Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo thời gian tại Sacombank CN Đồng Tháp
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế.
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.
> Quy định Pháp luật nhằm hạn chế, giải quyết tình trạng nợ xấu đã có nhưng chưa minh bạch, chưa hợp lý: Pháp luật hiện hành đã có những khung pháp lý cơ bản trong việc hạn chế cũng như giải quyết nợ xấu của các ngân hàng thương mại và các TCTD khác như: Quy định về phân loại nợ; Quy định về trích lập dự phòng rủi ro; Quy định về xử lý tài sản đảm bảo nợ; Quy định về quyền khởi kiện, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoàn trả vốn vay; Quy định về hoạt động mua, bán nợ... Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các quy định khi đi vào thực tế trở nên không phù hợp, không phát huy được hiệu quả trong việc giải quyết nợ xấu, cụ thể như sau: Quy định phân loại nợ xấu chưa rõ ràng, khiến cho việc giải quyết nợ xấu khó khăn; Quy định về xử lý nợ thông qua khởi kiện ra toàn án đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo còn phức tạp, gây khó khăn, mất nhiều thời gian của các ngân hàng và các TCTD trong quá trình thu hồi nợ...
> Nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp: Kể từ cuối năm 2010 đến nay, nền kinh tế chiụ tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao. Bên cạnh
đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng, vì thế khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường hạn chế. Do đó,
khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời
tiêu thụ hàng hóa khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp.
> Đối thủ cạnh tranh: Số lượng các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày càng tăng cao, tiêu biểu là sự ra đời của các chi nhánh ngân hàng như: VIB, VP, SHB,Liên Việt, Kiên Long, OCB, NCB... Với lợi thế về vốn, công nghệ, phương thức quản
lý thì
các chi nhánh trên sẽ là áp lực rất lớn đối với Sacombank chi nhánh Đồng Tháp.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.
X Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn: Cùng với sự phát triển cao của nền Kinh tế - Xã hội trên địa bàn tỉnh thì nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh, sản xuất. ngày càng nhiều. Nhưng nguồn vốn huy động của Chi nhánh chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn, thể hiện ở hệ số dư nợ trên vốn huy động trong giai đoạn 2012 - 2014 luôn trên ngưỡng 200%.
> Công tác Marketing, chăm sóc khách hàng chưa phát huy hiệu quả: Trình độ về Marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng và kỹ năng thẩm định của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Công tác marketing của ngân hàng còn chưa thật sự sôi nổi và chưa có nhiều chương trình thu hút được khách hàng, chủ yếu là do nhu cầu nên khách hàng tự tìm đến Chi
nhánh.
> Sản phẩm dành cho khách hàng tín dụng còn chưa đa dạng: Chỉ gói gọn trong những sản phẩm truyền thống cho vay từng lần, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, chưa đưa ra được các sản phẩm mới, chưa đa dạng về hình thức cấp tín dụng, quy trình cho vay còn thiếu sự linh hoạt các dịch vụ trợ giúp tín dụng chưa phát triển.
> Cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế: Thủ tục cho vay ở khu vực này còn quá rườm rà. Bên cạnh đó, Chi nhánh lại quá chú trọng đến tài sản đảm bảo mà chưa quan tâm đến việc mở rộng cho vay tín chấp khi quyết định cho vay trong khi nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có nhiều tải sản đảm bảo nhưng lại có phương án sản xuất rất khả thi, do đó đã làm cho việc cấp tín dụng còn hạn chế.
> Công tác thẩm định tín dụng trước khi cho vay còn nhiều bất cập: Việc thẩm định phương án sản xuất và các yếu tố liên quan chưa được Chi nhánh chú trọng, thực hiện sơ sài,
> Đội ngũ cán bộ tín dụng còn non trẻ: Khả năng tiếp xúc với khách hàng còn kém, kinh nghiệm thực tế về chuyên môn chưa hoàn chỉnh nên vấn đề tư vấn tín dụng cũng như thẩm định tín dụng vẫn chưa đáp ứng được hết mong muốn của khách hàng và yêu cầu của công việc.
> Công tác giám sát tiền vay chưa được thắt chặt: Khách hàng thường sử dụng vốn không đúng mục đích, không tạo ra lợi nhuận dẫn đến tình trạng mất khả năng trả nợ, nhưng
Chi nhánh lại không kiếm soát chặt chẽ, không thu hồi kịp thời số vốn vay nên tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn ngày càng tăng.
> Công tác xử lý nợ quá hạn chưa phát huy tối đa hiệu quả: Việc xử lý nợ quá hạn còn chậm trễ, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ, tăng rủi ro cho Chi nhánh. Vì thế, Chi nhánh nên đưa ra giải pháp xử lý nợ quá hạn nhanh chóng, giảm thiếu rủi ro.
> Công tác tham gia bảo hiểm tín dụng vẫn chưa được quan tâm đúng mức: Bảo hiếm tín dụng là công cụ hiệu quả hạn chế tổn thất cho NHTM khi xảy ra rủi ro tín dụng, nhưng Chi nhánh chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tham gia bảo hiếm tín dụng này.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK