Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo thời gian tại Sacombank CN Đồng Tháp
3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định trước khi cho vay
> Cơ sở của giải pháp:
Đây là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong quy trình thẩm định tín dụng bởi lẽ qua việc qua việc thẩm định trước khi cho vay, ngân hàng có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, những triển vọng của doanh nghiệp. Từ đó để đưa ra quyết định tài trợ hoặc tiếp tục tài trợ cho dự án của doanh nghiệp.
> Mục đích của giải pháp:
Nhằm hoàn thiện công tác thẩm định trước khi cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho khách hàng tiềm năng, tránh bỏ sót những dự án hiệu quả.
> Thực hiện giải pháp:
Phân tích doanh nghiệp vay vốn
Phân tích tình hình vốn và tài sản của doanh nghiệp:
- Cần nhận xét và đánh giá tình hình diễn biến qua các năm (ít nhất là 3 năm gần nhất) tương đương hay giảm sút, xu hướng trong năm tới: tình trạng tài sản hiện có, khả năng đáp
ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh về công nghệ, hiệu quả hoạt động sản phẩm, quy mô sản xuất, công suất, tình hình sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, tình hình sử dụng vốn khấu hao để đầu tư, tình hình nộp tHCM, sử dụng lợi nhuận để trích lập các quỹ..
- Cần quan tâm đặc biệt đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, mức tăng trưởng hoặc biểu hiện giảm sút bởi đây chính là khoản bảo hiểm cho ngân hàng trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.
- Phân tích các nguồn tài chính trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp từ đó có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích qua các các chỉ tiêu hệ số tài trợ, chỉ tiêu năng lực đi vay. Trong đó chú ý:
+ Nếu huy động chủ yếu các nguồn vốn chỉ bằng phát hành cổ phần thì doanh nghiệp sẽ bị chia quyền kiểm soát, lợi nhuận tái tích luỹ là hạn chế vì bị ảnh hưởng, bỏ chính sách phân phối, thậm chí còn gây tâm lý thụ động.
+ Nếu huy động chủ yếu từ nguồn vốn vay: cơ cấu vay giữa ngắn hạn và dài hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nguy cơ đe dọa phá sản do mất
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành (ngắn hạn), khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
- Phân tích khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chỉ số mắc nợ hệ số nợ, khả năng thanh toán lãi vay.
- Phân tích tình hình hoạt động sử dụng tài sản của doanh nghiệp, qua các chỉ tiêu: số vòng quay tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định, vòng quay vốn lưu động, hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Qua các chỉ tiêu về hệ số sinh lời doanh thu, hệ số sinh lời của tài sản, hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu.
Một số lưu ý khi phân tích:
- Các báo cáo cần trung thực và được theo dõi liên tục.
- Bên cạnh việc so sánh với các kỳ kinh doanh trước, còn cần phải so sánh với các chỉ số bình quân ngành hoặc với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thẩm định dự án, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh đặc biệt là đối với các dự án đầu tư:
Cơ sở thẩm định:
- Cơ sở pháp lý: những định hướng lớn về kinh tế - xã hội của địa phương, Nhà nước trong cùng thời kỳ.
- Cơ sở thị trường: những đòi hỏi thực tế phát sinh từ thanh toán (địa phương, trong nước, nước ngoài) ngân hàng phải chỉ rõ mục tiêu của dự án có đáp ứng và phù hợp với mục
tiêu phát triển của ngành địa phương và của Nhà nước hay không? Sự cần thiết về việc tồn tại và phát triển của dự án bởi những lợi ích cho chủ đầu tư, cho nền kinh tế - xã hội mà dự án đem lại.
Thẩm định nội dung kỹ thuật
Đây là mảng khó nhất nhưng lại trực tiếp quyết định đến hiệu quả hoạt động sản phẩm, vì vậy cần chú trọng xem xét các nội dung chính.
+ Phải phù hợp với yêu cầu sản xuất của công trình (về địa chất, thuỷ văn, thổ nhưỡng...). Phải gần nơi cung cấp nguyên vật liệu, giao thông thuận tiện.
+ Phải sử dụng để bố trí các hạng mục công trình.
+ Phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương và bảo vệ môi trường, các công trình văn hóa, lịch sử.
- Về quy mô công suất của dự án: chi nhánh cần quan tâm đến công suất thực tế và thường công suất ở những năm đầu đến năm cuối của dự án chỉ bằng 50 - 60% công suất của
những năm ổn định.
- Về công nghệ kỹ thuật của dự án: chi nhánh phải xem xét phương thức chuyển giao và thanh toán trong công nghệ, lý do chọn loại công nghệ này, tính đồng bộ dây chuyền sản xuất,
phương thức trả tiền.
- Về các nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Cần tránh tình trạng thiếu hoặc không có nguyên vật liệu sản xuất thể hiện qua những hợp đồng dài hạn về cung cấp nguyên vật liệu. - Sacombank chi nhánh Đồng Tháp phải nắm bắt kiểm tra tính hợp lý về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án, đây là yếu tố quan trọng liên quan đến việc sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất, kế hoạch cho vay và thu nợ của ngân hàng.
- Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện và vận hành dự án. - Thẩm định về việc xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Thẩm định nội dung tài chính của dự án
Đây là việc nhất thiết phải tiến hành để khẳng định việc tài trợ cho dự án là có hiệu quả hoặc không và đánh giá khả năng trả nợ của dự án.
- Xác định tổng vốn đầu tư của dự án vào TSCĐ, TSLĐ, vốn đầu tư dự phòng: xem xét các khoản mục đầu tư có phù hợp với yêu cầu kỹ thuật sản xuất hay không? Trường hợp các
dự án sử dụng ngoại tệ để đầu tư hoặc mua yếu tố đầu vào thì cần xác định tỷ trọng của nguồn ngoại tệ trong tổng vốn đầu tư để tìm kiếm nguồn khai thác. Cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề đảm bảo vốn lưu động.
các nguồn đó trong tổng số đầu tư và khẳng định sự chắc chắn của các nguồn đó.
- Thẩm định tính đầy đủ của các khoản mục trong chi phí sản xuất, tính hợp lý của các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiêu hao nhiên liệu...
- Xác định chỉ tiêu tài chính và phương pháp tỷ suất chiết khấu nghĩa là có tính đến yếu tố thời gian của đồng tiền: trong đó cần quan tâm tới các chỉ tiêu.
+ Đối với T (thời gian hoàn vốn): sau khi xác định T phải so sánh với thời gian hoàn vốn định mức do các bộ quản lý ban ngành ban hành, theo từng lĩnh vực cụ thể, sao cho Ttính toán < Tđịnh mức.
+ Đối với chỉ tiêu NPV (Giá trị hiện tại ròng) cần chú ý tới việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu phù hợp; nếu dự án mà vốn tự có chiếm ưu thế thì tỷ lệ chiết khấu là lãi suất tiền gửi ngân hàng; nếu dự án mà vốn tự có nhỏ thì tỷ lệ chiết khấu là lãi suất đi vay của dự án, thường là lãi suất kho bạc, lãi suất cho vay của chi nhánh; dự án càng rủi ro thì áp dụng tỷ lệ chiết khấu càng lớn.
+ Đối với chỉ tiêu IRR (tỷ lệ lãi do dự án đem lại) đây là công việc rất phức tạp nhất là trong trường hợp dự án hoạt động từ 3 năm trở nên đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải đánh giá độ chính xác qua các phương pháp nội suy, ngoại suy.
+ Chỉ tiêu B/C (lợi ích trên chi phí)
- Ngoài ra bên cạnh việc quan tâm đến dòng tiền của dự án, CBTD cũng cần phân tích thêm dòng tiền của chủ dự án để đánh giá dự án được toàn diện.
Dòng tiền của dự án = LN trước thuế + Lãi vay NH + Khấu hao cơ bản Dòng tiền của chủ dự án = LN sau thuế + Khấu hao - Trả nợ gốc NH.
- Ngoài ra cần thẩm định tính hiệu quả kinh tế của dự án: Giá trị sản phẩm hàng hoá gia tăng, giải quyết việc làm và thu nhập người lao động, bảo vệ môi trường ...
Một số chú ý khi thẩm định dự án:
- Đối với các dự án đầu tư sản phẩm mới: cần tập trung phân tích khía cạnh thị trường, nghiên cứu cạnh tranh, tính toán hợp lý công suất máy móc thiết bị.
- Đối với dự án đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ: cần chú trọng đánh giá về mặt kỹ thuật, công nghệ.
- Trong nội dung tờ trình thẩm định cần phân tích kỹ năng lực của khách hàng vay vốn.
- Phải đánh giá được nhu cầu hiện tại và tương lai của sản phẩm; phải hiểu được sản phẩm doanh nghiệp định đầu tư đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm. Nếusản phẩm ở giai đoạn bão hoà về cung cầu hoặc đã sắp có những công nghệ mới thay thế
hoặc là những sản phẩm có độ hao mòn vô hình nhanh thì phải rất thận trọng.
- Phân tích về khu vực thị trường của dự án: xem xét các yếu tố về địa điểm địa lý, mức tăng dân số, trình độ dân trí, thu nhập dân cư, thị hiếu tập quán tiêu dùng..
- Phân tích hình thành cạnh tranh của các doanh nghiệp khác có sản phẩm cùng loại, xác định mức độ cạnh tranh, ưu thế của đối thủ cạnh tranh và những giải pháp cạnh tranh mà
chủ đầu tư áp dụng liệu có phù hợp với năng lực, sở trường của họ không?
- Tìm hiểu về kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, thẩm định rõ khả năng này cụ thể là doanh nghiệp đã có truyền thống tiêu thụ sản phẩm với khách hàng nào, thị trường nào? Triển vọng ở thị trường đó ra sao? Các nhà tiêu thụ có đa dạng không? - Xem xét tính hợp lý, hợp pháp của các văn bản về tiêu thụ sản phẩm, các đơn đặt
hàng, các hiệp định thương mại, biên bản đàm phán, lao động bao tiêu hoặc tiêu thụ sản phẩm đã ký kết...
- Dự án đã dự kiến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm như thế nào? (Bán hàng trực tiếp hoặc qua đại lý, công ty thương mại, hay bao tiêu).