Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của
2.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tíndụng tại ngânhàng Sacombank chi nhánh Đồng Tháp.
Đồng Tháp.
2.2.2.I. Phân tích tình hình huy động vốn.
Với vai trò là một trung gian tài chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với sự tồn tại xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho nhà đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền của xã hội và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.
Đối với ngân hàng Sacombank chi nhánh Đồng Tháp thì vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tíndụng để cho vay đối vớ i nền kinh tế. Nhờ vậy mà trong thời gian qua, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã đạt được kết quả sau:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank CNĐồng Tháp
(Nguồn: Phòng hành chánh - kế toán Sacombank CN Đồng Tháp)
ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%) 1 Tiền gửi bằng VND 149,858 188,461 205,352 38,603 25.76 16,891 8.96 2 Tiền gửi bằng USD 16,968 19,698 25,456 2,730 16.09 5,758 29.23 3 Tiền gửi bằng vàng 8,543 15,642 34,245 7,099 83.10 18,603 118.93 Tổng cộng 175,369 223,801 265,053 48,432 27.62 41,252 18.43
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn tại Sacombank CN Đồng Tháp Triệu đồng 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 ■ Vốn huy động 2012 2013 2014 Năm 41
Qua số liệu ta thấy số dư huy động vốn tăng trưởng hàng năm, cụ thể như sau:
Năm 2013, vốn huy động đạt 223,801 triệu đồng, tăng 48,432 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tốc độ tăng 27.62%. Trong năm 2013, Chi nhánh đã không ngừng quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của NH TMCP SGTT VN, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch; xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính và cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích hơn nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng, lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, vốn huy động tại Chi nhánh ngày càng tăng. Mặt khác, nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2013 tình hình kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tương đối ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập tăng, cộng với chính sách điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với từng thời điểm của Sacombank chi nhánh Đồng Tháp nên nguồn tiền gửi tăng mạnh trong thời gian này.
Đến năm 2014, vốn huy động đạt 265,053 triệu đồng, tăng 41,252 triệu đồng so với năm 2013, với tốc độ tăng là 18.43%. Tuy năm 2014 là giai đoạn khó khăn chung của toàn hệ thống ngân hàng nhưng có thể thấy tình hình vốn huy động tại Chi nhánh vẫn gia tăng là do lạm phát tăng cao cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng Nhà Nước làm cho các ngân hàng thiếu vốn và khả năng thanh khoản. Buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy dộng để tìm nguồn vốn đầu tư vào nhằm tăng khả năng thanh khoản.
Tùy vào mục đích gửi tiền mà khách hàng sẽ lựa chọn hình thức gửi tiền bằng VND, gửi bằng USD hay gửi bằng vàng.
> Tiền gửi bằng VND:
Đối với loại tiền gửi này, khách hàng của Chi nhánh thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Khách hàng gửi tiền vào Chi nhánh nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hoặc khách hàng có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi nên gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi.
Trong thời gian qua, Chi nhánh đã đạt được số dư huy động như sau: Năm 2012 đạt 149,858 triệu đồng; qua năm 2013 đạt 188,461 triệu đồng, tăng 38,603 triệu đồng, tốc độ tăng 25.76% so với năm 2012. Sang năm 2014, số dư tiền gửi VND là 205,352 triệu đồng, tăng 16,891 triệu đồng, tốc độ tăng 8.96% so với cùng kỳ năm 2013. Tổng số dư huy động tiền gửi bằng VND tăng dần qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế và cá nhân được các cơ quan Nhà Nước trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháptạo điều kiện phát triển thuận lợi, các giao dịch mua bán diễn ra sôi động hơn nên loại tiền gửi này cũng gia tăng.
> Tiền gửi bằng USD:
Nguồn tiền gửi bằng USD tại Chi nhánh cũng gia tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 16,968 triệu đồng; năm 2013 là 19,698 triệu đồng, tăng 2,730 triệu đồng, tốc độ tăng 16.09% so với năm 2012. Đến năm 2014, con số này là 25.456 triệu đồng, tăng 5,758 triệu đồng, tốc độ tăng 29.23% so với năm 2013. Sở dĩ năm 2014 lương tiền gửi USD tăng cao là do một phần lượng kiều hối của người nước ngoài gửi về trong nước để đáp ứng các nhu cầu khác nhau ngày một tăng cao. Hơn nữa, năm 2014 lương vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam là khá cao (FDI đạt trên 20 tỷ USD). Điều này đã góp phần gia tăng lương vốn tại Chi nhánh.
> Tiền gửi bằng vàng
Có thể thấy thêm nguồn tiền gửi bằng vàng tại Chi nhánh cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2013, con số này là 15,642 triệu đồng, tăng 7,099 triệu đồng, tốc độ tăng 83.10% so với năm 2012. Đến năm 2014, con số này tăng mạnh từ 15,642 triệu đồng lên 34,245 triệu đồng, với tốc độ tăng 118.93% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2014 thị trường vàng thế giới và Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp nên tâm lý nhà đầu tư lo ngại, tạm thời gửi vào tài khoản, không thích đầu tư nhiều trên sàn vàng.
Có thể nói, trong 3 năm qua công tác huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hằng năm. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua Chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho Chi nhánh trong việc đầu tư cho vay vốn. Chính sự tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh, phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế khu vực.
2.2.2.2. Phân tích tình hình cho vay.
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngânhàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay mang nhiều rủi ro, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới ngăn ngừa và giảm thiểu được rủi ro.
> Phân loại theo đối tượng khách hàng.
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đồng Tháp cấp tính dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các đối tượng khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp chế biến thực phẩm, xây dựng, dịch vụ, kinh doanh...
Mặc dù chi nhánh mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì thành phần kinh tế quốc doanh là những khách hàng truyền thống hoạt động kinh tế có hiệu quả, có địa bàn và quy mô hoạt động lớn. Còn những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhưng quy mô hoạt động vừa và nhỏ nên lượng vốn cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số của chi nhánh.
Trong quá trình hoạt động khá dài của mình, ngân hàng Sacombank chi nhánh Đồng
Tháp luôn nổ lực nâng cao hiệu quả tín dụng cũng như việc đa dạng hóa đối tượng khách
hàng mở rộng đối tượng hoạt động. Từ năm 2008 trở về trước, chi nhánh chưa chú trọng lắm
trong hoạt động cho vay đối với cá nhân, chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp. Từ
năm 2008 trở đi, Sacombank chi nhánh Đồng Tháp đã đặc biệt chú trọng quan tâm hơn hoạt
động cho vay đối với các khách hàng cá nhân. Và hiện nay, với nhiều nổ lực Sacombank chi
nhánh Chợ Lớn đã đạt được những bước phát triển tốt đối với loại hình cho vay này.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của Sacombank CNĐồng Tháp.
(Nguồn: Phòng hành chánh - kế toán Sacombank CN Đồng Tháp)
ĐVT: Triệu đồng
STT Đối tượng
khách hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
2013/2012 2014/2013 Tương đối Tuyệt đối (%) Tương đối Tuyệt đối (%) 1 Cá nhân 163,064 318,356 587,806 155,292 95.23 269,450 84.64 2 Doanh nghiệp 418,822 421,341 375,592 2,519 0.60 -45,749 -10.86 Doanh nghiệp Quốc doanh 376,258 355,355 293,879 -20,903 -5.56 -61,476 -17.30
Doanh nghiệp ngoài
Quốc Doanh 42,564 65,986 81,713 23,422 55.03 15,727 23.83
Tổng cộng 581,886 739,697 963,398 157,811 27.12 223,701 30.24
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượngkhách hàng tại Sacombank CN Đồng Tháp