Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo thời gian tại Sacombank CN Đồng Tháp
3.2.7. Tăng cường công tác giám sát tiền vay
> Cơ sở của giải pháp:
Giám sát tiền vay là một trong những khâu rất quan trọng trong quy trình tín dụng tại ngân hàng. Khâu giám sát tiền vay nhằn mục đích đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn, đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
Việc giám sát tiền vay hiện nay ở Chi nhánh mới chỉ tập trung chủ yếu ở việc xem xét các BCTC mới nhất, một số giấy tờ hóa đơn liên quan... định kỳ CBTD đến cơ sở để kiểm tra (tối thiểu hai tháng một lần), tuy nhiên việc giám sát như vậy sẽ không phát hiện kịp thời các biến cố xảy ra trong doanh nghiệp, nhất là tính trung thực của các BCTC mà doanh nghiệp đưa ra. Hơn nữa, việc xuống cơ sở kiểm tra mang tính định kỳ, do đó doanh nghiệp có thể che dấu.
> Mục đích của giải pháp:
Giám sát quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng được coi là một biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro đạo đức. Việc giám sát sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được hành vi của người vay vốn, nắm bắt thông tin, theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình khoản vay, tình hình hoạt động của khách hàng, mà hơn hết nó còn có ý nghĩa hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích.
> Thực hiện giải pháp:
Khi tiến hành giám sát tiền vay cần phải được thực hiện lại như:
- Việc xuống cơ sở kiểm tra định kỳ đối với tất cả các khoản vay, đối với những khoản vay lớn, ngân hàng tiến hành kiểm tra theo chu kỳ 30; 60 hay 90 ngày, đồng thời cũng nên kiểm tra bất thường.
- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo đánh giá, xem xét tất cả các đặc tính quan trọng nhất của khoản vay bao gồm: đánh giá quá trình thanh toán, đánh giá
hiệu quả hoạt động và tình trạng tài sản thế chấp, xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp
đồng tín dụng để bảo đảm rằng ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu toàn bộ hay một phần của tài sản thế chấp của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, đánh
giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của người vay và sự thay đổi trong các dự báo,
đánh giá
- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản vay lớn bởi vì việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của ngân hàng. - Tiến hành theo dõi thường xuyên hơn đối với những khoản vay có vấn đề.
- Nếu trong trường hợp tốc độ phát triển của nền kinh tế suy giảm hay các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng phải đối mặt với những vấn đề lớn như sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới hay sự thay đổi của công nghệ tạo ra nhu cầu mới thì ngân hàng nên tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng.