- Môi trường kinh tế không ổn định
Sự biến động liên tục và khó dự đoán được của nền kinh tế Thế giới: Việc gia nhập vào tổ chức WTO đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Nhưng không ít
nhà lãnh đạo ngân hàng không nắm bắt và tìm hiểu thông tin liên quan đến các khoản vay một cách chính xác, thiếu thận trọng trong công tác phân tích diễn biến thị truờng, gây không ít khó khăn trong việc cho các doanh nghiệp vay vốn.
Những năm gần đây nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, nuôi trồng, gia công.. .rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thuơng khi thị truờng thế giới biến động xấu.
Nền kinh tế suy thoái đã làm xuất hiện những doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh và thậm chí là phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của ngân hàng không trả đuợc hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro trong công tác tín dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra thì khách hàng gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn khách hàng đi vay thì tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh huởng đến hoạt động ngân hàng.
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi và không chặt chẽ
Sự quản lý kém hiệu quả của cơ quan pháp luật địa phương: Trong những năm gần đây, cơ quan Nhà nuớc đã ra nhiều văn bản luật liên quan đến cấp tín dụng trong Ngân hàng. Mặc dù luật và các văn bản pháp luật đã có nhung việc triển khai vào hoạt động của Ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và gặp nhiều vuớng mắc, khó khăn, bất cập nhu một số vấn đề cuỡng chế và thu hồi nợ trong truờng hợp khách hàng không trả đuợc nợ, Ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Nhung trên thực tế, Ngân hàng không làm đuợc điều này vì Ngân hàng không phải là một tổ chức kinh tế, không có chức năng chế buộc khách hàng.cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng không thể giải quyết đuợc nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng. Bởi vì môi truờng pháp lý không chặt chẽ đã tạo cho khách hàng có cơ hội lợi dụng sơ hở của pháp luật, gây khó khăn cho Ngân hàng khi giải quyết các khoản nợ.
Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nuớc và đảm bảo an toàn hệ thống chua có sự cải tiến về chất luợng. Năng lực cán bộ thanh tra giám sát chua đáp ứng đuợc yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới thanh tra Ngân hàng vẫn chua theo kịp. Thanh tra Ngân hàng còn thụ động, ít có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và xử lý vi phạm.
Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Cho dù cấp tín dụng duới bất kỳ hình thức
nào, Ngân hàng cũng phải nắm đuợc một luợng thông tin cần thiết nhất định từ phía khách
hàng, vì nếu trong trường hợp thiếu thông tin sẽ khó xác định năng lực hiện có của khách hàng, và nếu thông tin không chính xác có thể đưa ra kết quả phân tích sai lệch. Kết quả phân tích là cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng, nếu kết quả đưa ra sai lệch sẽ dẫn đến quyết định tín dụng sai lệch, dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng xảy ra cho Ngân hàng càng lớn.
- Môi trường tự nhiên
Sự biến đổi của môi trường tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt, động đất...cũng sẽ ả nh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của dân cư trong nước và các đơn vị kinh tế vì nền kinh
tế của Việt Nam vẫn còn lệ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp...Chính vì thế
nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi gặp điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dẫn
đến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, từ đó không hoàn trả được các khoản nợ vay c ho
Ngân hàng, gây cho Ngân hàng không ít những khó khăn.