng đều có nguyên nhân chung là do thẩm định sơ sài các hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm tra kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Điều đó một phần là do năng lực của cán bộ quản lý có liên quan bên cạnh đó một phần không nhỏ gây nên tình trạnh đó chính là bộ phận cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định đã lơ là trong công tác thẩm định tín dụng...
Công tác kiểm soát nội bộ các Ngân hàng còn lỏng lẻo: Kiểm soát nội bộ thông thường sẽ có điểm mạnh hơn so với thanh tra Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay từ khi phát sinh vấn đề, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian gần đây, công việc kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng hầu hết chỉ tồn tại trên hình thức và không được chú trọng dẫn đến phát sinh nhiều rủi ro, đặc biệt trong công tác thẩm định tín dụng.
Thiếu sự giám sát và quản lý sau khi cho vay: Các Ngân hàng thường tập trung quá nhiều công sức vào việc thẩm định trước khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn của mình sau khi cho vay. Trong thời gian qua các Ngân hàng chưa thựchiện tốt công tác theo dõi nợ. Nguyên nhân một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp còn lạc hậu, không cung cấp đầy đủ các thông tin mà Ngân hàng yêu cầu.
Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận: Hiện nay các Ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao hơn mức độ an toàn của các khoản vay hoặc vì yếu tố cạnh tranh. Vì thế ngân hàng đã không cân đối và xem xét cẩn thận giữa hai yếu tố an toàn và hiệu quả nên sẽ làm rủi ro dễ xảy ra và khó có thể kiểm soát đuợc.
Những sai lầm trong nghiệp vụ: Đó chính là truờng hợp cho vay quá mức so với khả năng trả nợ vay của khách hàng. Do không phân tích, thẩm định kỹ khách hàng dẫn đến không đánh giá chính xác thực trạng khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng.
Xác định kỳ hạn trả nợ các khoản vay không đúng với thực tế, vì định hạn nợ rất quan trọng, thời điểm trả nợ phải là thời điểm có thu nhập. Nếu xác định kỳ hạn sai sẽ xảy ra hai truờng hợp:
• Thứ nhất, khách hàng có thu nhập sớm hơn thời điểm trả nợ nên số tiền có đuợc sẽ sử dụng vào mục đích khác, nên khi đáo hạn khách hàng không có tiền trả nợ cho Ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn hoặc nợ xấu.
• Thứ hai, khách hàng có thu nhập sau thời điểm trả nợ, thì trong truờng hợp này tất nhiên khách hàng không có tiền trả nợ cho Ngân hàng và khi đến hạn dẫn đến phải gia hạn hoặc chuyển nợ quá hạn, gây phiền hà và rắc rối cho Ngân hàng.
- Rủi ro xuất phát từ khách hàng vay vốn
Rủi ro đạo đức: Rủi ro đạo đức trong kinh doanh của các ngân hàng không phải chỉ do cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng của ngân hàng mà còn do một số đối tuợng là những nguời vay vốn. Đã có không ít khách hàng để đạt đuợc mục tiêu vay vốn của mình đã giả tạo hồ sơ hợp đồng mua bán nhằm vay vốn ngân hàng. Điều đó đòi hỏi ngân hàng thuơng mại nói chung, cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng phải làm tốt và thật chính xác việc phân loại đối tuợng vay vốn từ đó có các biện pháp kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ và huớng dẫn nhằm phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu nhất.
Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn Ngân hàng đều có các phuơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Có hai
Truờng hợp thứ nhất, khách hàng là doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Đây là truờng hợp tồi tệ nhất trong các nguyên nhânchủ quan dẫn đến rủi ro trong công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng. Họ tìm cách
làm giả mạo giấy tờ, chữ ký, con dấu, hoặc điều chỉnh các báo cáo tài chính, hay làm các hóa đơn, chứng từ mua bán khống.. .để vay được vốn của Ngân hàng và sau đó họ sử dụng tiền vay không đúng mục đích, không trả nợ. Trường hợp này không nhiều lắm, tuy nhiên, khi việc này phát sinh lại ảnh hưởng hết sức nặng nề, Ngân hàng khó lòng thu hồi được nợ, có nguy cơ bị mất vốn hoàn toàn hoặc chỉ thu hồi được một phần, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cán bộ tín dụng, toàn thể ngân hàng và các doanh nghiệp khác.
Trường hợp thứ hai, khách hàng có ý muốn trả nợ nhưng đang gặp khó khăn về tài chính tạm thời do những yếu tố khách quan ngoài ý muốn của khách hàng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu vẫn là do khả năng quản lý kinh doanh kém hiệu quả. Quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp tưởng tượng quá lớn so với khả năng quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của phương án sản xuất kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
Thêm vào đó, do không nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thị trường cung cấp nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu lên xuống thất thường, thay đổi có chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Máy móc thiết bị, kỹ thuật lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển hiện nay nên doanh nghiệp đã sản xuất ra những sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, không đạt tiêu chuẩn thị trường dẫn đến sản phẩm không bán được. Khi thị trường tiêu thụ giảm thì doanh nghiệp phải giảm sản lượng, nếu không sẽ làm gia tăng hàng tồn kho. Sản lượng giảm, chi phí không giảm, giá thành nguyên vật liệu tăng, đến một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ nặng nề.
Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Các doanh nghiệp thường có thói quen làm đẹp sổ sách của mình bằng những con số không thật. Do đó sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng hầu như chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ Ngân hàng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo như là một chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.